Đời một con người có biết bao nhiêu là chuyến đi. Nhưng có những chuyến đi đã làm thay đổi hẳn cuộc đời họ, đã đánh dấu cuộc đời họ bằng những sự kiện không thể phai mờ, có thể làm cho cuộc đời họ phải rẽ sang một ngả khác, có thể buộc họ vào một lời thề thiêng liêng không nói thành lời.
hi nhắc tới những bài thơ của thiếu nhi Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc, có lẽ từ khóa: “nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa” luôn hiện hữu trong không gian tâm hồn và còn mãi được lưu trong tình cảm, trái tim những người yêu thơ Việt
Mối tinh đầu của anh trai tôi là duyên kỳ ngộ trong lửa đạn chiến tranh. Bao năm qua mà tôi vẫn nhớ gương mặt chị, người thiếu nữ từng một lần duy nhất anh dẫn về thăm bố mẹ ở quê nhà.
Chúng tôi quen biết anh từ hơn 50 năm trước. Ngày ấy kỹ sư Lưu Minh Hiệu từ tuyến lửa Trường Sơn chuyển ngành về Thái Bình, làm Trưởng ty giao thông, làm Bí thư huyện Hưng Hà rồi làm lãnh đạo tỉnh. Còn tôi là phóng viên quân đội, cũng từ chiến trường ra chuyển ngành về Báo Thái Bình. Qua công việc tiếp xúc, giao lưu, chúng tôi có cơ duyên được gần gũi anh và yêu quý gắn bó với anh cho đến tận hôm nay.
Thúy rà đầu ngón tay trỏ trên bản đồ án thiết kế chi tiết thêm một lần nữa, thỉnh thoảng, cái đầu ngón tay trắng hồng và thuôn nhỏ như thể búp măng ấy của chị, lại dừng lại ở một chỗ nào đó trên những hình vẽ ngang dọc và rối rắm ấy.Những lúc như vậy, một trong số, gần chục những cái thước các loại, được để rải rác ở trên mặt của chiếc bàn to rộng, lại được chị sử dụng. Chị cúi thấp người xuống thêm một chút nữa, xoay trở chiếc thước kẻ ở trong tay của chị,miệng lẩm nhẩm tính toán gì đó. Đôi chỗ chị vẽ thêm vào, nhưng cũng có chỗ chị chỉ dùng thước để căn chỉnh, rồi lại tiếp tục kiểm tra bằng cách, cứ rà cái đầu ngón tay thon hồng ấy của mình cho đến hết bản đồ án. Cuối cùng, chị lấy một chiếc thước kẻ to dài, đặt xuống phần cuối của bản thiết kế chi tiết tổng hợp ấy, gạch đậm một nét rồi đứng hẳn người lên ngắm nghía và chị mỉm cười