Năm 1959, theo quyết định của Ủy ban hành chính tỉnh, Đội Văn công nhân dân Thái Bình được thành lập, là cái nôi để nghệ thuật chèo chuyên nghiệp của tỉnh được ươm mầm, phát triển. Qua 65 năm xây dựng, trưởng thành, từ Đội Văn công thành Đoàn Chèo, rồi Nhà hát Chèo như hiện nay, các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, người lao động Nhà hát Chèo không chỉ góp phần khẳng định vị thế của một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp mà còn thiết thực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc đang được đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để hiểu hơn về chặng đường 65 năm gìn giữ, làm rạng rỡ tinh hoa nghệ thuật chèo, phóng viên Báo Thái Bình có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chiều ngày 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Sáng ngày 24/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị triển khai một số văn bản về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và công tác gia đình.
Là miền quê thuộc duyên hải Bắc Bộ, đất đai Thái Bình vốn được hình thành từ quá trình biển tiến, biển lùi và do phù sa sông biển bồi tụ kết hợp với sự chinh phục của các thế hệ cư dân từ nhiều nguồn ở “tứ chiếng” đổ về hợp cư, định cư. Chính do sự hình thành đất đai, dân cư như thế đã tạo nên những nét riêng về địa kinh tế, địa văn hóa và địa quân sự mà xưa nay người Thái Bình từng vẫn tự hào về quê mình là miền quê thượng võ.
Sáng ngày 27/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và một số văn bản của Trung ương, của tỉnh.