Năm 1970, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ra đời. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, hơn 50 năm qua, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đội ngũ văn nghệ sĩ trong tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, bám sát thực tế sinh động của cuộc sống, dùng ngòi bút và trái tim yêu nước nồng nàn làm vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị, đóng góp quan trọng vào những thành tựu của đất nước, quê hương.
Sáng ngày 4/2, tại Thư viện tỉnh, Hội Nhà báo phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025.
Sáng ngày 6/2, tại xã Tiến Đức (Hưng Hà), đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo lễ hội đền Trần năm 2025 nghe báo cáo công tác chuẩn bị khai mạc lễ hội.
Năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học. Qua 15 năm (1976 - 1990) đã bồi dưỡng được gần 200 “nhà văn, nhà thơ nhí”. Dù đến nay còn theo nghiệp viết hay không, họ vẫn luôn vun đắp niềm đam mê, tình yêu văn chương. Với họ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh luôn là mái nhà chung, nơi đã nhen nhóm, gieo cấy cánh đồng văn chương để làm nên mùa gặt lớn
Đạo Phật du nhập vào nước ta từ sớm, nhanh chóng hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, mang sắc thái Việt. Theo dòng chảy của lịch sử, những ngôi chùa - nơi các nhà sư tu hành và truyền đạo Phật mang nhiều kiểu dáng kiến trúc khác nhau. Trong đó, kiến trúc “nội công ngoại quốc”, tiền Phật hậu Thánh được cho là bắt nguồn từ thời Lý, nhằm tôn vinh những vị sư không chỉ có công giúp triều đình mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Chùa Keo, xã Duy Nhất (Vũ Thư) là một trong những ngôi chùa tiêu biểu cho lối kiến trúc này.