HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DƯỚI GÓC NHÌN TUỔI THƠ
Ngày: 30/08/2024
hi nhắc tới những bài thơ của thiếu nhi Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc, có lẽ từ khóa: “nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa” luôn hiện hữu trong không gian tâm hồn và còn mãi được lưu trong tình cảm, trái tim những người yêu thơ Việt

Khi nhắc tới những bài thơ của thiếu nhi Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc, có lẽ từ khóa: “nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa” luôn hiện hữu trong không gian tâm hồn và còn mãi được lưu trong tình cảm, trái tim những người yêu thơ Việt. Nếu kể và cảm nhận các bài thơ “xuất thần” của nhà thơ ra đây, e làm phí thời gian của quý vị, song bài thơ: Họp báo “chim họa mi” là một trong các bài thơ ấy, và được coi như một sự phát hiện, một hiện tượng thơ…. Trích dẫn bài thơ: Họp báo “chim họa mi” Chiều nay “Toà soạn” họp Ở nhà bạn Thuý Giang Chủ nhà đã sẵn sàng Ngả ra con lợn béo. Đầu tiên “nhà thơ” Lộ Tóc đỏ như râu tôm Chưa bước vào đến cửa Đã đọc thơ ồm ồm. Rồi đến “hoạ sĩ” Lập Tai gài chiếc bút lông Tay cầm quả bóng nhựa Vừa đi vừa tung tung. Cuối cùng, “nhà báo” Tĩnh Đánh một chiếc quần đùi Anh chàng vừa đi hôi Tay còn tanh mùi cá. Mấy “nhà” ngồi xuống đất Bàn ra báo ngày mai “Nhà thơ” thì nói ngắn “Nhà báo” thì nói dài. Chưa bàn xong công việc Chủ nhà đã bưng lên Toàn là chả với nem: Những khoanh khoai lang luộc! (TRẦN ĐĂNG KHOA, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999) Hoạt động văn học nghệ thuật nói chung, hoạt động của các cơ quan chuyên ngành nói riêng vốn là một lĩnh vực mang tính tổng hợp, đa dạng và mỗi một bộ môn nghệ thuật lại mang tính đặc thù riêng. Bài thơ: Họp báo “chim họa mi” được nhà thơ sáng tác năm 1969. Khi ấy nhà thơ mới 11 tuổi. Sinh ra ở một vùng quê nghèo: xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách ,tỉnh Hải Dương như bao vùng quê Miền Bắc; hoàn cảnh còn khó khăn, tất cả nhân dân đều hăng hái lao động sản xuất để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ấy thế mà tinh thần say mê làm thơ viết văn của nhà thơ cùng bạn bè trang lứa đã được nâng tầm cao mới , không chỉ là một ,mà là nhiều thành phần với một tổ chức chuyên nghiệp: “tòa soạn”: Chiều nay tòa soạn họp Ở nhà bạn Thúy Giang Chủ nhà đã sẵn sàng Ngả ra con lợn béo. Khổ thơ đầu nhà thơ “nhí” đã miêu tả thời gian, địa điểm, cơ quan tổ chức họp và sự thịnh tình, của chủ nhà như minh chứng về tình cảm của các bạn cùng trang lứa cho nhau…. Phải là một người có sự quan sát tinh tế, ghi nhớ các câu chuyện mà người lớn, các  nhà hoạt động nghệ thuật thường kể thì nhà thơ mới có thể liệt kê về nghề nghiệp chuyên môn của các văn nghệ sĩ “nhí” đầy đủ và đa dạng đến thế: Đầu tiên nhà thơ “Lộ” Tóc đỏ như râu tôm Chưa bước vào đến cửa Đã đọc thơ ồm ồm Sự tả mà cái thật đến mức tinh tế .Một nhà thơ “nhí’ đang trong quãng tuổi “chăn trâu, thả diều, bắt cua…” xuất hiện với ngoại hình rất quen thuộc của đa số trẻ em vùng quê xưa, cùng sự hồn nhiên, vô tư đến trong trẻo! Rồi đến “hoạ sĩ” Lập Tai gài chiếc bút lông Tay cầm quả bóng nhựa Vừa đi vừa tung tung Sự có mặt của họa sĩ Lập càng làm cho thành phần, không khí buổi họp báo thêm sắc hương nghệ thuật. Nếu nhà thơ “Lộ” vào họp với khẩu khí của thơ (Chưa bước vào đến cửa/ Đã đọc thơ ồm ồm) thì vật dụng họa sĩ Lập mang đến là chiếc bút lông cài tai, dáng vẻ vui khỏe hân hoan. Cuối cùng, “nhà báo” Tĩnh Đánh một chiếc quần đùi Anh chàng vừa đi hôi Tay còn tanh mùi cá Trong khách mời của cuộc họp ấy, có lẽ ấn trượng và gây sự chú ý nhiều có lẽ là “nhà báo “Tĩnh. Với cách sử dụng từ dí dỏm, nhà thơ đã không cùng từ “mặc” mà thay vào bằng từ (“đánh” một chiếc quần đùi) và bên thềm cuộc họp báo quan trọng này , “nhà báo “ Tĩnh vừa hoàn thành một công việc rất gần gũi yêu thích của bao thế hệ tuổi thơ ngày ấy. (Anh chàng vừa đi hôi /Tay còn tanh mùi cá). Cái khéo, tinh tế của nhà thơ Trần Đăng Khoa là đã tái hiện một cuộc họp tòa soạn của các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp với đầy đủ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung với những hoạt động chuyên môn mà chỉ ai có “nghề” mới hiểu: Mấy “nhà” ngồi xuống đất Bàn ra báo ngày mai “Nhà thơ” thì nói ngắn “Nhà báo” thì nói dài Sự tài tình của nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa đã dành tất cả sự vô tư (cái cốt lõi của tâm hồn trẻ thơ), sự yêu thương đùm bọc, san sẻ của lứa tuổi thần tiên dành cho nhau: Chưa bàn xong công việc Chủ nhà đã bưng lên Toàn là chả với nem: Những khoanh khoai lang luộc! Với những tâm hồn nghệ thuật thì mâm cỗ (Toàn là chả với nem) tuy chỉ là (Những khoanh khoai lang luộc) nhưng trong đó giá trị tinh thần, giá trị về tình đoàn kết sự gắn bó của các bạn cùng trang lứa yêu thơ ca, viết văn, yêu hội họa…mới là giá trị cao nhất, nó là nền tảng cho hành trang của những tâm hồn nghệ thuật và sáng tạo ra các giá trị nghệ thuật. “Muôn sự muôn vật ở thế gian này không có vật gì do một người làm ra, cũng không có vật gì từ một vật thể hành tinh, hoặc do đấng thiêng liêng tạo lên. Tất cả đều do các duyên tụ họp mà có”. Theo: Nguyệt san Giác ngộ - Số 60 tháng 3 năm 2001 (Phụ san báo Giác Ngộ) Theo dòng chảy thời gian, cùng sự thay đổi của xã hội - giờ đây trẻ em vùng nông thôn ít, nhiều đã được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, kiến thức và gia đình đã dành nhiều thời gian cho các con trong việc học tập, trải nghiệm. Cùng trong mạch nguồn kiến thức ấy, có rất nhiều em vẫn nuôi dưỡng ước mơ trở thành các nhà thơ, nhà văn, nhà báo, họa sĩ, nhà hoạt động nghệ thuật của tương lai. Vậy là 55 năm đã trôi qua….đọc lại bài thơ: Họp báo “chim họa mi” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, mỗi chúng ta như ùa lại xúc cảm tuổi học trò, tuổi lớn lên cùng những ước mơ bên dòng sông, cánh đồng quê cùng lời ru của mẹ… Cảm ơn nhà thơ Trần Đăng Khoa, cảm ơn những câu chuyện thơ ông viết cho đời mà hơn nửa thế kỷ trôi đi – nó như còn nguyên giá trị!. 3

NGUYỄN KHÁNH DƯ