Khi nói về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh người chiến sĩ gầy gò, vác khẩu súng B41 trên vai tại cột mốc số 0 Lạng Sơn. Các chuyên gia quân sự và phóng viên chiến trường kỳ cựu đánh giá, đây là bức ảnh biểu tượng nhất của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 nói riêng, tinh thần yêu nước, không chịu khuất phục trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào của người Việt Nam nói chung.
Theo các nguồn khảo luận, tháng 12 năm 1216 (triều mạt Lý), khi thế lực nhà Trần đã mạnh lên, Trần Tự Khánh được phong làm Thái úy phụ chính, Trần Thừa làm Nội thị phán thủ và Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu thì “sóng gió vương triều” đến với bà mới tạm lắng xuống. Đặc biệt, khi sinh hạ hai công chúa là Chiêu Thánh và Thuận Thiên, nhất là khi Lý Huệ Tông (Lý Huệ Sảm) mắc chứng tâm thần thì vai trò của Trần Thị Dung ngày càng được thể hiện rõ nét ở cương vị Hoàng hậu. Nhất là khi bà liên kết cùng Trần Thủ Độ trong “màn kịch” vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, chấm dứt hơn hai trăm năm cầm quyền của nhà Lý trên đất Đại Việt.
Sáng ngày 23/2, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII tại Thái Bình. Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và chúc mừng ngày thơ.
Sáng ngày 22/2, tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng mừng xuân chủ đề “Sắc xuân”
Theo các tài liệu nghiên cứu, có nhiều ý kiến cho rằng 43 năm sau khi xây dựng cung Ngự Thiên (từ năm 1156 đến năm 1209), con cháu nhà Trần Lý (lúc đó đã rời hương Tức Mặc) tụ cư quanh khu vực Thái Đường (Tiến Đức, Hưng Hà). Do lánh nạn loạn Quách Bốc, vua Lý Cao Tông chạy đi Hưng Hóa, Thái tử Sảm chạy về hành cung Ngự Thiên; thấy vậy, Tô Trung Từ rước Thái tử Sảm sang nhà công quán thôn Lưu Gia (nay là Lưu Xá, xã Canh Tân, Hưng Hà) lánh nạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, Trần Lý là người mở đường để các con ông là Trần Thị Dung, Trần Thừa, Trần Tự Khánh khuếch trương sự nghiệp, dần trở thành các bậc lương đống cuối đời Lý.