Ngày 13/12 (tức mồng 1/11 năm Quý Mão), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam phối hợp Ban Trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2023)
Nhân kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2023), sáng ngày 10/12, tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Chi hội Mỹ thuật tổ chức gặp mặt và trưng bày gần 40 tác phẩm xuất sắc của các hội viên.
Nhân kỷ niệm 53 năm ngày thành lập (7/12/1970 - 7/12/2023), sáng ngày 7/12, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức lễ kết nạp 8 hội viên mới.
Tác phẩm “Thơ - quan niệm và những sắc thái thẩm mỹ” của Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Mã Giang Lân được Tặng thưởng mức A của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Theo các tài liệu khảo cứu, làng Vàng (nay là xã Đông Phương, huyện Đông Hưng) có tên Nôm là làng Viềng. Dân gian còn lưu truyền những địa danh cổ như: đò Viềng, chợ Viềng, miếu Viềng. Sông Diêm Hộ gắn bó mật thiết với đời sống dân cư làng Vàng, tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống hiếm có ở Thái Bình. Vốn là bãi bồi bên sông Diêm Hộ, được tắm mát phù sa nên đất đai nơi đây màu mỡ, tôm cá dồi dào. Cư dân khắp các vùng đổ về làng Viềng sinh sống, làng trở nên đông vui, sầm uất, trù phú, dân gian gọi là “bãi Bạc, làng Vàng”. Làng dần dần tách thành hai làng “Vàng trên” và làng “Vàng dưới”. “Vàng trên” phát triển đông vui sầm uất thành xã Hoàng Quan, “Vàng dưới” cũng lớn mạnh không ngừng trở thành xã Hoàng Xá...