Đời một con người có biết bao nhiêu là chuyến đi. Nhưng có những chuyến đi đã làm thay đổi hẳn cuộc đời họ, đã đánh dấu cuộc đời họ bằng những sự kiện không thể phai mờ, có thể làm cho cuộc đời họ phải rẽ sang một ngả khác, có thể buộc họ vào một lời thề thiêng liêng không nói thành lời.
ĐÊM LỠ TÀU
Truyện ngắn PHẠM MINH GIANG
Đời một con người có biết bao nhiêu là chuyến đi. Nhưng có những chuyến đi đã làm thay đổi hẳn cuộc đời họ, đã đánh dấu cuộc đời họ bằng những sự kiện không thể phai mờ, có thể làm cho cuộc đời họ phải rẽ sang một ngả khác, có thể buộc họ vào một lời thề thiêng liêng không nói thành lời. Vâng, tôi đã có một chuyến đi như thế. Một chuyến đi bỗng dưng buộc tôi vào một lời thề thiêng liêng không diễn tả được bằng lời ấy. Vâng, mùa xuân năm 1967. Tôi đi từ quê nhà Thái Binh về đơn vị ở Trường Sơn trên một chuyến tàu hỏa thời chiến. Tôi là linh của một đơn vị thông tin liên lạc thuộc bộ tư lệnh Trường Sơn được thủ trưởng giao nhiệm vụ về thẩm tra lý lịch kết hợp tranh thủ về qua nhà, tất cả được năm ngày. Chi sau hai ngày tôi đã hoàn thành nhiệm vụ thẩm tra lý lịch. Ba ngày còn lại tôi đã đi gần như khắp làng khắp xã, cũng muốn tim một cô gái để gửi nhớ gửi thương. Nhưng tôi vốn tinh rụt rè nhát gái cho nên hết ba ngày mà vẫn không tim được cô nào (mặc dù tôi đã gặp được đến chục cô, thấy cô nào cũng xinh cũng đẹp, và chục cô gái đều có vẻ rất quý yêu tôi thi phải). Tôi đành khoác ba lô lên đường. Hôm ra đi, tôi cũng chẳng dám bảo cô nào cả. Tôi bảo thằng em đang học lớp tám (8/10) mượn chiếc xe đạp của ông cậu lai tôi đến ga Nam Định rồi tôi lên tàu về đơn vị. Thật ra, tôi mới được đi tàu hỏa lần này là lần thứ ba. Lần thứ nhất là năm 1963 cùng cả nhà và ba mươi ba gia đinh quê hương đi khai hoang ở Na Ri (Bắc Cạn). Lần thứ hai là từ Bắc Cạn trở về. Và lần này là thứ ba. Chưa học hết lớp mười, năm 1965 tôi lên đường tòng quân. Từ đấy đến giờ chi có đi xe “căng hải”. Vi thế, mỗi lần ngồi lên xe lửa (quê tôi ai cũng gọi là tàu hỏa) tôi thấy trong lòng chộn rộn một niềm vui khó tả lắm. Những toa tàu sơn xanh, một màu xanh cũ kỹ nhưng tôi cảm thấy thân thuộc vô cùng. Hinh như có toa đã từng bị cháy trong những trận bom của kẻ thù để lại nhiều vết xám vết đen loang lổ. Cái mùi dầu, mùi khói tàu hỏa phả vào mũi, tôi lại thấy hay hay… Đang lan man nghi về tàu hỏa thi bỗng tiếng còi tàu hỏa vang lên:- Tu…tu…tu… tu…tu…tu… Tiếng còi vang lên một hồi dài, tàu từ từ chuyển bánh. Xịch…xịch…xịch…xịch…xịch…xịch… Rồi cắc cắc xinh… cắc cắc xinh…cắc xinh, cắc xinh, cắc xinh nhanh dần… Tàu chuyển bánh về phia nam… Bây giờ tôi mới để ý. Ồ! Tôi ngồi bên cạnh một cô gái. Thật là may mắn. Đi tàu đi xe mà bỗng dưng được ngồi bên cạnh một cô gái là một điều hơi hiếm, nhất là đối với một anh linh như tôi. Mà lại là một cô gái trẻ, lại xinh đẹp nữa chứ! Tàu thưa người nhưng hành khách phải ngồi lẫn với hàng hóa nên chật. Vì thế tôi và cô gái phải ngồi sát bên nhau. Cô gái mặc áo xanh si lâm, chừng hai mươi tuổi, đang học đại học sư phạm Hà Nội năm cuối. Cô gái nói rằng em cũng có anh trai vào bộ đội ba năm rồi chưa được về thăm nhà. Vi thế thấy tôi là bộ đội, em quý lắm. Em có nước da trắng hồng, có mái tóc đen dài óng mượt và đôi mắt lấp lánh sao trời có sức hút kỳ lạ. Còn tôi thi khỏi phải nói. Hai mươi hai mùa bánh chưng, chưa một lần dám cầm tay con gái, tự dưng được ngồi cạnh một cô con gái xinh đẹp, người tôi cứ thấy run run. Em hỏi tôi nhiều thứ lắm. Tôi cũng hỏi em về học hành, về trường lớp. Chúng tôi cứ riu rit như đã là thân thiết của nhau từ ngày xửa ngày xưa ấy. Tàu đến ga Ghềnh thi trời đã tối. Đoàn tàu dừng lại. Độ nửa tiếng sau thi nhà ga thông báo:- Hành khách đi tàu chú ý: đường tàu phia trước bị địch đánh phá đang được tich cực khắc phục. Đề nghị hành khách đi tàu tạm thời nghi lại tại khu vực nhà ga. Khi nào đường thông, đoàn tàu sẽ chạy tiếp. Thế là tất cả hành khách phải xuống tàu. Tàu hỏa thời chiến không đông khách, bởi vi thanh niên trai tráng hầu như đã ra trận hết, lực lượng phụ nữ trẻ thi “tay cày, tay súng”, “tay búa tay súng”. Gần như không có hành khách nào là người đi buôn. Những người đi tàu hầu hết là những người thực thi nhiệm vụ của tổ chức, của đơn vị giao cho, những người trung niên đi làm ăn, và các em học sinh, sinh viên đến trường. Chẳng có hành khách nào là người đi tham quan, du lịch thời chiến cả. Vi thế hành khách đi tàu thời chiến không nhiều. Mặc dù vậy, hành khách xuống tàu cũng đông đầy một sân ga và bây giờ thi mọi người “tùy nghi di tản”. Trời tối nhưng nhà ga cũng chi bật vài bóng điện được che chắn kỹ. Một số quán nước, quán bánh khu vực sân ga cũng chi le lói ánh đèn hạt đỗ. Tôi may mắn có một chiếc đèn pin Trung Quốc (hồi đi học chuyển binh chủng mua được ở nước bạn), nhưng tôi cũng chi dám bật rất hạn chế và phải dùng khăn che đi, chi để lọt ra một lỗ nhỏ ánh sáng. Hành khách trải bao tải, trải ni lon, trải áo nằm la liệt trong nhà ga, bên hè, bên cả vệ cỏ ven đường nữa. Còn tôi và cô gái thi cứ như thể đã quen thân từ ngày xưa ấy. Tôi đi đâu là em đi đấy. Vi là bộ đội đi công tác nên tôi mang đầy đủ ba lô, màn, chăn đầy đủ. Tôi trải tấm tăng nilon ở hè nhà ga, mắc màn tuyn cẩn thận (vi tôi nghe nói muỗi nhà ga độc lắm). Rồi chúng tôi chui vào màn ngồi nói chuyện đến khuya. Khoảng nửa đêm trời bỗng nổi cơn giông gió và lất phất mưa, rồi rét, rét ập đến. Chúng tôi phải trùm chăn lên người cho ấm. Nhưng rồi ngồi mãi cũng mỏi. Chúng tôi phải nằm. Chiếc tăng bạt hẹp, trời lại mưa rét, chúng tôi phải nằm sát bên nhau để…ngủ. (Nhưng mà ngủ làm sao được cơ chứ?). Hai mươi hai mùa bánh chưng trong đó có ba mùa linh, thật lòng mà nói, tôi khát khao một “bóng hồng” đến cháy lòng. Giờ đây, mùi hương lá chanh lá bòng từ mái tóc đen mượt và một mùi thơm con gái – mùi thơm lạ lùng ngay sát bên tôi làm tôi ngây ngất… Tôi không thể nào cưỡng lại được. Tôi ôm lấy em. Và, em cũng ôm lấy tôi, thật chặt. Và rồi, chuyện gi phải đến đã đến. Tôi và em đã quấn lấy nhau trong cái đêm nhỡ tàu định mệnh ấy – không biết gi là chiến tranh nữa. Sáng hôm sau. Nắng sớm chiếu vào chỗ chúng tôi nằm. Tôi bật dậy. Em cũng bật dậy. Chúng tôi vừa gấp xong chăn màn thi nhà ga thông báo: Đường tàu phia trước đã được khắc phục. Mời hành khách chuẩn bị lên tàu. Ngay lúc ấy, tôi nhin thấy một chiếc xe Zin khơ có số 236 đang từ từ tiến đến khu vực sân ga. Đúng là số xe của đơn vị tôi rồi. Tôi chạy bổ lại. Ồ, đúng! Anh Duyên! Anh Duyên lái xe ban hậu cần của Trung đoàn tôi đây rồi! Tôi bảo “Ti nữa anh cho em về đơn vị nhé”. Anh bảo “Chuẩn bị lên xe”. Tôi chỉ kịp trao cho Thu (tên cô gái) tấm ảnh của tôi có ghi Phạm Vinh Quang, 1967 (tôi vừa chụp ở Thái Binh hôm trước). Thu cũng chi kịp trao cho tôi tấm ảnh của em có ghi ở mặt sau chữ “Thu, Thanh Lâm”. Rồi tôi lên xe. Tôi chợt nhớ ra một điều hết sức quan trọng, vội vàng hét lên thật to giữa những âm thanh ầm ào của nhà ga thời chiến:- Thu ơi, Thu. Tên con là Phạm Quang Vinh nhé. Phạm Quang Vinh… Phạm Quang Vinh… Phạm Quang Vinh… Đoàn tàu thét lên một hồi còi dài “tu tu tu… tu tu tu… tu tu tu…” Và, một cột khói phả lên trời theo phương thẳng đứng… Xịch xịch xịch…xịch xịch xịch…xịch xinh… xịch xinh… xịch xinh… Đoàn tàu chuyển bánh về phia nam. Trở về đơn vị, tôi cùng đồng đội làm nhiệm vụ đêm ngày giữ vững mạng lưới thông tin liên lạc để đảm bảo thắng lợi cho chiến dịch. Giặc Mỹ đã điên cuồng rải hàng trăm, hàng ngàn tấn bom phá, bom bi, bom na-pan, bom từ trường và chất độc hóa học xuống suốt dải Trường Sơn hòng cắt đứt sự chi viện của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Chúng muốn biến mảnh đất này trở lại thời kỳ đồ đá. Chúng sợ từng nhành cây, ngọn cỏ Trường Sơn. Chúng sợ từng nhành cây, ngọn cỏ đất này. Nhiều ngọn núi bị bom phá sạt. Nhiều vạt rừng bị cháy trơ trụi. Nhiều đồi rừng bị bom đạn cày xới tan hoang. Nhưng, mạch máu thông tin liên lạc với chiến trường vẫn không khi nào bị đứt. Đặc biệt, “dòng sông lửa” - dòng sông xăng dầu cho Miền Nam vẫn liên tục chảy cho những chiến công nối tiếp những chiến công cho đến ngày thắng lợi cuối cùng. Trong một lần làm nhiệm vụ, địch ném bom tọa độ xuống cả một khoảng rừng, đơn vị tôi nhiều người bị thương vong. Tôi cũng bị một mảnh bom găm vào chân trái. Tôi vừa kịp nối xong liên lạc thi ngất đi không biết gi nữa. Lúc tinh dậy, tôi thấy minh nằm ở bệnh viện dã chiến. Vi bị thương tật, tôi không được trực tiếp ở đơn vị chiến đấu nữa. Thủ trưởng giao cho tôi phụ trách Bộ phận Bảo mật Trung đoàn có nhiệm vụ giữ gin, bảo vệ các loại con dấu và tài liệu mật của đơn vị. Sau ngày hòa binh, tôi được làm việc ở Ủy ban Quân quản thành phố. Ban tổ chức cán bộ dự kiến cho tôi một công việc khá tốt ở Thành ủy. Nhưng tôi đã xa gia đinh đúng mười năm kể từ cái lần đi tàu ngày ấy. Một nỗi nhớ nhà da diết không nguôi trong lòng tôi. Thế là tôi xin xuất ngũ. Có đầy đủ giấy tờ tùy thân trong người, tôi khoác ba lô cóc, nhờ xe của đơn vị đi công tác ra bắc. Xe càng tiến dần về quê, lòng tôi lại càng nôn nao một nỗi vui buồn khó tả. Tôi nhớ bố mẹ và các em đến cháy lòng. Mặc dù vậy, tôi vẫn không thể nào quên được Thu và chuyến tàu định mệnh mười năm về trước. Ôi, cái ánh mắt như có sao trời của em chiều hôm trước, cái ánh mắt đắm đuối bịn rịn của em sớm hôm sau thời ấy cứ ngày càng khắc sâu thương nhớ trong trái tim non nớt của tôi. Thế là về đến thị xã Thanh Hóa, tôi bảo các đồng chi cho tôi xuống xe, rồi tập tễnh, tập tễnh chống nạng hỏi đường về Thanh Lâm vùng biển. Người ta bảo từ đây về Thanh Lâm xa lắm. Bấy giờ là giữa buổi, chẳng có chuyến xe nào. Xe ôm cũng không có. Tôi trẽ vào quán nước bên đường uống nước, hỏi thăm, rồi lại tiếp tục tập tễnh, tập tễnh chống nạng vừa đi vừa vẫy xe đi nhờ. Đã có mấy chiếc ô tô dừng lại nhưng đều là ô tô chở hàng, tôi không lên được. Thế rồi có một anh thanh niên đạp chiếc xe Thống Nhất có đèo một bọc hàng nhỏ. Có lẽ thương tôi là thương binh nên anh dừng lại và đèo tôi về tận nơi tôi cần tim. Về đến Ủy ban xã Thanh Lâm thi trời đã về chiều, may mà Ủy ban vẫn còn làm việc. Tôi cảm ơn anh thanh niên rồi nhanh chóng vào gặp các đồng chi trong Đảng ủy, Ủy ban xã. Tôi cầm tấm ảnh có ghi tên người nhờ các đồng chi tim giúp. Đồng chi Bi thư, đồng chi Chủ tịch và các đồng chi trong các ban ngành của xã mời tôi uống nước, hỏi thăm tinh hinh sức khỏe của tôi, rồi đồng chi Chủ tịch dẫn tôi sang phòng công an xã. Hết thời gian làm việc buổi chiều, đồng chi Trưởng công an xã mời tôi về nhà, đãi cơm rượu, bố tri chỗ nghi cho tôi chu đáo, rồi sáng hôm sau dẫn tôi trở lại cơ quan công an tim kiếm tiếp. Ba đồng chi công an lục trong đống hồ sơ của toàn xã tim được tới mười chin người có tên là Thu, trong đó có chin cô gái tên Thu trạc tuổi cô gái tôi cần tim. Thế rồi các đồng chi lại lọc ra ba cô tên Thu chi học văn hóa hết cấp một, từ bé đến giờ chi làm nghề nông. Thế là loại được mười ba cô. Chi còn sáu cô trong diện tim kiếm. Đồng chi Trưởng công an xã đã tận tinh đưa tôi tới gặp tất cả sáu cô gái ấy. Có cô là bộ đội xuất ngũ, có cô từng là thanh niên xung phong, có cô là cán bộ ngân hàng, tài chinh, tòa án, cũng có cô là giáo viên…nhưng thật buồn, không có cô nào là cô gái của tôi cả. Lại một ngày nữa sắp qua đi. Tôi buồn vô hạn… Bỗng có một thằng bé độ mười tuổi đang nô nghịch ở đâu chạy về đâm sầm vào tôi và đồng chi Trưởng công an xã. Đồng chi Trưởng công an thốt nhiên nói lớn:- Ồ, mẹ thằng bé này trước cũng học Đại học sư phạm đấy. Mẹ có nhà không cháu? Thằng bé lễ phép thưa:- Thưa hai bác, mẹ cháu ở nhà ạ. Thế là thằng bé dẫn chúng tôi về nhà. Trước mặt chúng tôi là một ngôi nhà nhỏ lợp rạ, xung quanh đắp tường đất. Ngôi nhà nhỏ nhưng xinh xắn. Trước sân có hai cây cau đứng thẳng. Dưới gần gốc một cây có chum nước mưa. Phia hiên nhà là một dàn trầu xanh tốt. Thằng bé mời chúng tôi vào nhà. Nó nhanh chóng thắp lên ngọn đèn hoa kỳ để ở chiếc bàn con kê cạnh cửa sổ, rồi mời chúng tôi ngồi trên chiếc chõng tre cạnh đấy. Tôi bất chợt nhin lên bức tường đối diện thấy có dán nhiều Giấy khen. Tôi đứng dậy chống nạng tiến lại gần. Phạm Quang Vinh… Phạm Quang Vinh, lớp 3A… Tôi lẩm nhẩm đọc lại một lần nữa:- Phạm Quang Vinh. Phạm Quang Vinh… Thằng bé nghe thấy đọc tên minh chạy lại thưa: “Dạ”. Thế rồi, một người phụ nữ gầy gò mặc chiếc áo sỹ lâm rách rưới từ ngoài cửa bước vào. Ôi, đôi mắt. Đôi mắt của em vẫn sáng rực lên như đôi mắt mười năm về trước. Thôi đúng rồi! Đúng rồi! Thu của tôi đây rồi! Tôi vứt chiếc nạng sang một bên rồi ôm chầm lấy Thu và hô lớn:- Phạm Quang Vinh. Phạm Quang Vinh… Phạm Quang Vinh… Hai chiếc nạng gỗ cùng rơi về một phia. Ngay tức khắc, thằng bé chạy lại ôm chặt lấy bố mẹ. Chắc hẳn Thu đã nói cho nó biết ngay từ những ngày mẹ nó bị dân làng khinh miệt là “không chồng mà chửa” còn nó thi bị bọn trẻ khinh thường là “thằng không có bố”. Đồng chi Trưởng công an đỡ hai người ngồi xuống. Sau này tôi mới được biết: mặc dù tốt nghiệp đại học sư phạm nhưng vi “không chồng mà chửa” nên ngành giáo dục không bố tri công việc cho em. Sinh con xong, em nhờ ông bà ngoại trông con rồi em tham gia đại đội nữ tự vệ chiến đấu bắn máy bay giặc Mỹ. Em đã tham gia nhiều trận đánh, cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm, bắn rơi ba máy bay địch, bắt sống giặc lái. Trong một trận đánh ác liệt, em bị thương mất bàn chân trái. Em được công nhận là thương binh. Đơn vị em được phong tặng đơn vị anh hùng. Em cũng được tặng thưởng huân chương chiến công. Thế rồi trong buổi chiều muộn mùa xuân năm ấy, chi sau chưa đầy một tiếng đồng hồ, dân làng Thanh Lâm đã kéo đến chật nhà chật sân để chúc mừng cho mối tinh kỳ diệu (như là trong cổ tich) của người nữ chiến sỹ tự vệ xứ Thanh và anh linh Trường sơn quê lúa. Có cả các đồng chí trong Đảng ủy, Ủy ban xã và Xã đội của xã cũng tới chúc mừng chúng tôi. Tôi chưa từng thấy ở nơi nào có một buổi đón tiếp người linh nồng hậu như ở nơi này. Tôi chưa khi nào khóc. Nhưng chiều hôm ấy, lần đầu tiên trong đời, tôi - người chiến sỹ Trường Sơn kiên cường, đã không thể nào kim được dòng nước mắt, dòng nước mắt của niềm vui và hạnh phúc
PHẠM MINH GIANG