Tối ngày 28/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tuyên dương học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi năm học 2022 - 2023 và liên hoan tiếng hát chèo học sinh phổ thông chào mừng năm học 2023 - 2024. Tới dự có các đồng chí: Phạm Đồng Thụy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Với mục tiêu xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở, ngày 14/7/2017, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nhiều thuận lợi, khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, từ đó đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực hơn nữa từ các cấp chính quyền, các ngành chức năng cũng như từ mỗi người dân trong công tác xã hội hóa nhằm tạo điều kiện được thụ hưởng văn hóa tương đồng tại mỗi địa phương.
Các nguồn khảo luận khẳng định, bao đời nay, Thái Bình từng được cả nước biết đến là một miền quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Với vị trí trọng yếu, Thái Bình cũng sớm phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm. Ngay từ buổi đầu dựng nước, vào năm 40 sau Công nguyên, hưởng ứng lời hịch cứu nước của Hai Bà Trưng, nhiều anh hùng hào kiệt ở Thái Bình đã nổi dậy phất cờ khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đông Hán. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Vũ Thị Thục ở Tiên La Trang (nay là xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà), dưới ngọn cờ “Phù Trưng phạt Hán”... Ngàn năm trôi qua, đất và người quê ta không ngừng bồi đắp ý chí kiên cường, bất khuất, lập nên bao kỳ tích trong đấu tranh để bảo vệ quê hương. Sử xanh còn lưu danh biết bao người con của Thái Bình đã xuất hiện như những dấu son trong những cuộc kháng chiến chống các đạo quân xâm lược, trong đó có cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đô hộ ngót thế kỷ để giành và giữ nền độc lập.
Sáng ngày 22/8 tại Ninh Bình, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn “Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong tình hình mới”.
Đất đai Thái Bình thời xa xưa chỉ là những gò nổi, các vương triều chỉ coi đây là mảnh đất “ven bờ cuối bãi”. Trên đất “Duyên Hà, Thần Khê”, thế kỷ thứ XIII, nhà Trần hưng nghiệp, phát tích đã không quên nguồn gốc tông tộc, vua Trần đã chọn Thái Đường (Hưng Nhân), Thâm Động (Duyên Hà) làm nơi an táng những vị vua đầu triều Trần như: Thọ Lăng của Thái Tổ Trần Thừa, Chiêu Lăng của Trần Thái Tông, Dụ Lăng của Trần Thánh Tông và bốn lăng dành cho các vị hoàng hậu cùng thời. Nhà Trần đã cho xây dựng Hoành cung Long Hưng uy nghi, lộng lẫy, đến vua Trần Nhân Tông khi từ kinh thành Thăng Long về bái yết tổ tông cũng không cầm nén nổi cảm xúc mà thốt lên: Trượng vệ thiên môn túc/Y quan thất phẩm thông. (Nghi trượng oai nghiêm diễu qua ngàn cửa/Trang phục của các quan bảy phẩm thật rõ ràng).