Một năm 365 ngày, mỗi ngày 24 giờ đều đặn, mà sao những ngày cuối năm như hối hả, bận rộn hơn. Mọi người ai nấy đều tất bật, và thấy ngày trôi đi sao nhanh thế, thời gian sao mà ngắn ngủi thế. Tôi nhớ những ngày cuối năm xa xôi, trong cái rét như cắt da, cắt thịt. Bố mẹ tôi cố gắng cấy xong những thửa ruộng cuối cùng để “thượng điền”, yên tâm ăn tết. Lũ trẻ chúng tôi thì được nghỉ học, háo hức mong chờ tết đến.
Đang đi, tôi phải dừng lại, kéo chiếc áo trùm lên tận cổ. Người tôi run lên từng cơn như sốt rét. Cái lạnh theo luồng gió bấc và mưa phùn như cào cấu, luồn qua áo nâu vá mỏng mảnh lọt vào ngực. Mưa từng đợt lả tả bay ngang xối xuống mặt. Tôi cầm chặt tay bố, bố quàng tay vào cổ và vai tôi, cả hai chân rón rén bước qua cầu Bo vào Thị xã Thái Bình.
Chững chạc trong bộ thường phục và chiếc cặp da màu nâu, Việt thong thả từ trên xe bước xuống quãng đường tháng trước anh đã qua đây. Tim anh thổn thức đổ dồn nhịp đập. Sáng nay, trời ửng hồng. Núi đồi lồ lộ phơi ra bộ ngực mẩy, căng của nó. Dòng Lô Giang vời vợi màu xanh huyền ả
L àng Trình Phố, huyện Kiến Xương (Thái Bình) có người thanh niên Vũ Trọng. Từ những năm 1924 - 1925, Trọng đã nuôi ý chí chống Pháp và bọn tay sai trong làng. Khi ấy, có một nhóm thanh niên vùng Kiến Xương gồm Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Tề... được một người Cần Vương kỳ cựu là Đinh Chương Dương vận động sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp học cách mạng do nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc giảng dạy. Học xong, Nguyễn Công Thu trở lại quê nhà vận động Vũ Trọng đi tiếp. Sau mấy tháng miệt mài học tập, Vũ Trọng về Trình Phố chọn người có chí hướng, lập "Hội Thanh niên Cách mạng Đồng chí", gọi tắt là Hội "Thanh Niên". Anh nhằm nhóm giáo viên trường kiêm bị Trình Phố để vận động. Trường do Bùi Đình San làm trưởng giáo, cùng bốn giáo viên nữa dạy năm lớp. Nhóm này bị bọn tổng lý địa phương nghi là có tư tưởng chống đối nhà nước bảo hộ
Thanh mở cổng vừa bước vào đến sân, tháo cái khẩu trang ra khỏi miệng thì cái Thắm, đứa con gái mới 10 tuổi và em nó, cu Bôn mới năm tuổi từ trong nhà lao ra, nhảy cẫng lên reo: - A! Mẹ đã về