Cách đây tròn 97 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên, tờ báo do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã xuất bản số đầu tiên, mở đầu trang sử truyền thống vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam
Cách đây tròn 97 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên, tờ báo do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã xuất bản số đầu tiên, mở đầu trang sử truyền thống vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam. 97 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã trải qua chặng đường vẻ vang, đầy gian khổ, hy sinh để trưởng thành và phát triển. Báo chí Cách mạng đã phát huy vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập tự do; góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí đã làm tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân. Những người làm báo Việt Nam xứng đáng là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Trong chặng đường 97 năm lịch sử vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam, đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin, cổ vũ phong trào hành động cách mạng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành quả công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; đấu tranh phản bác các luận điệu vu cáo xuyên tạc, các quan điểm sai trái, âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; góp phần quan trọng vào quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới; là cầu nối giữa Việt Nam và bạn bè thế giới, mở rộng tầm nhìn, giao lưu và hội nhập quốc tế, có hàng trăm nhà báo anh dũng hy sinh, hiến dâng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đã làm nên các tác phẩm báo chí có giá trị, góp phần tích cực vào những thành tựu cách mạng của dân tộc; hàng nghìn nhà báo đã nêu những tấm gương sáng về bản lĩnh, tinh thần chiến đấu, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp... Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn tự hào và tôn vinh các thế hệ làm báo đã viết nên lịch sử vẻ vang của nền báo chí cách mạng. Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của các lực lượng báo chí trong cả nước, các cơ quan báo chí tỉnh ta đã rất nỗ lực cố gắng trong việc xây dựng củng cố và phát triển đội ngũ, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và lớn mạnh không ngừng. Tạp chí Văn nghệ Thái Bình cơ quan ngôn luận của Hội Văn học Nghệ thuật, là diễn đàn sáng tác, lý luận phê bình của văn nghệ sĩ, luôn bám sát chủ trương đường lối quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hoạt động theo Luật báo chí, những người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, luôn trau dồi, học hỏi về chuyên môn, nâng cao bản lĩnh chính trị. Từ đó tuyên truyền đầy đủ kịp thời và chính xác những thông tin về chính trị, thời sự, chủ trương đường lối, chính sách mới về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của tỉnh; tuyên truyền bằng các tác phẩm văn học nghệ thuật về các vấn đề của đời sống xã hội và đặc biệt là đề tài Học lập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Ðể làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Ðảng, Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động". Trong điều kiện hiện nay, để xứng đáng là chiến sĩ cách mạng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, mãi mãi kiên định mục tiêu lý tưởng của Ðảng, của dân tộc, những người làm báo phải kiên quyết khắc phục những mặt yếu kém, xây dựng lập trường chính trị vững vàng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện tác phong, lối sống… Tự hào về truyền thống vẻ vang của chặng đường 97 năm Báo chí Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhận rõ sứ mệnh cao quý của những người cầm bút, chúng ta tin tưởng báo chí Việt Nam nói chung, Tạp chí Văn nghệ Thái Bình nói riêng và Văn nghệ sĩ Thái Bình những người sẽ tiếp tục phát triển, đạt được những thành tựu to lớn hơn xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa của Đảng, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, quê hương phát triển nhanh và bền vững. Hơn ai hết những người biên tập Tạp chí Văn nghệ Thái Bình, văn nghệ sĩ Thái Bình hiểu rõ sứ mệnh cao cả của người cầm bút luôn nỗ lực sáng tác những tác phẩm báo chí và văn học nghệ thuật giàu giá trị nhân văn có sức lan toả. Nếu như văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước, thì văn học nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân - thiện - mĩ của con người, là một trong những nguồn lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức sâu sắc điều đó, nên trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển văn học nghệ thuật theo hướng vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa bảo tồn cốt cách, bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Những người cầm bút, văn nghệ sĩ Thái Bình đã, đang, sẽ cầm chắc “Cây bút” để phục vụ sứ mệnh vẻ vang, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hoàn thành tốt trọng trách, “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa”, mỗi văn nghệ sĩ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân, cần ý thức rõ về vị trí, vai trò của mình trên con đường truyền bá những giá trị tinh hoa đời sống tinh thần và tích cực sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống xã hội, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước, của tỉnh. Nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện và chủ động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác luận điệu xuyên tạc, thù địch, không mất cảnh giác để bị lừa, bị kích động, bị lôi kéo vào hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia thông qua lợi dụng hoạt động văn hóa nghệ thuật.C Qua quãng đường rợp bóng cây đồng làng òa hiện. Dậu bồi hồi dừng bước. Mấy tháng trời “ nhất nhật thiên thu” không cướp nổi của Dậu thói quen từ thuở chăn trâu cắt cỏ. Bất kỳ lúc nào ở trong làng ra hay đi đâu đó về chớm đến cánh đồng là Dậu đứng nghiêm vươn vai hít một hơi no căng lồng ngực. Dậu bước ra sát lề đường nhìn lướt cánh đồng vừa qua vụ gặt. Tức thì thửa ruộng trước mặt như sôi lên. Con đạc mướt cỏ vồng lên. Cấp tập những lời vô thanh chói chát. Dậu run lên, mồ hôi lõa ra. Sau khi sự việc xảy ra đồng làng đã ngót hai vụ lúa bội thu. Dậu đã nhận được rất nhiều cảm thông, tha thứ... Vậy mà cánh đồng vẫn chưa nguôi cơn giận kẻ đã dìm đồng làng dưới mênh mông nước mặn. Phải mất vài phút trấn tĩnh Dậu mới nhấc lên được chiếc túi vải nhẹ tênh vài bộ quần áo. Quãng đường trục đồng trở nên xa lạ, hun hút. Cái rãnh ngang vài gang tay Dậu đã nín thở lấy đà mà vẫn bị sa chân. Rút được bàn chân lên Dậu ngỡ ngàng không tin ở mắt mình. Trong khoảng không trước mặt cách một tầm tay với thoạt đầu mờ ảo rồi rõ ràng gương mặt cô gái. Dậu thờ ơ ngay được. Vẫn xinh.. . Nhưng khóc cái nỗi gì... Cô gái đưa tay che mặt: “ Anh... Lỗi tại em...”. Dậu để mặc tiếng lòng như gắt lên: “ Thôi đi ...”. Dậu và Yến là đôi bạn thân từ thuở chăn trâu cắt cỏ. Một buổi chiều ở bãi thả về đến gò ông Trâu cô bé Yến họ trâu đứng lại, chăm chăm nhìn lên gò. Hôm ấy Dậu mải chơi nên về sau cùng. Đến chỗ Yến đứng Dậu ngồi trên lưng trâu hỏi xuống: “Hắn ngắm gì thế”. Yến buồn thiu: “Tớ định lúc về lên gò hái bồ kết. Thế mà ai hái hết rồi”. Dậu nhìn lên gò. Cây bồ kết vẫn còn những chùm quả nhưng ở tít trên cao. Cao tít thế người lớn cũng chịu nói gì trẻ trâu. Dậu chọc tức Yến: “Hắn lên xí phần đi. Mùa tới tớ hái cho thừa gội đầu vài năm”. Yến giục trâu đi mấy bước, ngoái lại: “Thèm vào”. Buổi tối, làm xong bài tập về nhà Dậu lắp đèn pin, ra vườn lấy sào tre. Mẹ Dậu lấy làm lạ ra đứng đợi ngoài cổng vườn. Dậu nói thật với mẹ chuyện buổi chiều với Yến. Mẹ hiểu tâm trạng con trai đang tuổi lớn. “Con bé Yến được cả người cả nết. Mẹ đỡ con giúp bạn việc này”. Lên gò, Dậu soi đèn pin cho mẹ chọc sào. Mỗi tiếng tách đầu sào là một chùm bồ kết rơi gọn vào chiếc rổ Dậu giơ đón. Mẹ chỉ rổ bồ kết đầy có ngọn: “Cây trên gò như có ý để phần con bé ngoan. Quả ở trên cao no nắng gió, già nẫu, chỉ phơi vài nắng là khô cong, đen nhánh”. Hôm sau Dậu dong trâu ra bãi sớm hơn mọi ngày, đợi Yến ở đầu lối. “Của hắn đây. Đủ gội cả năm đấy. Mẹ tớ bảo thế”. Yến đón túi bồ kết cúi nhìn bàn chân di di ngón cái. Nhìn mặt Yến đỏ bừng Dậu thấy nóng ran tận chân tóc: “Từ mùa tới tớ sẽ hái cho hắn tha hồ mà gội. Không đùa đâu”. Yến lí nhí “ Ừ... nhớ...” rồi giục trâu đi. Cây bồ kết mùa xuân ra hoa mùa hạ chín.
PHAN HÀ