Đạo Phật du nhập vào nước ta từ sớm, nhanh chóng hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, mang sắc thái Việt. Theo dòng chảy của lịch sử, những ngôi chùa - nơi các nhà sư tu hành và truyền đạo Phật mang nhiều kiểu dáng kiến trúc khác nhau. Trong đó, kiến trúc “nội công ngoại quốc”, tiền Phật hậu Thánh được cho là bắt nguồn từ thời Lý, nhằm tôn vinh những vị sư không chỉ có công giúp triều đình mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Chùa Keo, xã Duy Nhất (Vũ Thư) là một trong những ngôi chùa tiêu biểu cho lối kiến trúc này.
Nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng ngày 21/1, Bảo tàng tỉnh tổ chức khai mạc phố ông đồ.
Là một trong những lễ hội lớn được tổ chức sớm vào dịp đầu xuân mới, lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) diễn ra từ ngày mùng 4 - 8 tháng Giêng. Với hoạt động phần lễ trang nghiêm theo đúng nghi thức cổ truyền, hoạt động phần hội được mở rộng sôi nổi, đa dạng, những ngày lễ hội sẽ tạo nhiều trải nghiệm ấn tượng cho du khách khi về dâng hương tế lễ, du xuân tại di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo
Chưa đầy ba tháng sau ngày thành lập Đảng, một cuộc biểu tình “kinh thiên động địa” do Tỉnh ủy Thái Bình chỉ đạo có hàng nghìn người tham gia đã diễn ra vào ngày 1/5/1930, lực lượng chính và mũi nhọn được giao cho Liên chi bộ Thần - Duyên triển khai từng được báo chí trong nước và nước ngoài cùng lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình, lịch sử Đảng bộ các huyện, các xã đề cập theo những góc độ khác nhau.
Sáng ngày 23/1, tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà), đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Hưng Hà kiểm tra công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Trần năm 2025.