L
àng Trình Phố, huyện Kiến Xương (Thái
Bình) có người thanh niên Vũ Trọng. Từ
những năm 1924 - 1925, Trọng đã nuôi
ý chí chống Pháp và bọn tay sai trong làng.
Khi ấy, có một nhóm thanh niên vùng Kiến
Xương gồm Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh
Thọ, Nguyễn Danh Tề... được một người Cần
Vương kỳ cựu là Đinh Chương Dương vận
động sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp
học cách mạng do nhà yêu nước Nguyễn Ái
Quốc giảng dạy. Học xong, Nguyễn Công Thu
trở lại quê nhà vận động Vũ Trọng đi tiếp.
Sau mấy tháng miệt mài học tập, Vũ Trọng về
Trình Phố chọn người có chí hướng, lập "Hội
Thanh niên Cách mạng Đồng chí", gọi tắt là
Hội "Thanh Niên". Anh nhằm nhóm giáo viên
trường kiêm bị Trình Phố để vận động. Trường
do Bùi Đình San làm trưởng giáo, cùng bốn
giáo viên nữa dạy năm lớp. Nhóm này bị bọn
tổng lý địa phương nghi là có tư tưởng chống
đối nhà nước bảo hộ
ĐI CHỢ GIẾNG NGÀY XUÂN
BÚT NGỮ
L àng Trình Phố, huyện Kiến Xương (Thái Bình) có người thanh niên Vũ Trọng. Từ những năm 1924 - 1925, Trọng đã nuôi ý chí chống Pháp và bọn tay sai trong làng. Khi ấy, có một nhóm thanh niên vùng Kiến Xương gồm Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Tề... được một người Cần Vương kỳ cựu là Đinh Chương Dương vận động sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp học cách mạng do nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc giảng dạy. Học xong, Nguyễn Công Thu trở lại quê nhà vận động Vũ Trọng đi tiếp. Sau mấy tháng miệt mài học tập, Vũ Trọng về Trình Phố chọn người có chí hướng, lập "Hội Thanh niên Cách mạng Đồng chí", gọi tắt là Hội "Thanh Niên". Anh nhằm nhóm giáo viên trường kiêm bị Trình Phố để vận động. Trường do Bùi Đình San làm trưởng giáo, cùng bốn giáo viên nữa dạy năm lớp. Nhóm này bị bọn tổng lý địa phương nghi là có tư tưởng chống đối nhà nước bảo hộ. Vũ Trọng thường cùng giáo San giao du trò chuyện, làm thơ đọc sách báo. Nhân tết Nguyên đán, ngày xuân, Trọng rủ San đi chơi chợ Giếng. Chợ họp trên nền cát mịn, quanh một giếng nươc rất trong và ngọt. Truyền thuyết kể rằng giếng đào từ thời ông Tướng Chu Ngạn thời Lê, đưa dân Thanh Nghệ ra đây khẩn hoang, lập ấp. Giữa vùng bãi phù sa phẳng tắp, nổi lên cái cồn gọi là cồn Hến. Người ta làm nhà, đào giếng trên cồn để có nơi ăn ở. Giáo San thích thú nghe kể sự tích chợ Giếng. Mỗi năm chợ họp có một phiên vào ngày đầu xuân để nhớ nơi các cụ xưa lập làng, mở cuộc sống. Sáng mùng một, dân làng mặc áo quần tươm tất, đến nhà thờ lễ Tổ, đi mừng tuổi ông bà, cha mẹ, thầy cô... rồi đến chợ Giếng. Nơi đây mọi người gặp nhau, tay bắt mặt mừng, chúc nhau năm mới sống lâu giàu bền, làm ăn phát tài sai lộc. Trai gái gặp nhau liếc mắt đưa tình, trao nhau miếng trầu "cau sáu bổ ba", soi gương mặt hồng hào xuống giếng nước trong xanh. Cô hàng xén răng đen hạt na, môi thắm quết trầu, bày hàng bán lấy may, người mua thì ít, người nhìn thì nhiều. Mấy bà hàng muối váy vải áo nâu nhưng nhiều người xúm quanh, bởi phong tục "đầu năm mua muối". Cạnh chợ có tổ tôm điếm, dành cho những người say mê cờ bạc. Có trống gõ "tom tom..." và lời xướng tên các quân bài ê a...như hát. Nhưng không rủ rê đuợc mấy người xem. Gần đấy có cây đu dành cho bọn trẻ: "Trai đu gối hạc khom khom cật. Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng". Họ cố tìm được cặp đôi trai xinh, gái đẹp, nên chỗ này đông người chen vai, thích cánh. Và một chỗ nữa cuốn hút được nhiều đàn ông, con trai là sân cờ tướng. Ở đây có thú vui vừa bác học vừa dân gian, với quy cách ai cũng nhớ: "Mã nhật tượng điền, xe liền pháo cách". Được thua nhờ trí tuệ thông minh, không cần giở mưu gian xảo. Lại có sự hỗ trợ của đám chuyển quân cờ là các cô gái làng tuổi mười chín đôi mươi, má lúm đồng tiền, đôi mắt bồ câu, mặc áo nâu non, thắt lưng hoa lý... Bọn trẻ con thì dùng tiền mừng tuổi đánh đáo, hoặc bám quanh ông kẹo kéo, nghe ông rao lảnh lót vui vui: "Kẹo kéo càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt, ngọt như đường cát, mát như đường phèn, xin bà một xu, xin u một xèng, ra mua kẹo kéo, nào..". Khoảng mười giờ, ai nấy về nhà làm cỗ cúng trưa mồng một. Những cụ già gối mỏi chân chồn không đi được chợ Giếng thì ngồi xếp bằng bên ấm trà, điếu thuốc, nói với nhau: "Ai đi chợ Giếng được trăm phiên?". Trăm phiên chợ Giếng là trăm tuổi thọ, ông Đồ Thê, bậc túc nho làng Trình, dựa vào câu nói đó mà làm bài thơ tứ tuyệt để răn đời, khuyến thiện, trừng ác: “Ai đi chợ Giếng được trăm phiên, Không đi không phải tại không tiền. Không đi là tại không lương thiện Nên sổ Thiên Tào sớm xoá tên”. Tan chợ, Vũ Trọng cùng giáo San ra về. Tới một túp lều ven xóm nhỏ, Trọng dừng chân ngó vào. Một ông già trong lều chống gậy dò dẫm ra, khẽ khàng mở cửa, mắt lờ đờ chậm chạp, thấy hai vị khách trẻ, khăn xếp áo bông. Ông vội ngồi thụp xuống né tránh. Vũ Trọng nhẹ nhàng bước tới, giọng ôn tồn: “Ông già năm mới đã xuất hành chưa?”. Ông già không dám nhìn thẳng, để khách khỏi phải gặp bộ mặt nghèo khổ, hãm tài của mình. Ông cũng không dám nói thành lời, chỉ ậm... ờ... và cúi đầu, nửa như trả lời khách, nửa như không. Trọng đoán hiểu tâm trạng ông già nghèo. Anh móc túi lấy xâu tiền kẽm mười đồng mừng tuổi ông. Ông chắp hai bàn tay những ngón khẳng khiu vái vái khách, rồi run rẩy đỡ lấy xâu tiền, tai lắng nghe khách nói giọng thương cảm: “Ông giữ gìn như vậy là phải. Chúc ông sang năm mới mạnh khoẻ, sống lâu!”. Ông già đáp lời bằng cái vái tay thật dài. Trọng cùng giáo San ra khỏi xóm nhỏ, vừa đi vừa trò chuyện: - Ông già này là con trai một người lính Cần Vương, theo cụ Hoàng giáp Nguyễn Quang Bích lên rừng chống Pháp. Khi cụ Hoàng mất, người lính ấy về đây, lấy vợ muộn mằn, sinh được ông già này. Ông già rủi ro, bố mẹ đều mất sớm, phải đi xin ăn từ lúc sáu, bảy tuổi. Rồi bị nạn gãy tay, không lấy được vợ. Khi già lão cô đơn lại phải đi xin. Ngày tết không dám ra khỏi lều, sợ người ta mắng là vô ý tứ, không biết lánh cái mặt nghèo hèn, cái thân tàn tật. Tết đến nhưng ông không có tết, càng không dám đi chợ Giếng ngày xuân. Nghe Trọng nói, giáo San thấu được cảnh khốn khổ của con trai người lính cụ Hoàng. San bỗng muốn hiểu thêm về cụ Hoàng mà cả làng Trình Phố, từ người già đến người trẻ đều kính phục. Vũ Trọng liền thủ thỉ: - Làng này có hai vị danh nhân bậc quốc gia. Một là cụ Hoàng, đỗ Đình nguyên thời Tự Đức, có ý thức căm thù giặc Pháp, yêu nước thương dân. Sang thời Cần Vương, cụ được vua Hàm Nghi phong là Thượng thư bộ Lễ, sung chức Hiệp thống quân vụ. Bảy năm cụ ở vùng Tây Bắc nước ta, điều binh khiển tướng chống Pháp. Khi thế cùng lực kiệt, cụ mất tại bản doanh núi Cháu. Sau mới đưa di cốt về đất làng Trình... Vị nữa là ông Bùi Viện, đỗ Cử nhân, được vua Tự Ðức sai ra nước ngoài tìm kế chống Pháp. Ông tự động sang Mỹ làm ngoại giao, song không gặp thời, lỡ việc. Trở về, ông xin lập đội quân Tuần dũng, vừa làm việc thông thường, vừa tính kế chống Pháp. Ông bị kẻ thù đầu độc, mất vào tuổi ba mươi chín... Nghe Trọng kể giọng ngậm ngùi, San xúc động. Rồi Trọng kể tiếp về chuyện ông Nguyễn Ái Quốc - người yêu nước, rời nhà đi bôn ba hải ngoại. Sang Pháp sang Nga tìm phương cứu nước. Gần đây ông mượn đất Tàu, mở lớp huấn luyện học trò, cho về nước làm cách mạng... Rồi sau hôm ấy, San được Trọng trao cho tờ báo Thanh Niên và tập sách Đường Cách Mệnh. San đem về bí mật mở ra nghiên cứu. Cùng nhóm giáo viên trường Trình Phố xin vào Hội Thanh Niên./.