Trên mảnh đất quê lúa bao đời, mỗi khi nhắc đến câu ca dao “Tay cầm bầu rượu nắm nem/ Mải vui quên hết lời em dặn dò” là người quê như chợt ùa cảm xúc để nhắc tới một đặc sản của quê hương, một món ăn đã gắn liền với phong tục, văn hóa của làng Thần Đầu - tổng Thần Nhuệ, tỉnh Thái Bình (nay thuộc xã Tân Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)
L âu nay cái tên Ánh Tuyết, một nhà thơ nữ ở quê lúa Thái Bình đã trở nên quen thuộc với độc giả bởi những bài thơ tình dào dạt, mê đắm và không kém phần dữ dội. Chỉ đọc tên một số tập thơ đã thấy chất nữ tính nổi trội, dám nói thẳng băng về những điều khó nói lâu nay: “Còn đang đàn bà”, “Đá nổi mây chìm”, “Bão tạt ngang” “Có thể là yêu”.
Rời quân ngũ về với đời thường, dù đã ở “tuổi xưa nay hiếm” nhưng cựu chiến binh Nguyễn Văn Tích, thôn 3, xã Vũ Quý (Kiến Xương) vẫn trân trọng giữ gìn những kỷ vật, ký ức, kỷ niệm thời quân ngũ, nơi ông đã đóng góp vào công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Ông Tạ Hiển tên thường gọi là Tạ Hởn, sinh năm 1899, tại làng Hải Nhuận, xã Đông Quý, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Sau này khi tham gia hoạt động cách mạng ông có nhiều bí danh: Đồi (Già Đồi), Chính (Chính già); Cầu, Vinh
Ai một lần đến với biển mùa hè, ngắm nhìn làn nước trong xanh, thả mộng mơ bay trên sóng, hẳn sẽ thấy cuộc đời đáng yêu và đáng sống biết bao. Cát trải dài theo nhịp sóng vỗ, cát miên man như hơi thở của người con gái đợi người yêu. Tâm trạng ấy cũng là của tôi trong ngày gặp em một thời xa lắc, xa như cánh buồm ngày nào chấp chới giữa biển khơi, giờ thì khuất dấu về đâu giữa vũ trụ vô cùng này để thay vào đó là những đoàn thuyền máy nhiều mã lực, cứ lao thật nhanh đến tít tắp phía chân trời mờ ảo. Trong gió hạ chiều tàn tôi lại miên man hát bản tình ca của biển nồng nàn đến hát ru em.