Sáng ngày 17/10, tại tỉnh Hà Nam đã diễn ra Triển lãm Mỹ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng lần thứ 27. Triển lãm thu hút 373 tác phẩm của các họa sĩ đến từ 9 tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Bắc Ninh.
Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 28-10, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), quy tụ 16 đơn vị nghệ thuật, thi 27 vở diễn.
Tối 12/10, Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam tổ chức, đã khai mạc sôi nổi tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
So với các tôn giáo đã hoặc đang lưu hành ở Việt Nam thì đạo Phật có lịch sử vào loại sớm nhất. Vào thế kỷ X nhiều làng xã thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ đã có những ngôi chùa được dựng lên. Vào thuở ấy, các nhà hành đạo thường can dự vào chính sự. Lý Công Uẩn lên ngôi có vai trò đạo diễn của sư Vạn Hạnh và nhà Lý đã lấy đạo Phật làm quốc đạo. Hầu hết các vị quốc tăng triều Lý vừa hành đạo vừa tham gia chính sự. Chính vì hành trạng đạo với đời như thế nên đời sau, việc phụng thờ các vị ở nhiều đền, chùa vẫn theo tâm thức Phật - Thánh đồng tông. Thiền sư - Đức Thánh Tổ là một trong những hiện tượng này.
Đó là câu nói dí dỏm nhưng cũng đầy trăn trở với nghề múa rối nước mà Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đình Bảy mở đầu cho cuộc trò chuyện với chúng tôi ngay tại nhà thủy đình của làng rối nước Nguyên Xá (Đông Hưng). Ông bảo: Có những ao trông thấy rất bẩn nhưng để biểu diễn được rối nước, các nghệ nhân vẫn phải lội xuống nước để điều khiển con rối; nhưng chúng tôi xác định lội đấy là lội với nghề. Nghề rối nước vất vả, khổ nhọc như thế, nên để sống được với nghề là phải rất yêu, rất đam mê!