TÌNH KHÔNG BIÊN GIỚI
Ngày: 25/12/2023
Trên hòn đảo Xi-xin xinh đẹp, đầy thơ mộng của nước Ý, có làng Sira CuSa trù phú, non xanh nước biếc. Dưới đất quanh năm gió hát, chim ca. Trên trời bốn mùa lững lờ mây trắng. Tại đây, bác sỹ Căm Pi-Si Pa-Téc-Si sinh được cậu con trai rất kháu khỉnh: Căm-Pi-Si Ca-ê-ta-nô, còn bé đã rất chăm chỉ học hành. Được bố sớm hướng nghiệp, vả lại cậu cũng rất mê cái nghề trị bệnh cứu người. Chẳng bao lâu, Ca-ê đã tốt nghiệp đại học Y khoa loại ưu. Anh theo bố mẹ về thủ đô Roma để chuẩn bị chuyến du lịch thế giới.

TÌNH KHÔNG BIÊN GIỚI

                                                  Truyện ngắn NGUYỄN VĂN THỤC

Trên hòn đảo Xi-xin xinh đẹp, đầy thơ mộng của nước Ý, có làng Sira CuSa trù phú, non xanh nước biếc. Dưới đất quanh năm gió hát, chim ca. Trên trời bốn mùa lững lờ mây trắng. Tại đây, bác sỹ Căm Pi-Si Pa-Téc-Si sinh được cậu con trai rất kháu khỉnh: Căm-Pi-Si Ca-ê-ta-nô, còn bé đã rất chăm chỉ học hành. Được bố sớm hướng nghiệp, vả lại cậu cũng rất mê cái nghề trị bệnh cứu người. Chẳng bao lâu, Ca-ê đã tốt nghiệp đại học Y khoa loại ưu. Anh theo bố mẹ về thủ đô Roma để chuẩn bị chuyến du lịch thế giới. Biết xứ Đông Dương có nước Việt Nam. Dân ở đây hiện thời khổ lắm. Họ bị bọn thống trị bóc lột hết sức dã man. Nghèo khó, đói rét, lầm than, và đủ mọi thứ bệnh tật hành hạ, tàn phá sự sống. Ca-ê bàn với bố đăng ký với chính phủ Pháp sang làm việc ở đó để góp phần cứu giúp dân tộc này. Đầu năm 1947 cả nhà Ca-ê đáp tàu sang Việt Nam, cập bến Hải Phòng rồi tới Hà Nội. Bố Ca-ê mua mảnh đất ở Nghĩa Đô xây một bệnh viện tư. Hai bố con làm việc tại đây được ít tháng, bỗng một đêm, người bố kéo con vào nhà trong nói nhỏ: - Không ổn rồi Ca-ê ơi! Ca-ê hết sức ngỡ ngàng, nhưng giọng anh vẫn điềm tĩnh: Có điều gì thế bố? Pa téc-Son ngán ngẩm: xôi hỏng, bỏng không, dốc hết túi mà chẳng ăn thua! Ca-ê chau mày. Hẳn là việc hệ trọng lắm, bố mới phải cầu đến đồng Frăng? Đúng như vậy. Chúng ta không thể đùa bỡn với chiến trận ở đây được. Lão Đờ Gôn và Bi Đôn đã rờ tới gáy con! - Nghĩa là con phải đi lính, Ca-ê trầm giọng: Lạ thật tại sao cái nước Pháp vừa bị Đức táng cho tả tơi. Thống chế Pêtanh đầu hàng. Đờ Gôn và một loạt tướng tá chạy dạt sang Bắc Phi mà không tỉnh ngộ chưa kịp hoàn hồn. Mặt chưa kịp rửa. Nhờ Đồng Minh chiến thắng, vừa đặt chân về nước, họ đã lại hò hét chiến tranh: "Bình định lại các thuộc địa Pháp, để xây dựng khối liên hiệp Pháp vững mạnh thật là điên loạn. Thật là khôi hài! Ô la la! khôi hài, thật khôi hài! Bởi cái đầu các ông ấy luôn bốc lửa. Nó còn nóng hơn lò nhiệt thạch mà! Với họ, chiến tranh xâm lược, cướp giật, giết tróc… là giấc mơ tột đỉnh để đoạt lấy danh vọng, quyền lực giàu sang. Con biết không, gần một thế kỷ xâm lược Việt Nam, họ đã chiếm đoạt được những gì của người Việt? Ca-ê lắc đầu: Cái đó thì chỉ có ông trời mới thống kê được. Nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là vàng bạc, ngọc ngà, châu báu và… cả phân bắc nữa! Thật thế ư cha? Ca-ê kêu lên. Sao lại không thật! Pa-téc-Son nghiêm nghị nhìn Ca-ê nhấn giọng: Cách đây đúng mười năm, bố có dịp tới Việt Nam. Lần đầu tiên dạo chơi trên bến cảng Hải Phòng, ngắm cảnh biển trời, mây nước. Bỗng có mùi xú uế xộc vào mũi. Ngó xuống chân, mới hay: một dải đất phẳng ngay bên chỗ đứng là cái sân mênh mông phơi phân người đã được dát thành từng phên khô cứng, phu khuân vác cuộn thành những bó lớn, hối hả vác xuống tàu. Những chuyến tàu như vậy được chạy thẳng về Mác-Xây, làm cho bạt ngàn bắp cải nơi đây Xanh tốt lạ lùng và chất lượng vào bậc nhất thế giới! Trời! Ca-ê lại kêu lên: thật là "khai hóa văn minh" chưa từng có trên trái đất này! Vậy mà con lại sắp trở thành người lính xung kích chiến đấu cho cái "Văn minh" kỳ quái ấy đây! Haha! Cha ạ, biết đâu rồi con chẳng có vinh dự được hưởng bắc đẩu bội tinh của cái nền "Văn minh" đó! Pa-Téc-Son khẽ dùng mình, nhưng ông cũng cười phá lên: Té ra thằng Ca-ê của ta cũng khôi hài lắm nhỉ! Ông liếc nhanh vào chiếc đồng hồ: - Muộn rồi, ta đi nghỉ. Sớm mai con lên đường. Chuyện đời là thế. Sức mạnh và quyền lực mà! Nhưng… nếu nhớ được câu châm ngôn của người Việt, theo đó mà ứng xử, thì chắc chắn con sẽ chẳng chịu đầu hàng lão Bi Đôn đâu! Thưa cha! Câu châm ngôn ấy là gì vậy? "Tùy cơ ứng biến" Ca-ê reo lên: "Tùy cơ ứng biến" Con hiểu, con hiểu rồi cha ơi! Con hiểu rồi cha ơi! "Tùy cơ ứng biến"! Bác sĩ Ca-ê vào lính, làm việc tại nhà thương Đồn Thủy với quân hàm đại uý quân Y. Thấy nhiều lính Pháp bị thương, luôn miệng chửi rủa bọn thực dân Pháp gây chiến tranh phi nghĩa xâm lược Việt Nam, sẵn có tinh thần chống phát xít ngay từ thuở còn đi học, Ca-ê vô cùng chán ghét cuộc chiến mà anh buộc phải tham gia. Ở Đồn Thủy ít lâu, anh được lệnh chuyển lên Lạng Sơn, nhập binh đoàn B do trung tá Bô-phơ-rê chỉ huy. Cuộc hành quân lên Cao Bằng thật nguy hiểm. Đoàn xe gồm 33 chiếc với 300 lính Pháp bị phục kích ở đèo Bông Lau, chết và bị thương gần hết, bác sĩ Ca-ê được lệnh biến bệnh viện thị xã thành bệnh viện quân y của trung đoàn. Bác sĩ cứu chữa cả dân thường bị thương vì chiến tranh. Anh  miệt mài học tiếng Việt. Bệnh nhân người Việt rất quý anh, để dễ gọi, người Việt gọi anh là Bác sỹ Hoàng Sỹ. Một hôm, ông cai Mẫn là Bí thư chi bộ nhà máy đèn thị xã Cao Bằng, tới bệnh viện khám bệnh, xin thuốc. Qua chuyện trò, ông biết viên bác sỹ người Ý có cảm tình với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Cùng lúc này, ông Nguyễn Thanh Hảo, chi ủy viên ở nhà máy đèn bị cao huyết áp cũng đến chữa bệnh. Bác sỹ và hai bệnh nhân từ đó thường xuyên gặp nhau như những người bạn thân. Họ thực sự cảm thông và kín đáo cùng nhau sẻ chia những buồn vui thường nhật. Cao Thị Hiền và mẹ đẻ quê Nam Định, vì sưu cao, thuế nặng, bỏ quê lên Bắc Cạn sinh sống. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Hiền tham gia đội tự vệ thị trấn Chợ Mới. Giữa trưa 7/10/1947 hai trăm lính dù Pháp nhảy xuống Chợ Mới. Cao Thị Hiền cùng đội tự vệ bắn được mấy tên chưa chạm đất, rồi hướng dẫn nhân dân chạy khỏi thị trấn. Bộ phận ở lại chiến đấu, mẹ, Hiền và bảy người nữa xuống hầm, bị giặc phát hiện. Chúng bắn chết hết đàn ông, bắt phụ nữ chôn xác đàn ông, rồi trở thành tù binh của chúng. Cao Thị Hiền và mẹ đẻ bị giặc đưa lên Cao Bằng. Do phải đào bới xác tây đã thối rữa, nhiều người bị đau mắt, Hiền và mẹ tới bệnh viện xin thuốc chữa. Bác sỹ Ca-ê có cảm tình ngay với cô gái xinh đẹp, dịu dàng. Bác sỹ xin cho mẹ con cô làm tạp dịch trong trạm quân y. Ông Nguyễn Thanh Hảo liền giới thiệu cô Hiền cho bác Sỹ. Mẹ Hiền và Hiền đồng ý. Lễ thành hôn được tổ chức. Chàng trai người Ý và cô gái Việt Nam nên duyên vợ chồng. Họ có với nhau cậu con trai rất kháu khỉnh. Tên Việt là Hoàng Tích, tên Ý là Căm-Pi-Si-Gai-To. Thời gian này, bác sỹ thường nhờ vợ đưa quà cho bà bán bỏng ở vườn hoa. Nhiều lần, Hiền nghi, mở xem mới biết: Bác sỹ gửi thuốc quý và các loại y cụ cho Việt Minh! Hiền sợ giặc nghi, bèn làm một gói kẹo thật mang theo. Nhờ trí thông minh đó, một lần nữa "quà" đã bị mật vụ đòi khám nên thoát hiểm! Qua cái Mẫn, ông Hảo, Ca-ê luôn thông báo kế hoạch hành quân của địch cho ta. Nhờ thế ta đã bẻ gẫy hoàn toàn âm mưu địch tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não cuộc kháng chiến chống Pháp của ta. Binh đoàn Lơ Pa Giơ và binh đoàn Sactong lần lượt bị tiêu diệt. Trong lúc đi cùng quân ngũ lính Pháp bỏ chạy, bác sỹ Ca-ê cùng hai hạ sĩ quan người Áo, một hạ sĩ quan người Đức đã bảo nhau bỏ hàng ngũ giặc về với Việt Minh. Nhờ có giấy bảo đảm của ông Hảo trao từ trước, bốn người được tiếp nhận và đón tiếp trọng thể. Họ được gặp Bác Hồ. Bác đặt tên cho Ca-ê là Hồ Chí Long. Ba người kia là Hồ Chí Cường, Hồ Chí Dũng, Hồ Chí Dân. Trút bỏ bộ đồ lính xâm lược, vận vào bộ quân phục Việt Minh, được trở lại làm chính mình, Ca-ê sung sướng kêu lên: Cha ơi! Chính nhờ câu châm ngôn của người Việt và lời cha dạy, con đã được giải thoát và xứng đáng làm người! Giữa lúc ấy, Cao Thị Hiền và bà mẹ cùng đứa con về quê, nhưng lạc nhau. Hòa bình lập lại, Cao Thị Hiền bế con ra Hải Phòng tìm chồng, nhưng không thấy. Hiền trở về Chợ Mới. Trên đường về, thằng Tích lên sởi, phải nghỉ lại ở một bản mường. Mế chủ nhà lấy lá rừng chữa khỏi. Hiền tháo đôi khuyên vàng trên tai tặng mế. Mế lắc đầu: - A lúi! Cái vàng này tao không thích lố! ở đây chúng tao chỉ đeo các thứ bằng bạc. Nếu mày có cho thì cho tao cái áo mặc chống rét. Hiền tặng ngay mế chiếc áo bông. Về đến chợ mới thì mẹ già của cô đã mất! Bác sỹ Ca-ê cùng hai hạ sỹ người Áo và người Đức, được bố trí làm công tác quân y tại cục Công binh. Anh không nguôi nhớ Cao Thị Hiền, luôn nghĩ 5 VNTB 06(269) - 2023 TRUYỆN NGẮN đến việc tìm kiếm vợ và con. Nhưng việc cứu chữa thương binh ở tuyến hai của bác sỹ ở khắp các chiến dịch: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ chưa cho phép thực hiện. Hòa Bình lập lại, cấp trên sắp xếp để Ca-ê có điều kiện thực hiện ý nguyện của mình. Gặp lại vợ hiền, con ngoan, sau bao ngày lưu lạc, cả ba người cùng òa khóc. Làng bản quây quần tưng bừng. Người con rể không nguôi thương nhớ mẹ vợ đã quá cố. Về thủ đô Hà Nội, Ca-ê tức tốc đi tìm cha. Một y sỹ công tác với cha bác sỹ ở bệnh viện Nghĩa Đô cho biết: Ông đã theo quân Pháp vào Nam để về Ý sau khi đã làm giấy tờ tặng Chính phủ Việt Minh bệnh viện Nghĩa Đô, bệnh viện này mở rộng thành bệnh viện E, chuyên chữa trị bệnh cho cán bộ, chiến sỹ Miền Nam những năm chống Mỹ. Ngày 20/12/1957, bác sỹ Ca-ê nhận được giấy khen số 77 có dòng chữ: "Ban tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga tỉnh Thái Nguyên khen ngợi đồng chí CamPiSi, tức Hoàng Sỹ trong dịp Kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng mười Nga đã có thành tích, tích cực trong công tác cách mạng, có tinh thần chăm lo đến nghiệp vụ của mình, tích cực học tập và tham gia công tác đoàn thể". Ngày 03/3/1959 Bác sỹ nhận được Bằng Huân chương kháng chiến hạng Ba đã ghi vào sổ của Bộ Quốc Phòng số 0148/293 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký, mang dòng chữ: "Đã có công lao trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc Việt Nam". Cao Thị Hiền về công tác ở trường nghiệp vụ Bộ công nghiệp nhẹ, sau làm việc tại phân xưởng bút chì nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà. Tích lớn lên và học giỏi, tốt nghiệp trung học, rồi đại học Bách Khoa, khoa Cơ khí, sau cùng làm với mẹ ở nhà máy Hồng Hà. Giữa năm 1959 bác sĩ Ca-ê xin phép về thăm quê ở Ý trước, sau đó mới đưa vợ con về. Tới sân bay Áo do áp lực của chính phủ Pháp với Chính Phủ Ý. Ông bị bắt, bị kết án hai năm tù tại Áo vì tội "phản chiến”. Thì ra dưới bạo lực cường quyền, muốn làm người tốt có dễ dàng đâu! Mãn tù, Ca-ê sang Cộng hòa dân chủ Đức mở trung tâm nghiên cứu tim, não. Sau đó xin giấy mời vợ con về nước thăm họ hàng... ít lâu sau, Cao Thị Hiền nói với chồng: Được tới thăm nước Ý tươi đẹp, đảo Xi-Xin... quê hương bên nội, em rất vui và vô cùng toại nguyện, nhưng nhiều khi, em bỗng thấy nhớ thương mẹ quá. Vì mẹ chỉ có mình em. Hai mẹ con một thời tha hương cầu thực. Bây giờ mẹ lại yên nghỉ giữa nơi đất khách quê người. Vả lại, hai năm vừa qua, anh bị họ cầm tù, em cứ lo lo và bị ám ảnh thế nào ấy. Hay là ta… Ý em muốn chúng mình và con trở lại Việt Nam? Ca-ê ôm riết vợ vào lòng giọng trầm ấm: Ồ kỳ diệu. Kỳ diệu quá! Sao chúng mình lại có chung tâm trạng như thế nhỉ? Anh đang suy nghĩ về việc ấy đây. Đồng ý. Anh đồng ý với em: ta sẽ trở lại Việt Nam, quê hương thứ hai, đã tái hiện đời anh và cho anh lẽ sống. Nơi ấy có biết bao kỷ niệm khốc liệt của chiến tranh, ngọt ngào của mối tình không biên giới. Có bà mẹ thường nấu cháo nuôi anh. Có ông Hảo, ông Mẫn dắt anh tìm ra ánh sáng... Và biết bao người bạn không cùng chủng tộc mà yêu thương, đùm bọc nhau như anh em ruột thịt một nhà. Nơi ấy chúng ta sẽ không còn bị ám ảnh bởi những điều em vừa nói tới, vì người Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, quý trọng tự do. Anh sẽ lại sang Đông Đức để sắp xếp cho chuyến bay này. Đêm ấy, trong căn phòng hạnh phúc của vợ chồng Bác sỹ Ca-ê và cả hòn đảo Xi-xin lại rạo rực đi vào một mùa xuân mới. Thằng Tích trở mình, quàng tay lên cổ bố. Nó ú ớ gọi mẹ trong mơ!