(vov.vn) Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã diễn ra cách đây 45 năm. Khi đất nước vừa bước ra từ hai cuộc chiến tranh, từng mảnh đất, địa danh còn chưa hết mùi thuốc súng thì toàn dân tộc lại bước vào một cuộc chiến đấu đầy cam go, thách thức. Đối phương một lần nữa thử thách tinh thần chiến đấu và lòng quả cảm kiên cường của toàn dân tộc và cũng một lần nữa tinh thần yêu nước lại được đánh thức, để cả dân tộc dồn sức người, sức của cho cuộc chiến đấu bảo vệ toàn vẹn giang sơn, bờ cõi. Tinh thần đó vẫn đang tiếp tục được nối liền và phát huy cao độ trong giai đoạn hiện nay. Phóng viên có cuộc phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam về nội dung này.
Tối ngày 22/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2024
Hòa chung không khí sôi nổi của đa dạng hoạt động văn hóa diễn ra trong năm 2023, lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng gặt hái nhiều thành công, trong đó phải kể đến mỹ thuật. Không chỉ có tác phẩm được ghi nhận, đánh giá cao ở các cuộc thi, triển lãm tranh trong nước, quốc tế mà họa sĩ Thái Bình đã có nhiều hoạt động tiêu biểu lan tỏa tình yêu nghệ thuật, cho thấy “nghệ thuật vị nhân sinh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Người là hiện thân của khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong Di chúc, lời căn dặn đầu tiên của Người là về Đảng, về sự đoàn kết thống nhất trong Đảng: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Những lời dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam, là một trong những nguyên tắc hàng đầu vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Ca dao, tục ngữ là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể chiếm vị thế khá đặc biệt trong các loại hình di sản văn hóa của dân tộc và mỗi miền quê trong nước. Khi nhắc tới những địa danh của mỗi làng quê trong ca dao, tục ngữ thường tạo được sức truyền cảm mang tính riêng biệt, khơi gợi tình yêu, lòng tự hào về con người và cảnh vật của quê hương. Có thể coi kho tàng ca dao, tục ngữ của Thái Bình là một bảo tàng sống động, góp phần hữu hiệu khi tìm hiểu người Thái Bình - đất Thái Bình.