Một nhà thơ đã và sẽ còn mãi trong trái tim người yêu thơ nhiều thế hệ, bởi khoảng lớn của thơ ông là thơ viết về thiếu nhi, mà cũng là viết về quê hương mình, cuộc sống quanh mình mà không ngạc nhiên khi bao năm trôi qua, nhưng danh tiếng nhà thơ "Thần đồng Trần Đăng Khoa" luôn được trân trọng nhắc đến
Sau ngày mẹ mất, chị gái tôi kể đám phu đào huyệt nhất định không chịu lấy tiền. - Bà ấy hiền lành nhất làng, anh em tôi chỉ giúp bà thôi. Họ ăn một bữa cơm trưa rồi về trong niềm thương tiếc thực lòng một bà cụ nhân hậu đã vĩnh viễn đi xa. Lúc sống, mẹ hiền và nhường nhịn đến mức các con ấm ức thay cho mẹ. Cả đời mẹ chỉ xưng em, với cả mấy bà ít tuổi cùng làng.
Đi dọc chiều tháng Ba trong một không gian mênh mông hương Bưởi thấy lòng nhẹ nhõm vô ưu biết nhường nào. Đắm mình vào màu xanh đậm ngút ngát nồng nàn hương thơm, say mê lắng nghe tiếng chim hót, nâng niu chùm hoa Bưởi tinh khôi trắng muốt trong tay chợt nghe xốn xang một nỗi niềm diệu vợi. Ôi ngọt ngào thân thương quá hoa Bưởi của quê hương…
Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III (tháng 12 - 1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn văn nghệ sĩ: “Văn hoá nghệ thuật là một mặt trận. Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Lĩnh vực nhiếp ảnh, lịch sử nước nhà ghi nhận sự đóng góp tích cực của hàng nghìn nghệ sĩ và các nhà hoạt động nhiếp ảnh Việt Nam, trong đó có nhiều nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thái Bình từ lớp các nghệ sĩ “tiền bối”, các phóng viên nhiếp ảnh chiến trường đến thế hệ các nhà nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới, tất cả đã dành trọn tâm huyết, tài năng, trí tuệ xây dựng sự nghiệp nhiếp ảnh nói riêng, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung
Tôi vốn ham thích văn chương, từ nhỏ đã cùng anh bạn Minh Long, mon men đến lĩnh vực này. Mới học cấp I mà chúng tôi đã khát đọc sách văn học lắm. Ngày ấy, sách còn hiếm. Nhiều đêm đã khuya, chúng tôi vẫn xách đèn chai, lặn lội trên con đường làng nơi vùng chiêm trũng, tìm đến những “bồ” sách, thường lặng lẽ ẩn mình trong thôn xóm, khẩn khoản mượn về đọc.