Ngày 21/3/1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình, chính thức đánh dấu Thái Bình trở thành đơn vị hành chính trực thuộc nhà nước trung ương. Trong suốt hành trình dựng xây và phát triển, các thế hệ cư dân Thái Bình đã kiên cường mở đất, đuổi con sóng ra xa, kéo chân trời gần lại. Thế hệ hôm nay nối chí tiền nhân với khát vọng đưa Thái Bình vươn mình, đột phá phát triển.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển I - kỷ nhà Lê chép một sự kiện về Ngọa Triều Hoàng đế: “Mùa đông năm Ất Tỵ - Ứng Thiên thứ 12 (1005)... vua thân chinh đi dẹp loạn... quân về đến Đằng Châu, đổi tên châu ấy làm phủ Thái Bình...”. Như vậy là địa danh Thái Bình ra đời ở Việt Nam với tên gọi một phủ cho đến năm 2005 vừa tròn 1.000 năm tuổi và đến năm 2025, kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh thì địa danh Thái Bình đã có 1.020 năm tuổi.
Xưa và nay, Thái Bình từng vẫn được tôn vinh là đất chèo. Từ nửa sau thế kỷ XX trở lại đây, miền quê này không chỉ xuất hiện những nghệ sĩ chèo tài hoa nổi danh ở đất chèo, có đấng bậc trong làng chèo Việt Nam như Cao Kim Trạch, Phạm Văn Điền, Đăng Tỉnh, Minh Nhương, Mạnh Tường, Văn Mởn, Thúy Hiền, Thu Hiền... mà còn hàng chục nghệ sĩ, nghệ nhân chèo thành danh ở hầu hết các đơn vị nghệ thuật chèo trong cả nước
Ngày 28/2/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, quyết liệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TW với giải pháp đồng bộ, lộ trình cụ thể theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.
Năm thứ ba liên tiếp tổ chức ở quy mô cấp tỉnh, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) đã đón tiếp rất đông du khách về dâng hương, tế lễ và dự hội. Nỗ lực của ban tổ chức, ban quản lý nhà đền và nhân dân địa phương đã tạo nên mùa lễ hội thành công, để lại dấu ấn tốt đẹp.