VÀI CẢM NGHĨ VỀ NHIẾP ẢNH VÀ NHIẾP ẢNH VỚI CUỘC SỐNG
Ngày: 12/04/2022
Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III (tháng 12 - 1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn văn nghệ sĩ: “Văn hoá nghệ thuật là một mặt trận. Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Lĩnh vực nhiếp ảnh, lịch sử nước nhà ghi nhận sự đóng góp tích cực của hàng nghìn nghệ sĩ và các nhà hoạt động nhiếp ảnh Việt Nam, trong đó có nhiều nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thái Bình từ lớp các nghệ sĩ “tiền bối”, các phóng viên nhiếp ảnh chiến trường đến thế hệ các nhà nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới, tất cả đã dành trọn tâm huyết, tài năng, trí tuệ xây dựng sự nghiệp nhiếp ảnh nói riêng, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung

VÀI CẢM NGHĨ VỀ NHIẾP ẢNH VÀ NHIẾP ẢNH VỚI CUỘC SỐNG

                                                                                                                    LÊ QUANG VIỆN

Trong ngày vui gặp mặt nhân kỷ niệm 69 năm, ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2022) hôm nay, chúng ta tưởng nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập nền nhiếp ảnh nước nhà, Bác là nhà văn hóa, nhà hoạt động cách mạng kiệt xuất, Bác còn là đồng nghiệp thân thiết và gần gũi đối với giới nhiếp ảnh trong nước và quốc tế. Từ “cái nhìn chiến lược”, ngày 15/3/1953, tại khu Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam”. Phải mất mấy chục năm sau, ngày 16/12/2002, Bộ Nội vụ nước CHXHCN Việt Nam mới có Thông báo số 1021/BNV-TCPCP (Bộ Nội vụ và Tổ chức phi Chính phủ) đồng ý lấy ngày 15/3 hàng năm là ngày “Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam”. Bạn bè quốc tế ghi nhận, trong hành trình bôn ba khắp năm Châu tìm đường cứu nước những năm 20 của thế kỷ XX, Bác đã được tiếp cận với kỹ thuật, nghệ thuật nhiếp ảnh thế giới. Tại Pháp, Bác làm thợ ảnh, bởi Bác hiểu vai trò, sự tác động sâu rộng, mạnh mẽ và lan toả của loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh. Lần giở những trang vàng truyền thống nhiếp ảnh thế giới, trên một tờ báo ở Thủ đô Paris (nước Pháp) vào năm 1921, người ta đọc được một quảng cáo, khẳng định Bác của chúng ta là một thợ ảnh chính hiệu: “Ảnh chân dung nghệ thuật với mọi loại hình từ 20 phrăng trở lên, có khung từ 40 phrăng. Nguyễn Ái Quốc nhà số 9 ngõ Compoint, Paris quận 17. Đối với các tỉnh và thuộc địa: Khách hàng chịu tiền đóng gói và cước gửi bưu điện. Hoặc bạn muốn giữ kỷ niệm sinh động về người thân và bạn bè mình, các bạn hãy cho phóng đại ảnh tại nhà Nguyễn Ái Quốc số 9, ngõ Compoint, Paris quận 17. Ảnh chân dung tốt, khung ảnh đẹp, từ 45 phrăng trở lên”. Một thời gian sau, Nguyễn Ái Quốc chuyển về số 3 Patriarches, quận 5. Trong báo cáo của viên mật thám Pháp với sở Mật thám chuyên theo dõi Bác của chúng ta: “Từ ngày dọn nhà đến nay, Nguyễn Ái Quốc đến ở số 3 chợ Patriarches, quận 5, Nguyễn Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III (tháng 12 - 1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn văn nghệ sĩ: “Văn hoá nghệ thuật là một mặt trận. Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Lĩnh vực nhiếp ảnh, lịch sử nước nhà ghi nhận sự đóng góp tích cực của hàng nghìn nghệ sĩ và các nhà hoạt động nhiếp ảnh Việt Nam, trong đó có nhiều nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thái Bình từ lớp các nghệ sĩ “tiền bối”, các phóng viên nhiếp ảnh chiến trường đến thế hệ các nhà nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới, tất cả đã dành trọn tâm huyết, tài năng, trí tuệ xây dựng sự nghiệp nhiếp ảnh nói riêng, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung. VNTB 02(259) - 2022 13 KỶ NIỆM 69 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM (15/3/1953 - 15/3/2022) Ái Quốc vẫn tiếp tục trở lại ngõ Compoint mỗi ngày mấy giờ để làm việc ở cửa hiệu sửa ảnh của ông Lê-nô. Thỉnh thoảng ông này trao việc cho Nguyễn Ái Quốc làm ở nhà. Ngoài mấy giờ làm việc, lương không đủ sống, Nguyễn Ái quốc còn vẽ trên những cái chụp đèn và phóng ảnh, sửa ảnh cho khách gửi tới theo lời quảng cáo trên các báo”. Thời điểm đó, công chúng Paris (Pháp) không chỉ biết đến Nguyễn Ái Quốc với nhiều bút danh và bài báo đăng trên các báo như Báo Nhân đạo, Điện tín quốc tế, Công chúng… mà còn biết một Nguyễn Ái Quốc “thợ ảnh” cừ khôi. Các tài liệu lưu trữ cho thấy, đầu thế kỷ XX, công nghệ và kỹ thuật chụp ảnh chưa phát triển mạnh mẽ như bây giờ, khách chụp ảnh chủ yếu là giới thượng lưu với yêu cầu chất lượng cao về kỹ thuật và mỹ thuật, vì thế, để hài lòng khách, nhà nhiếp ảnh phải vừa là kỹ thuật viên cừ khôi và cũng là một… nghệ sĩ tài ba. Tài liệu khảo cứu cho thấy, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách mạng ở các nước thuộc địa Pháp, đầu năm 1922, Nguyễn Ái Quốc và Ban Thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa đã quyết định lập ra “Hội hợp tác Người cùng khổ” và bàn bạc cho việc xuất bản tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) là cơ quan ngôn luận của Hội. Ngày 01/4/1922, số báo đầu tiên của “Người cùng khổ” ra mắt bạn đọc, Nguyễn Ái Quốc trở thành nòng cốt của tờ báo. Người vừa là biên tập vừa là phóng viên, nhiếp ảnh gia kiêm quản lý, phát hành. Báo được in 3 thứ tiếng: Pháp, Ả Rập và Hán ngữ. Đầu tiên báo lấy tiêu đề “Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa”, sau đổi là “Diễn đàn của vô sản thuộc địa”, rồi tiếp theo đổi là “Cơ quan của nhân dân bị áp bức các thuộc địa”. Từ tháng 4-1922 đến tháng 4-1926, báo hoạt động được 4 năm, xuất bản được 38 số, mỗi kỳ khoảng trên dưới 5.000 bản. Điều đặc biệt là những bức ảnh đăng trên báo đều của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Năm 1979, báo “Đời Sống Thợ Thuyền” của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp kỷ niệm 70 năm thành lập, trong số báo đặc biệt có đoạn viết: “Những năm 20 của thế kỷ XX, một thanh niên di cư người Đông Dương, kiếm sống bằng nghề in phóng ảnh ở phố chợ Patriarches đã làm nhiều người phải chú ý về những lời tố cáo đanh thép chống chủ nghĩa thực dân… Hôm nay, bạn đọc của báo Đời Sống Thợ Thuyền gặp lại người thanh niên này trên các trang báo. Anh ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Và chắc các bạn đã hiểu rõ, người đó là ai rồi. Không phải ai xa lạ, đó là đồng chí Hồ Chí Minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp bảy năm, bảy năm ấy Bác làm “thợ ảnh” để kiếm sống và hoạt động cách mạng. Từ bản yêu sách tại Hội nghị Véc-xây đến các tác phẩm “Lên án chủ nghĩa thực dân” rồi “Bản án chế độ thực dân Pháp” và quan trọng hơn là tiền chi cho hoạt động báo chí, cụ thể là tiền để phát hành tờ báo “Người cùng khổ” đều được in bằng tiền làm nghề ảnh của Bác. Báo chí, sách và truyền đơn mà Bác gửi về cho cán bộ cách mạng trong nước trong thời gian ấy cũng là tiền lương thợ ảnh. Sau này, khi là Chủ tịch nước, Bác vẫn luôn dành tình cảm, sự quan tâm ân cần đến các thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh và các nhiếp ảnh gia. Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam ghi nhận, vào năm 1869, quan đại thần triều Nguyễn là Ðặng Huy Trứ (thời Tự Ðức) có mua một bộ máy ảnh của người Pháp về Hà Nội mở “Hiệu ảnh Cảm Hiếu Ðường”. Ðây là hiệu ảnh đầu tiên của người Việt tại Việt Nam. Thế nhưng, người có công quảng bá nghề ảnh lại là ông Nguyễn Ðình Khánh (tức Khánh Ký) làng Lai Xá, Hà Tây (nay là Hà Nội), Khánh Ký rất giỏi nghề in và phóng ảnh, ông đã truyền cho 14 VNTB 02(259) - 2022 con cháu và dân làng Lai Xá nghề ảnh. Công chúng ngày nay còn nhớ bộ ảnh “Nạn đói 1945”của cố Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Võ An Ninh, trong đó có tác phẩm “Thái Bình 3km”, ghi lại cảnh 3 đứa trẻ gầy trơ xương vì đói ở cột mốc số 3, quốc lộ 10, (nay là Xí nghiệp dệt Hồng Quân, phường Quang Trung), bức ảnh là bản án không lời tố cáo tội ác của thực dân Pháp, Phát xít Nhật đối với nhân dân Việt Nam nói chung, người dân Thái Bình nói riêng. Nền “nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam” bắt nguồn từ hội “Ái hữu Nhiếp ảnh” ở Hà Nội và Sài Gòn (1930 - 1940), Ðoàn Nhiếp ảnh chiến khu Việt Bắc (1949), Ban liên lạc Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (1958), đặc biệt Nhiếp ảnh Việt Nam phát triển mạnh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bởi các phóng viên chiến trường. Các bức ảnh tiêu biểu thời kỳ ấy đậm nét chiến tranh cách mạng, chân thực giản dị là tài liệu và bằng chứng lịch sử vô giá của cách mạng Việt Nam. Từ 30 nhà nhiếp ảnh thời chống Pháp ở ATK, Thái Nguyên, năm 1965 Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành lập với 71 hội viên, đến nay đã có cả nghìn hội viên (trong đó Thái Bình hiện có 7 nghệ sỹ Nhiếp ảnh), hàng vạn người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh và hoạt động trên các lĩnh vực nhiếp ảnh (ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật, ảnh dịch vụ, ảnh tư liệu) và vật tư ngành ảnh. Năm 1991, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trở thành thành viên của Liên đoàn nghệ thuật Nhiếp ảnh thế giới (FIAP), tổ chức quốc tế uy tín của Nhiếp ảnh thế giới. Hàng năm, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, bảo trợ, tham gia khoảng 50 cuộc thi ảnh khu vực, quốc gia và quốc tế. Bước vào công cuộc đổi mới, những nhà nhiếp ảnh lại tích cực tham gia sáng tác, cổ vũ công cuộc đổi mới đất nước. Những bức ảnh mang hơi thở cuộc sống lần lượt xuất hiện trên những trang báo, tạp chí, tạp chí nhiếp ảnh, các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế, mang thông tin sống động đến người xem đồng thời là những nhân chứng lịch sử, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Các nhà nghiên cứu văn hoá khẳng định: Nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật thị giác, được đông đảo công chúng tham gia và yêu thích. Nhiếp ảnh đã góp phần làm cho đời sống văn hoá phong phú hơn, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao thẩm mỹ cho nhân dân. Nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật đã “gieo” vào lòng công chúng trong nước và bạn bè quốc tế những ấn tượng đẹp về đất nước, con người Việt Nam và quê hương Thái Bình, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc. Lớp lớp thế hệ người làm công tác Nhiếp ảnh Thái Bình hôm nay không quên sự hy sinh và những đóng góp to lớn của thế hệ NSNA tiền bối tỉnh nhà đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp Nhiếp ảnh quốc gia từ những ngày đầu với cái tên thân thương: “HTX Nhiếp ảnh tháng Tám” thị xã Thái Bình (nay là thành phố Thái Bình). Những năm gần đây, các nghệ sĩ Nhiếp ảnh, các hội viên Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh nhà đã tích cực sáng tác nhiều tác phẩm nhiếp ảnh, đóng góp cho nền nhiếp ảnh nước nhà và thế giới, trong đó, nhiều tác phẩm xuất sắc đã được trao giải thưởng cao quý tại các cuộc thi nhiếp ảnh trong nước và quốc tế, nhiều hội viên Chi hội Nhiếp ảnh Thái Bình đã được kết nạp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nhiều Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thái Bình được phong tước hiệu cao quý của Hội NSNA Việt Nam và Liên đoàn Nhiếp ảnh thế giới, dần khẳng định vai trò của Nhiếp ảnh trong đời sống tinh thần và hưởng thụ văn hoá của nhân dân, đồng thời khẳng định vị thế Nhiếp ảnh Thái Bình trong khu vực và trên thế giới. 

LÊ QUANG VIỆN