Xã Quỳnh Giao (Quỳnh Phụ), miền quê giàu truyền thống yêu nước, cái nôi của phong trào cách mạng. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nơi đây ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng. Phát huy truyền thống, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quỳnh Giao hôm nay tiếp tục đoàn kết xây dựng quê hương
Địa danh Đông Hưng là tên gọi một huyện của tỉnh Thái Bình xuất hiện từ năm 1969 khi thành lập nhưng theo nhiều nguồn sử sách lưu truyền thì đây là miền quê sớm có đồng đất tốt tươi, dân tình trọng hậu. Toàn huyện Đông Hưng có hơn 80 làng mang tên gọi theo tiếng Việt cổ như: Dô, Sàng, Sổ, Mỏ, Phần, Rật, Gòi, Rú, Cốc, Tăng, Khuốc, Tuộc... Những tinh hoa văn hóa, văn minh lúa nước đã sớm hội tụ và tỏa sáng ở miền đất cổ này. Đó chính là điểm tựa truyền thống để Đông Hưng phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.
Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2022) và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2022), sáng ngày 31/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Bác Hồ (phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (Quảng trường 14/10) và viếng các anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tỉnh.
Sáng ngày 16/8, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam. Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Phục Anh, Chi hội NSNA Thái Bình đã được trao giải nhì và giải khuyến khích của cuộc thi.
Tính đến nay đã 17 năm Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định lấy ngày 19/8 là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)” (19/8/2005 - 19/8/2022). Ngày hội đã thực sự đi vào cuộc sống, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại cơ sở.