Những năm qua, xã Phú Lương (Đông Hưng) luôn chú trọng đầu tư cho các hoạt động văn hóa văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT). Với hình thức đa dạng, cách làm sáng tạo đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần đoàn kết cho người dân.
Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1974, chàng trai quê lúa Phan Minh Nham, thôn Huyền Sỹ, xã Minh Quang (Vũ Thư) lên đường tòng quân và anh dũng hy sinh năm 1975 khi vừa tròn 20 tuổi. Suốt hàng chục năm, gia đình ròng rã, bền bỉ đi tìm hài cốt của liệt sĩ Phan Minh Nham, nhiều lúc tưởng chừng vô vọng. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực vào cuộc của nhiều đơn vị và như có những phép màu kỳ diệu, trong tháng bảy, tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ năm nay, liệt sĩ Phan Minh Nham đã thực sự được “trở về” quê hương sau 50 năm ra đi.
Ngày 28/7, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm” gồm 4 mẫu, giới thiệu các hiện vật: Bình gốm Đầu Rằm; bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh; bình gốm Nhơn Thành; thống gốm hoa nâu.
Với mục tiêu góp phần phát triển văn hóa đọc cho trẻ nhỏ, sáng ngày 28/7, chùa Khánh Nguyên phối hợp Đoàn Thanh niên xã An Mỹ (Quỳnh Phụ) tổ chức tọa đàm “Mở cửa tâm trí” và nhiều hoạt động về sách, ra mắt thư viện Tuệ Tâm trong khuôn viên chùa.
Hương ước là lệ làng thành văn của mỗi làng xã, thường có các tên gọi khác nhau như: hương ước, tục lệ, khoán ước, hương lệ, giáp lệ, phường lệ... Các bản hương ước thành văn viết bằng chữ Hán, chữ Nôm từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX của các làng thường gọi là tục lệ để phân biệt với hương ước viết bằng chữ quốc ngữ biên soạn từ năm 1921 đến những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thường gọi là hương ước cải lương vì biên soạn theo chủ trương cải lương hương chính của chính phủ bảo hộ.