Hiện nay, huyện Thái Thụy có 477 di tích lịch sử văn hóa đã được kiểm kê, trong đó có 28 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 94 di tích được xếp hạng cấp tỉnh
Trải hơn 900 năm khoa cử thời Nho học ở Việt Nam, bảng vàng bia đá đã ghi danh gần 3.000 tiến sĩ, trong đó Thái Bình có xấp xỉ 120 vị, riêng huyện biển Thái Thụy có tới 25 vị với những làng khoa bảng nổi tiếng như Phúc Khê, Kha Lý, Luyến Khuyết, Văn Hàn, An Tiêm… Ở nơi cận kề chân sóng, mặn mòi vị biển mà học phong như thế thì thật đáng tự hào. Nhưng điều đáng chú ý là hầu hết các “ông nghè” quê Thái Thụy đều hiển đạt công danh sự nghiệp, trong đó có những nhà giáo tài ba đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước và có những người thơ hay, sứ giỏi đã làm rạng rỡ nước non Đại Việt.
Chiều ngày 29/3, Ban tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị phát động cuộc thi. Dự hội nghị có đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng ngày 29/3, tại hội trường Bộ CHQS tỉnh, Tỉnh ủy tổ chức phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”; hưởng ứng Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ III, Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VIII - năm 2023. Tới dự có đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Thái Bình với địa hình và những đặc điểm riêng biệt đã tạo lập, hình thành nên những giá trị không đâu có, trở thành nét tiêu biểu trong văn hóa, con người. Vì vậy, để phát triển Thái Bình nhanh, bền vững, việc phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người, làm cho các giá trị đó mãi là hành trang, động lực và trở thành sức mạnh nội sinh là yêu cầu cần thiết.