Nguyễn Quang Bích, hiệu Ngư Phong (1832 - 1890), vốn dòng họ Ngô, quê làng Trình Phố, nay thuộc xã An Ninh (Tiền Hải) là người đỗ đầu khoa Kỷ Tỵ (1869) với học vị Đình nguyên, Hoàng Giáp, từng đảm nhiệm nhiều chức tước khác nhau ở trong triều ngoài trấn như Tế tửu Quốc Tử Giám, Tuần phủ Hưng Hóa... Nhưng danh thơm của ông muôn thuở còn truyền bởi ông là nhà yêu nước, nhà thơ, thủ lĩnh Cần Vương chống Pháp số một ở Bắc Kỳ lẫy lừng võ công, văn nghiệp.
Hòa trong không khí những ngày thu Tháng Tám lịch sử, cán bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình nói chung, huyện Đông Hưng nói riêng lại nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng đến Đền thờ Đại tướng ở xã Nguyên Xá dâng nén tâm nhang tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc công lao to lớn của vị Tổng Tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thái Bình là một trong những địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Đảng bộ Thái Bình ra đời sớm, phong trào đấu tranh cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã được luyện tôi, tập dượt qua các cao trào đấu tranh 1930 - 1931, 1936 - 1939. Chính vì vậy mà giặc Pháp thường phải tập trung lực lượng tối đa để càn quét, truy lùng, đàn áp.
Chiều ngày 18/8, đoàn công tác của Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy duyệt công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.
Rằm tháng 7 theo tín ngưỡng dân gian là ngày xá tội vong nhân, theo quan niệm của Phật giáo là ngày lễ Vu Lan. Dù mang ý nghĩa gì thì tựu trung, đó là ngày của nghĩa tình, ngày của lòng biết ơn và là một trong những hoạt động văn hóa lâu đời.