BÀI THƠ CÂY DỪA CỦA NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA DƯỚI GÓC ĐỘ HỘI HỌA
Ngày: 12/04/2022
Một nhà thơ đã và sẽ còn mãi trong trái tim người yêu thơ nhiều thế hệ, bởi khoảng lớn của thơ ông là thơ viết về thiếu nhi, mà cũng là viết về quê hương mình, cuộc sống quanh mình mà không ngạc nhiên khi bao năm trôi qua, nhưng danh tiếng nhà thơ "Thần đồng Trần Đăng Khoa" luôn được trân trọng nhắc đến

BÀI THƠ CÂY DỪA CỦA NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

DƯỚI GÓC ĐỘ HỘI HỌA

NGUYỄN KHÁNH DƯ

Một nhà thơ đã và sẽ còn mãi trong trái tim người yêu thơ nhiều thế hệ, bởi khoảng lớn của thơ ông là thơ viết về thiếu nhi, mà cũng là viết về quê hương mình, cuộc sống quanh mình mà không ngạc nhiên khi bao năm trôi qua, nhưng danh tiếng nhà thơ "Thần đồng Trần Đăng Khoa" luôn được trân trọng nhắc đến. Thơ ông thì nhiều, thật khó để nêu được hết cảm xúc, nhưng đối với tôi bài thơ "Cây dừa" của ông đã được in trong sách giáo khoa lớp 1 những năm học trước đã theo tôi trong hành trình cuộc sống. Chỉ xin phép được cảm nhận bài thơ "Cây dừa" của ông dưới một góc độ: Chất Hội họa trong bài thơ "Cây Dừa". Hội họa cũng như các loại hình nghệ thuật tạo hình khác là là phản ảnh hiện thực thông qua sự tái hiện hình tượng các hình thức mà chúng thấy được của hiện thực, Việc thể hiện trực tiếp toàn bộ tính muôn hình muôn vẻ của các hiện tượng được cảm thụ cảm tính: các sự vật, đường nét, màu sắc, hình khối, dáng vẻ của thế giới bên ngoài đã làm cho nghệ thuật tạo hình nói chung và hội họa nói riêng có lợi thế về phía tác động một cách trực tiếp, xác thực, cụ thể đến người tiếp nhận, đến đối tượng cảm thụ. Chúng ta cùng đến với bài thơ "Cây Dừa" của nhà thơ Trần Đăng Khoa: CÂY DỪA Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra... Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. (Theo: Góc sân và khoảng trời - Trần Đăng Khoa - Nxb Kim Đồng - tái bản năm 2013). Nếu như nhìn dưới lăng kính của một họa sĩ, thì đây là bức tranh được thể hiện một cách chân thực, sinh động về cảnh vật, hiện tượng thiên nhiên. Chúng ta cùng đến với khổ thơ thứ nhất: “Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao...” 34 VNTB 02(259) - 2022 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU - LÝ LUẬN Hình ảnh chính của bức tranh đã rõ những đặc điểm, cấu tạo của dừa: “xanh tỏa nhiều tàu”, “thân dừa bạc phếch tháng năm”, “quả dừa đàn lợn con nằm trên cao”. Thật là một cách sắp sếp bố cục đến tài tình: Đàn lợn con nằm trên cao với sự sắp đặt xô lệch mà bầu bĩnh, non tơ thật đáng yêu! Trần Đăng Khoa đã vẽ tranh bằng thơ với đường nét, đặc tả: “hoa nở cùng sao”, “tàu dừa - chiếc lược” Trong cái tả ấy, ngoài tả khối “bao hũ rượu quanh cổ dừa”, ta còn thấy cái “chất” của dừa “nước ngọt, nước lành” được chứa đựng trong cái khối hình hũ rượu kia! “...Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa...” Một bức tranh được nhà thơ vẽ trong cái khoảng đêm tĩnh mà động, đêm mà không có sắc trầm tối bởi sắc ánh trăng chiếu soi xuyên qua những chiếc tàu dừa gật gù như những chiếc lược đang chải vào mây xanh, những chùm hoa dừa bừng sáng giữa muôn ngàn sao xa... Những chiếc tàu dừa ấy như một cơ thể mang tâm hồn nghệ thuật “dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”- thế mới thấy những nét vẽ thơ được Trần Đăng Khoa thể hiện thật giàu chất liệu màu sắc, thời gian, không gian: “...Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra..". Ta còn thấy hình ảnh chính của bức tranh, cũng là nhân vật trọng tâm của bài thơ: khỏe khoắn mà mềm mại, luôn hòa mình với sắc trời, có sự chuyển động, là nhạc trưởng của bản giao hưởng mùa hè do dàn nhạc thiên nhiên, cảnh vật tạo nên. Đẹp là thế, chất phiêu là thế, nhưng kết bài thơ, cây dừa còn được khẳng định về vị thế của cây trong tranh, trong thơ: “...Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi...” Giữa cái khung cảnh thiên nhiên huyền diệu ấy, với sự đặc tả màu sắc với sự tinh tế về đường nét, hình mảng, màu sắc mà văn chương đã dùng các thủ pháp nghệ thuật như nhà thơ Trần Đăng Khoa càng thấy ngay trong một bài thơ đã chứa sẵn một tâm hồn họa sĩ, và một thi sĩ họ đã vẽ thơ như thế đấy

NGUYỄN KHÁNH DƯ