Chiến tranh đã lùi xa nhưng với những cựu chiến binh (CCB) chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại thì đó vẫn là những ký ức không thể nào quên. Trở về từ chiến trường khốc liệt, những người lính Trường Sơn năm xưa giờ đây lại tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, cần mẫn, vượt khó, vươn lên trong cuộc sống, khẳng định bản lĩnh trong phát triển kinh tế, xây dựng phong trào, hoạt động của địa phương phát triển.
Năm 2024 đánh dấu mốc son thành phố Thái Bình tròn 20 năm xây dựng và phát triển nhưng đến hôm nay không ít người dân “gốc” thành phố vẫn còn quen gọi với cái tên thân thương “thị xã Thái Bình”. Ký ức ấy, thói quen ấy cũng là những kỷ niệm về một thời khốn khó, để chứng kiến một thành phố trẻ hôm nay đang mạnh mẽ vươn mình.
Nguyễn Hữu Cương sinh năm Ất Mão, niên hiệu Tự Đức thứ 8 (1855). Ông là con cả của Án sát Nguyễn Mậu Kiến, người làng Động Trung, phủ Kiến Xương, nay là xã Vũ Trung (Kiến Xương).
Cách đây 70 năm, một trong những chiến sĩ góp công vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy của dân tộc có anh hùng Tạ Quốc Luật - người con của quê lúa Thái Bình.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu tháng 8, sai tả bộc xạ Khương Cương Giới tuyên phong các công thần theo thứ bậc khác nhau và trị tội những kẻ đầu hàng giặc”. Theo lệ thường, cứ sau cuộc chinh chiến, việc phong thưởng để khích lệ công thần và quân sĩ cũng như việc trừng phạt những kẻ có tội đầu hàng giặc để làm gương răn đe được làm ngay khi dứt tiếng gươm khua, nhưng với kế sách nhà Trần, việc này được đặt lui lại. Theo các sử gia thì không hẳn là sự bình tĩnh nhìn nhận lại cuộc chiến được mất mà còn xuất phát từ lòng “hiếu sinh từ bi” nhân cách nhà Trần của Đại Việt cần tạo lập chứng cứ rõ ràng để việc xét thưởng công bằng, thưởng những người có công, đồng thời cũng trừng trị nghiêm minh với kẻ có tội.