VIÊN NGẬM BỔ PHẾ
Ngày: 25/12/2023
Năm ấy, tôi mới chuyển về trường Thành phố dạy khoảng một năm. Hôm đó tôi coi thi ở phòng A3.1 đầu dãy nhà 3 tầng. Khi đi qua phòng A3.2 tôi thấy một cậu học trò cũ nhỏ bé đang ho rũ rượi. Sau cơn ho em gục xuống bàn không muốn làm bài vì mệt.

VIÊN NGẬM BỔ PHẾ

                                                                                  Vũ Mỹ Hạnh

Năm ấy, tôi mới chuyển về trường Thành phố dạy khoảng một năm. Hôm đó tôi coi thi ở phòng A3.1 đầu dãy nhà 3 tầng. Khi đi qua phòng A3.2 tôi thấy một cậu học trò cũ nhỏ bé đang ho rũ rượi. Sau cơn ho em gục xuống bàn không muốn làm bài vì mệt. Thấy thương quá, tôi đi xin một viên ngậm bổ phế đưa cho em để em ấm họng, đỡ ho tiếp tục làm bài. Em ngẩng lên nhìn tôi, đôi mắt trong veo bỗng lấp lánh biết ơn. VŨ MỸ HẠNH đều thi đạt Thủ Khoa đầu vào Đại học Y Hà Nội. Nhưng mẹ cậu còn Thủ khoa cả đầu ra khi tốt nghiệp nữa. Tuy nhiên họ có cách nuôi dạy con rất hiện đại, không giống số đông. Họ muốn để con mình phát triển tự nhiên, không bao giờ đi chúc tết hay lấy lòng qụy lụy thầy cô. Cậu bảo: Tôi cứ nghĩ chắc bố mẹ em không am hiểu về thuốc men nên mới để con đi thi mà ho đến thế. Thật bất ngờ, hôm sau cô giáo chủ nhiệm lớp ấy kể tôi nghe cậu bé đó là con hai bác sĩ Chuyên Khoa II khoa Tai Mũi Họng. Nhưng chắc họ quá giỏi nên hơi chủ quan khi thấy con chỉ bệnh vặt mà thôi. Càng ngày tôi càng thấy, cậu bé rất thông minh đa tài. Cậu học Đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lí thi cấp Tỉnh nhưng rất giỏi Tiếng Anh, vẽ đẹp, đàn hay. Tuy còn mải chơi, cũng mê điện tử như đa số cậu bé tuổi đó, nhưng vẫn đạt kết quả cao các môn học khác. Lên lớp 9, cậu xin học thêm Văn để ôn thi cấp 3 và thi vào trường Chuyên của Tỉnh. Tiếp xúc nhiều hơn tôi càng thấy cậu rất tài hoa, dễ thương. Cậu cũng rất yêu quý tôi, có hôm cậu ngủ gật tôi chỉ nhắc nhẹ nhàng. 20/11 năm ấy cậu bỗng dưng một mình đạp xe đến nhà tôi chúc mừng ngày Nhà giáo. Cậu đưa tặng tôi cái bút nước đỏ nói để tặng cô chấm bài. Và khệ nệ xách một lẵng hoa to đẹp nữa. Hai cô trò ngồi chuyện trò rất lâu. Cậu kể bố mẹ - Hôm cô xin cho em viên bổ phế, em cảm động lắm ạ. Vì bố mẹ em quá bận, chẳng mấy khi quan tâm được đến em. Cô giáo chủ nhiệm em coi phòng thi đó mà cũng không để ý. Chỉ có cô quan tâm đến em thôi. Em ngậm bổ phế một lúc cổ họng ấm nên đỡ rất nhiều, em lại làm bài thi tiếp được. Em kể mẹ em nghe, mẹ em giục em đến chúc mừng cô. Lẵng hoa này là mẹ em tự tay đặt cho em đi tặng cô đấy ạ. Nhưng bố mẹ em không bao giờ đi chúc Tết thay con cái đâu cô. Sau đó, cậu bé thi đỗ trường Chuyên. Cô trò hò reo nhảy lên khi thấy tên cậu bé trên bảng danh sách đỗ. Dù có năm tôi không chủ nhiệm lớp 9 nhưng năm nào cũng vẫn đi xem kết quả cho các học trò cũ của mình. Rồi cậu vào học Đại học Kiến trúc Hà Nội, đam mê chụp ảnh kiến trúc đã giúp cậu nổi tiếng trong nghề. Cậu đạt giải các cuộc thi ảnh Nghệ thuật uy tín trên thế giới. Cậu cũng năng động, biết kiếm thêm tiền bằng cách mua bán máy nghe nhạc, loa, tai nghe... Tôi cứ trêu nhận cậu là con rể nhưng cậu chỉ cười. Thỉnh thoảng cậu về chơi với cô giáo cũ. Có lần, kỷ niệm 25 năm thành lập trường Chuyên Thái Bình, cậu được mời giao lưu với cương vị một cựu học sinh thành đạt, nổi tiếng. Tên cậu bây giờ có thể tra cứu trên Google: ThiênThạch fotographer. Cậu gọi điện bảo:- Cô ơi, em muốn mời cô lên sân khấu giao lưu cùng em, vì cô cũng là cựu học sinh trường này. Và cô là cô giáo mà em yêu quý nhất suốt thời học phổ thông. Sẽ là cuộc giao lưu ý nghĩa giữa nhiều thế hệ. Tôi bảo:- Em ơi, tiếc quá cô bị sốt không ra được. Em cứ tìm ai đó để giao lưu thay cô nhé. Cảm ơn trò cũ yêu quý của Cô. Cậu liền vào thăm và ngồi cạnh giường hỏi han, kể chuyện tôi nghe. Cả dự định tương lai, cả chuyện tình yêu nữa... Tôi học được ở em nhiều điều đáng giá, giúp mình đỡ cổ hủ, lạc hậu, để hiểu hơn con gái và các học trò rất trẻ quanh mình. Tôi trân trọng tài hoa và yêu quý gương mặt trong sáng, thánh thiện của trò cũ vô cùng. Một hôm cậu đến nhà, cho tôi xem rất nhiều những bức ảnh nghệ thuật mình từng chụp. Cậu hỏi:- Cô thích nhất ảnh nào để em in tặng cô treo ở phòng làm việc nhé. Tôi chỉ 1 ảnh thác trên biển rất độc đáo. Cậu kể để săn được khoảnh khắc này ở Ghềnh Ráng - Quy Nhơn, Bình Định, cậu phải rình hàng tháng trời vô cùng kiên nhẫn để bắt được cái hồn của khung cảnh, và vì chỉ khi thuỷ triều rút xuống thác nước lạ lùng đó mới hiện ra. Một hôm sau đó khá lâu, cậu gọi điện lúc tôi đang ở trường làm việc. Tôi đang bận nên bảo:- Em cứ vào nhé, cô đợi ở phòng. Không ngờ, lúc cậu vào tôi mới biết, cậu phải đội trên đầu bức tranh to nặng, rất dày đi bộ qua chiều dọc dài dằng dặc sân trường để đến phòng mình. Bức tranh in hình thác nước độc đáo tôi đã chọn hôm nào. Cậu đã kỳ công đặt in tặng cô giáo cũ dạy cậu năm lớp 8. Thương quá mà không biết làm sao được. Xúc động, tôi có ứng tác mấy câu thơ về bức tranh ấy và cậu càng hạnh phúc: Trên biển bằng vẫn có thác em ơi Như đời người tưởng bình yên mà cũng đầy bão tố Nhưng thác vẫn vượt qua muôn trùng sóng gió Kiêu hãnh bay lên làm đẹp biển trời. Tiếc rằng khi chuyển sang trường mới, tôi trót lỡ để bức tranh bị mốc do tường nhà cũ ẩm nên đã hỏng. Nên bức tranh chỉ còn trong ký ức mà thôi. Tuy nhiên, trong lòng tôi, cậu bé luôn là một học trò tôi yêu quý nhất. Tôi còn viết một bài thơ tặng cậu bé thánh thiện của mình. Sắp 20/11, lại nhớ về một tình thầy trò đẹp bắt đầu chỉ từ một viên ngậm bổ phế ngày nào. Thì ra cái đẹp nhất của nghề giáo, chỉ cần từ trái tim, ắt sẽ chạm đến trái tim