TRẦN VĂN THƯỚC - ĐỨNG ĐỂ VIẾT VĂN
BÚT NGỮ
Trần Văn Thước sinh năm 1945, quê xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nhà nghèo, anh sớm phải lên vùng trung du học nghề thợ nguội, rồi làm việc ở nhà xe Hữu Nghị ở tỉnh Bắc Thái. Trong khi làm việc, anh gặp tai nạn lớn, từ thắt lưng xuống đầu gối bị dập xương, liệt tủy sống. Thầy thuốc phải dùng hai thanh thép không gỉ nong vào hai đùi, để anh có thể tạm đứng được trên đôi chân, Anh không ngồi được. Muốn viết gì anh phải đứng, hai chân tì vào hai điểm tựa cho vững. Anh Thước làm thợ nhưng yêu văn thơ, thích đọc báo nghe đài và tự học viết. Anh đưa tin viết bài gửi các báo Đường Sắt, báo Bắc Thái, đài Tiếng nói Việt Nam. Thời gian đầu anh viết ngắn, đọc được. Viết dần, viết dần được hơn trăm tiểu phẩm, vui gọn, có ích, được Đài Tiếng nói Việt Nam đưa lên làn sóng truyền hình. Nghệ sỹ Phạm Đông nhiều giọng đọc, nhiều cách diễn xướng, hấp dẫn người nghe trong chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân. Các chú bộ đội từ binh nhì đến cán bộ và các bạn nghe đài ngoài quân đội đều thích nghe. Viết nhiều, tay nghề nâng cao dần, Thước tiến lên viết truyện ngắn đăng báo. Anh về quê vời tướng quân Ngô Đạt từ ấp Đồng Nương về triều, giúp vua giữ nước. Khi ngài mất, vua Trần Anh Tông cho quan quân về làm lễ quốc tang, an táng tại cung sở, ban sắc phong “Đạt Đạo đại vương thượng đẳng thần” và sức cho dân Bao Ngạn, cùng ấp Đồng Nương ngàn năm khói hương phụng sự. Đền Đồng Nương thường tổ chức lễ hội vào tháng ba và tháng 10 âm lịch”. Tạm biệt đền Đồng Nương, Tiến Ngoan cùng chúng tôi đến thăm khu du lịch Cồn Đen. Xe gần đến khu du lịch, chúng tôi đã nghe thấy những bản nhạc vui tươi, khỏe khoắn. Anh Kiên (chúa đảo) vui vẻ nói với mọi người: “Ngày nào chúng tôi cũng mở các bài hát của nhạc sĩ Tiến Ngoan viết tặng Cồn Đen để du khách thưởng thức”. Tiến Ngoan hướng dẫn chúng tôi đi thăm các công trình do anh Kiên tạo dựng ở khu du lịch Cồn Đen: Đây là chiếc cầu tre dài nhất Việt Nam, đây là những con đường, những bãi ngao, những rặng phi lao và những khu vườn với hàng nghìn cây ăn quả, nhiều nhất là bưởi Diễn. Tiến Ngoan rất thân với anh Kiên nên anh thông thuộc Cồn Đen. Anh như một hướng dẫn viên du lịch có nghề. Điều đó dễ hiểu thôi bởi anh là cán bộ trung tâm văn hóa thể thao của huyện Thái Thụy, một miền quê đáng sống, một khu kinh tế giàu đẹp, văn minh của quê lúa Thái Bình. để được vợ con giúp đỡ viết nhiều hơn. Có thuận lợi là sinh trưởng trong một gia đình nông dân, có nhiều hiểu biết về nông thôn, nông nghiệp, anh vùng vẫy tay bút. Cứ thế trải qua hơn 40 năm, đến nay anh đã có 12 tập truyện ngắn, truyện vừa, với các đầu đề: "Tháng ba thương mến" (1997); "Truyện ngắn Trần Văn Thước" (1998); "Ông già và đấu sỹ" (1999); "Miền ký ức" (1999); "Bờ sông vẫn gió" (2003); "Bến xưa" (2006); "Mưa nhuần" (2008); "Bến cũ xuôi về"; "Nguồn sáng", v.v… Và hai tiểu thuyết: "Mùa yêu" (2001); "Trai làng" (2004). Trong thời gian này, anh được vào Hội Nhà Văn Việt Nam và lần lượt nhận 12 giải thưởng văn học: Giải 3 truyện ngắn Báo Văn Nghệ; Giải nhì bút ký Báo Văn Nghệ; Giải nhì truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội; Giải cho thể loại truyện ngắn, của Liên hiệp VHNT Việt Nam; Giải Lê Quý Đôn hạng A và B; Giải truyện ngắn hay của Văn nghệ Quân đội; Giải "Tầm nhìn thế kỷ" của báo Tiền phong; Giải B của Bộ Văn hóa; Giải thưởng "Tam Nông" của Bộ Nông nghiệp Nông thôn và Hội Nhà Văn Việt Nam; Giải truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Thái Bình, tạp chí Cửa Việt. Anh Thước có mấy lần gửi sách tặng tôi. Năm 2013, anh tặng tập truyện ngắn "Bến cũ xuôi về", tôi đọc rồi viết thư góp ý : "Nhìn chung đây là tập sách của một nhà văn thành danh, vốn sống giàu có, viết nhiều. Truyện đậm đặc tình tiết, trình bày rành mạch. Nhân vật sinh động, rõ nét, cả trong khen ngợi và phê phán. Thời nay sách khó bán. Dày 250 trang, được in tới 1.200 bản là nhiều, được nhà xuất bản chú ý, được những cặp mắt tinh tường của một Hội đồng biên tập thông qua… Chỉ mấy điểm đó đã khiến tác giả tự tin để sáng tạo nhiều và hay hơn nữa. Tôi chỉ xin góp với anh đôi chút. Như có lần qua điện thoại với tôi, anh tự nhận là viết chưa súc tích cô đọng, đôi khi bị kéo dài không cần thiết. Qua tập này, tôi thấy anh tự nhận đúng. Rất mong từng truyện săn gọn lại, diễn biến nhanh, nhân vật nổi hơn, đọc dễ vào hơn, đọc xong còn thòm thèm. Vốn sống và ngôn từ của anh khá đậm màu sắc "tam nông" (vào cỡ Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Hữu Nhàn…) chỉ cần lưu ý chọn lựa cho trúng hơn, hấp dẫn hơn. Tập này có 12 truyện, tôi đã đọc 9, dưới đây góp với từng truyện, anh đọc có chọn lọc. Người đọc yêu tác phẩm và cảm mến tác giả Trần Văn Thước là do thấy anh phải khắc phục quá nhiều khó khăn để lao động sáng tạo, để đứng trên đôi chân thương tật mà viết. Trang văn nhiều tâm huyết và công phu, nhiều bổ ích. Nay anh đã ngoài tuổi "cổ lai hy", thương tật ngày càng gây khó khăn hơn, hai thanh thép trong đùi anh quá lâu năm biến chất phải "tu bổ"… Nhưng anh còn say viết, những truyện ngắn thời nông thôn mới vẫn lần lượt đăng trên tạp chí Văn nghệ Thái Bình. Kinh nghiệm cầm bút của anh ngày càng cao, còn có thể viết hay, viết tốt, mặc dù vẫn phải đứng mà viết. Thời chống Mỹ cứu nước, nhà thơ Lê Anh Xuân làm bài thơ ca ngợi người chiến sĩ trên đường băng Tân Sơn Nhất, đứng thẳng mà bắn quân thù. Bài thơ có câu tuyệt diệu "Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ". Ngày nay Trần Văn Thước đứng suốt nửa đời để viết văn, thật xứng đáng được coi là "Dáng đứng Việt Nam" tạc vào lòng những người yêu sách.
BÚT NGỮ