Nhân kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024) và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 2024), sáng ngày 8/3, các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh tới chúc mừng cán bộ, hội viên, phụ nữ tại Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) (3/3/1959 – 3/3/2024) và 35 năm ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 – 3/3/2024), sáng ngày 1/3, các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng hoa, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ BĐBP tại Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024), sáng ngày 27/2, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc mừng đội ngũ thầy thuốc, cán bộ y tế tại Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và Bệnh viện Y học Cổ truyền. Cùng đi có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh.
Khi nói về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh người chiến sĩ gầy gò, vác khẩu súng B41 trên vai tại cột mốc số 0 Lạng Sơn. Các chuyên gia quân sự và phóng viên chiến trường kỳ cựu đánh giá, đây là bức ảnh biểu tượng nhất của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 nói riêng, tinh thần yêu nước, không chịu khuất phục trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào của người Việt Nam nói chung.
Theo các nguồn khảo luận, tháng 12 năm 1216 (triều mạt Lý), khi thế lực nhà Trần đã mạnh lên, Trần Tự Khánh được phong làm Thái úy phụ chính, Trần Thừa làm Nội thị phán thủ và Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu thì “sóng gió vương triều” đến với bà mới tạm lắng xuống. Đặc biệt, khi sinh hạ hai công chúa là Chiêu Thánh và Thuận Thiên, nhất là khi Lý Huệ Tông (Lý Huệ Sảm) mắc chứng tâm thần thì vai trò của Trần Thị Dung ngày càng được thể hiện rõ nét ở cương vị Hoàng hậu. Nhất là khi bà liên kết cùng Trần Thủ Độ trong “màn kịch” vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, chấm dứt hơn hai trăm năm cầm quyền của nhà Lý trên đất Đại Việt.