70 năm trước, ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, mở đầu thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lịch sử của Thủ đô Hà Nội luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước ngày nay. 70 năm qua, Hà Nội đã vươn lên trở thành một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, thực sự là Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam.
Chiều ngày 7/10, ban tổ chức lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 tổ chức cuộc họp thẩm định nội dung chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội.
Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 được tổ chức trong 8 ngày, từ 12 - 19/10 (10 - 17/9 năm Giáp Thìn). Với đa dạng hoạt động diễn ra, dự kiến sẽ đón hàng trăm nghìn lượt du khách và nhân dân địa phương về dâng hương lễ Phật, lễ Thánh, trảy hội. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội truyền thống đã diễn ra từ nhiều tháng nay, đặc biệt chú trọng gìn giữ, bảo lưu những nét đẹp văn hóa cổ truyền, hướng đến mùa lễ hội văn minh dưới ngôi chùa cổ kính gần 400 năm tuổi.
Hoàng giáp Quách Hữu Nghiêm (1442 - 1504), người làng Phúc Khê, nay thuộc xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, là em ruột Thám hoa Quách Đình Bảo. Năm Nhâm Tuất (1502), dưới triều vua Lê Thánh Tông ông được cử làm Chánh sứ sang nhà Minh. Qua thơ văn, biểu tấu, vua Minh khen sánh ngang với nhân tài thời tam đại (thời cổ đại của Trung Quốc) và hai lần ban cho áo quý, một đặc ân hiếm thấy trong lịch sử bang giao giữa Đại Việt với các vương triều phương Bắc.
Huyện Vũ Thư được thành lập từ năm 1969 nhưng lịch sử hình thành mảnh đất này đã có từ hàng nghìn năm trước, khi cha ông ta quần cư hội tụ về đây khai hoang, lập làng, mở cõi. Trải qua bao biến thiên thăng trầm thời gian, Vũ Thư ngày nay đã trở thành một vùng quê trù phú, phát triển văn minh, tiến bộ nhưng vẫn gìn giữ những nét đẹp truyền thống tự ngàn đời.