Cũng đã lâu tôi ít xem phim. Sự “ít” này từ nhiều nguyên do, thứ nhất, quỹ thời gian của tôi rất hạn hẹp, thứ hai, từ sở thích không mặn mà với phim nói chung, mà sở thích tôi dành cho sáng tác thơ văn và đọc.
THẤY GÌ QUA BỘ PHIM
“TÀI LIỆU NGHỆ THUẬT ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU”
ĐẶNG THÀNH VĂN
Cũng đã lâu tôi ít xem phim. Sự “ít” này từ nhiều nguyên do, thứ nhất, quỹ thời gian của tôi rất hạn hẹp, thứ hai, từ sở thích không mặn mà với phim nói chung, mà sở thích tôi dành cho sáng tác thơ văn và đọc. Thành ra, am hiểu nghệ thuật phim và các câu chuyện về xã hội trong nghệ thuật tôi chỉ thu lượm được qua đọc là chủ yếu. Những “sở thích và không thích” này a tòng với sự lười xem phim; thế nhưng, vào một buổi chiều, 14 giờ ngày 31 tháng 8 vừa rồi, tôi cùng những nhà văn, nhà thơ Thái Bình, các cháu học sinh trường Nguyễn Du, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình, được Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Công ty cổ phần không gian Việt Media mời đến rạp chiếu bóng Thống Nhất đường Lê Lợi xem phim “Tài liệu nghệ thuật - Đại thi Hào Nguyễn Du.” Phim do công ty Cổ Phần không gian Việt Madia sản xuất xuất Trở lại rạp chiếu, một ấn tượng nữa là rạp kín chỗ, không gian mát, dễ chịu. Khi đèn chiếu bật lên điều làm tôi ngạc nhiên là sự im lặng, im lặng đến tuyệt đối. Tôi rất mừng và nghĩ mông lung dù hay dở thế nào thì cũng mong có được sự im lặng rất văn hóa này cho đến hết phim. Nhưng cái lo xa của tôi là thừa. Bởi phim quá hấp dẫn, mọi người dán mắt vào màn hình. Không thấy những động hình đầu tay ngả nghiêng, mà im pắc, nghiêm ngắn. Ngay cả tiếng ho, từ đầu đến hết phim cũng không có, mà phim dài đến ba tiếng đồng hồ chứ ít đâu. Điều này thông báo cho ta là sức khỏe của “các cụ” rất tốt, ít ra thì cũng khá đông trong Hội Văn học nghệ thuật có mặt ở đây. Người xem không nói chuyện riêng, không ăn vặt, nhấm hạt, không mở điện thoại, không gọi và nghe điện thoại, không đi lại trong rạp. Có rất nhiều cái “không” đáng yêu và văn hóa như thế. Âm thanh nhường chỗ cho tiếng thuyết minh, tiếng nhân vật trong phim. Màn hình hoàn toàn làm chủ không gian rạp. Tôi thấy như có một thứ gì đấy rất đặc biệt. Một thứ văn hóa xem phim cách đây mấy chục năm tái hiện lại ngay trước mắt tôi, và tôi thật sự xúc động. Thi thoảng có những người xem giơ máy lên chụp đoạn cảnh trong phim. Anh bạn tôi trong Hội Văn học nghệ thuật đã dùng điện thoại thông minh quay hết 30 phút cảnh 10 năm gió bụi của đại thi hào Nguyễn Du khi sống và sáng tác ở Thái Bình. Từ xúc động về văn hóa cộng đồng trong rạp chiếu, nhanh chóng chuyển sang những rung động trong phim. Tôi như trong tâm trạng đọc lại Truyện Kiều không phải bằng ngôn ngữ viết mà bằng ngôn ngữ điện ảnh. Thứ ngôn ngữ giầu hình tượng được phóng chiếu trên nền thơ tiểu thuyết Truyện Kiều. Người Việt Nam từ già đến trẻ ở tuổi biết đọc, biết viết, thậm chí lúc còn nằm trên nôi cũng đã được các bà mẹ hát ru truyện Kiều rồi. Bởi thế, Truyện Kiều không hề xa lạ với người dân Việt. Ở đây, trong rạp chiếu này, hôm nay, người dân Thái bình được thưởng ngoạn bữa tiệc tinh thần chuyển thể tiểu thuyết bằng thơ lục bát Truyện Kiều sang nghệ thuật điện ảnh. Phim có ba phần: 1 - Gia thế và tuổi thơ 2 - Phong trần và thi ca 3 - Truyện Kiều và lan tỏa Nguồn gốc quê hương, thân thế danh gia vọng tộc của Nguyễn Du. (Nguyễn ) Là nơi gốc gác tổ tiên Nguyễn từ Bắc Ninh rồi vào Hà Tĩnh và định chân lâu dài nhiều đời họ Nguyễn Tiên Điền sau này. Một dòng họ quý tộc, vinh hiển từ học hành khoa bảng, đỗ đạt, đến các thế hệ sau đều có người làm quan to trong cung vua, phủ chúa cả “ hai “nhà”: Lê – Trịnh, và Gia Long, Minh Mệnh. Họ nổi tiếng trong chốn quan trường dựng nước và giữ nước. Những trường đoạn cảnh quê Hà Tĩnh, cảnh Nguyễn Du từ bé được dậy dỗ học hành rất chu đáo từ hai bà mẹ : mẹ cả chuyên chú về dạy học và bà như một quản gia trong nhà. Bà mẹ thứ hai chính là mẹ đẻ của Nguyễn Du. Cảnh phim đưa ta về không gian nông thôn xưa, lam lũ, bần hàn, nhưng tình người thì chan chứa, đầy ắp. Miền Trung với núi Hồng, sông lam, đất đai khô cằn, gió Lào khắc nghiệt. Những sinh hoạt, những chi tiết cuộc sống, chiều sâu văn hóa miền Trung, câu hò ví dặm dài mãi, tha thiết, da diết, đa đoan, đa tình, buồn và khắc khoải, nồng đến vỡ tim, cháy đến ngọn nguồn của tình, của yêu, của ghét. Cốt cách Nguyễn, phẩm chất Nguyễn là sự giao thoa giữa học hành khoa bảng, truyền thống gia đình, gia phong nề nếp nho gia với dân gian làng quê, thôn dã. Trường đoạn khá dài, chiếm một phần ba thời lượng phim. Và ta thấy được đó chính là cái nôi , mầm mống thơ ca trong Nguyễn sau này. thơ Truyện Kiều vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa dân dã minh triết mà không nôm na, uyên thâm sâu sắc mà vẫn dễ đọc, dễ hiểu. Còn hiểu sâu sắc đến đâu lại là chuyện khác. Phong trần và thi ca Phim có trường đoạn “ mười năm gió bụi” Khi Nguyễn trong tao loạn binh đao lánh nhà Tây sơn. Nguyễn không theo “nhà” nào, mà về quê vợ - Bà Đoàn Thị Huệ, làng An Hải, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Côi, thuộc trấn Sơn Nam Hạ, nay là Thái Bình. Bà Huệ là em ruột vị nho gia thanh thế đỗ đạt, làm quan – Đoàn Nguyên Tuấn, lại là con gái một vị tiến sĩ , Vì vậy Bà được học hành, gia huấn theo phép tắc nho gia của họ Đoàn nổi tiếng ở Thái Bình. Trường đoạn này lược lại cảnh quê, vẫn là không gian văn hóa làng, nhưng đấy là văn hóa đặc trưng cho đồng bằng Bắc Bộ. Một miền Trưng vơi sông Lam, núi Hồng, với các điệu hò câu ca ví dặm nổi tiếng, thì một miền Bắc với những làn điệu chèo mượt mà, náo nức, sôi động sân đình và sóng ao rối nước lung linh thủy đình đã ăn sâu bám rễ vào tâm hồn Nguyễn. Giai đoạn mười năm gió bụi nơi quê vợ đã giúp Nguyễn có cái nhìn sâu hơn về xã hội, về thân phận đất nước, thân phận chúng sinh cần lao. Điển hình là Vợ Nguyễn. Cô tiểu thư lá ngọc cành vàng nhà họ Đoàn đã vắt kiệt sức lao động để chăm lo cho chồng, nhường cơm sẻ áo cho chồng mà cái nghéo vẫn bám riết, mặc dù Nguyễn cũng làm thêm nghề bốc thuốc, cứu dân, cứu mình. Hai vùng quê ấy chuyên chở, lưu giữ phù sa văn hóa trong Nguyễn, bồi đắp hình thành nên cốt cách Nguyễn. Phim dành trọn ba mươi phút cho mười năm gió bụi nơi Thái Bình. Thời lượng ba mươi phút là hợp lý, khi nơi đây được coi là khởi đầu cho những áng thơ ca tuyệt bút Truyện Kiều ra Đời. Phim đã phục dựng thành công và khá hấp dẫn hai trường đoạn này. Nguyễn Làm Quan, với mối quan hệ trong nội triều Huế vô cùng phức tạp, phe phái, kỳ thị vùng miền, hơn thua được mất, Nguyễn thấm thía “vào luồn ra cúi công hàu mà chi” và khi Nguyễn được bổ nhiệm làm quan vùng trung du Phú Thọ, ông đã đem hết tài năng, và tâm huyết phục vụ nhân dân, chống kẻ cường quyền ác bá địa phưong. Ông quan Nguyễn được nhân dân yêu quý, kính trọng. Cuối cùng, tôi muốn nói về câu chuyện Truyện Kiều trong phim. Đây là phần trọng tâm của phim. Phim chia ba phần, như đã nói ở trên nhưng thực ra chỉ có hai nội dung cơ bản: (Truyện Kiều và thân thế sự nghiệp Nguyễn du.) Những đoạn cảnh quê hương miền trung, gia thế Nguyễn, rồi Quỳnh Phụ, Thái Bình, chốn cung đình Huế chỉ là cái nền cho trường đoạn Phim về Truyện Kiều cất cánh. Phim không dàn trải, trình chiếu trong ba tiếng đồng hồ. Nói không dàn trải mà những ba tiềng nghe không hợp lý cho lắm; nhưng đúng là như vậy. Truyện Kiều 3254 câu thơ lục bát, là một tiểu thuyết bằng thơ, ôm trọn một thời đại cuối của nhà nước phong kiến tập quyền nhiều biến động. Ba “nhà” tranh chấp quyền Vương. Nhà Vua – họ Lê, nhà Chúa - họ Trịnh đàng ngoài, nhà chúa - họ Nguyến đàng trong, và thêm một nhà nữanhà Tây Sơn Nguyễn Huệ, thế là bốn nhà chứ chẳng phải ba giằng xé đất nước trong loạn ly chiến tranh, vắt kiệt sức non sông nước Việt. Nguyễn mắc kẹt trong mối quan hệ bốn nhà này. Hỏi không dài, không kịch tính mới lạ. Mỗi cặp thơ lục bát trong truyện Kiều, người ta có thể tán ra đến hàng trang giấy A4. Và vì thế, người viết kịch bản phim, đạo diễn phim đã bỏ nhiều công sức, trí tuệ trong chọn lọc, rút tỉa, tập trung vào chủ đề chính của tác phẩm. Có cảnh Nguyễn gặp nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở Thăng Long được đưa vào phim, lãng mạn và rất đời, chóng vánh khi yêu chợt đến, làm phong phú cho bản năng thi ca Nguyễn thăng hoa. Đoạn cảnh Tú Bà, gian mưu xảo quyệt, vì tiền Mụ đã xuống tay cay độc vời Kiều, Để rồi nàng kiều trinh trắng phải chấp nhận “ thân lươn bao quản lấm đầu/ chút lòng trinh bạch từ sau nên chừa. Hoạn thư đánh ghen bắt Kiều quỳ gối hầu trà, hai chi tiết này rất tương dồng nhau giữa truyện Kiều và phim ; Không cực tả, cũng không cực hữu; vẫn còn có chút nhân văn cho kẻ ác được sống để quy hồi phục thiện. Và Từ Hải “ dọc ngang nào biết trên đầu có ai.” Một đấng nam nhi chân chất yêu nàng. Cốt cách cao vợi của Từ “ Đội trời đạp đất ở đời/ …đường đường một đấng anh hào/ …nhưng một mực yêu kiều : “ muôn chung, nghìn tứ cũng là có nhau”, khác xa với Kim Trọng, Thúc Sinh, hai kẻ si tình nhưng không dám sống chết vì tình. Những câu thoại trong các nhân vật hầu hết lấy trong thơ Kiều. Mỗi câu thoại đều có hình ảnh minh họa. Nhà làm phim cũng không tham dẫn lời nhiều mà chú trọng tới diễn xuất nội tâm nhân vật, sử dụng tối đa ngôn ngữ điện ảnh. Điều này làm gia tăng chiều sâu tư tưởng Truyện Kiều trong phim. Đây là điều rất thành công của phim. Nói về các vai diễn. Thật khó bắt lỗi, các nghệ sĩ nhập vai rất có hồn, có nghề. Một sự đầu tư, một huy động rất cao từ viết kịch bản, đạo diễn, chọn vai, chọn cảnh, phục trang, các tiểu tiết đều được tính toán, cân nhắc để đạt tối đa tính nghệ thuật. Nhưng dù phim có hoàn hảo đến đâu thì vẫn có khiêm khuyết nào đó. Ở đây tôi nói giá như, chỉ giá như thôi nhé, khi nhìn chiếc xẻng xà beng của người dân đào giếng ở quê Nguyễn, thấy họ sử dụng giống cái xẻng xà beng mình dùng thời nay. Về diễn viên: Hai nhân vật chính nguyễn Du và Thúy Kiều rất đạt cả hình thức và nhập vai. Nhưng, lại thế nhưng, nếu khuôn mặt đẹp, phúc hậu vai Thúy Kiều đặt vào vai Thúy Vân “Vân xem trang trọng khác vời/ khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ hoa cười ngọc thốt đoan trang/ mây thua nước tóc tuyết nhường màu da/. Và tôi rất muốn vai diễn Hồ Xuân Hương nhập vai Thúy Kiều đẹp thanh tú, sắc xảo “Kiều càng sắc xảo mặn mà/…Đây là cái nhìn của cá nhân theo hướng hình thức mô tả hai tiểu Kiều trong thơ Truyện Kiều, chẳng biết có đúng không. Nhưng một điều tôi thấy bộ phim rất thành công ngoài mong đợi. Có nhiều bộ phim của các hãng phim nói về đề tài Nguyên Du và Truyện Kiều, nhưng bộ phim này được coi là đầy đủ nhất từ trước đến nay về cuộc đời của một trong những thi tài lớn nhất Việt Nam. Phim về thể “tài liệu nghệ thuật” còn rất mới ở Việt Nam, loại phim kén chọn độc giả. Giống như hội họa, nhạc, thơ nó thuộc về số ít, thành ra dạng phim này dù hay đến đâu cũng chỉ có một lượng khán giả khiêm tốn mà thôi. Nếu chiểu theo góc độ kinh tế tính toán lỗ lãi thì không phải lối, nhưng mà cái được thì rất lớn. Nó cân bằng lại cái xô bồ, thô ráp thị trường mà xã hội nào cũng có. Tôi nghĩ xã hội ta ngay lúc này và lâu dài cần được mở rộng khuyến khích đầu tư cho thể loại phim này. Kinh phí nhà nước cần có một khoản ưu tiên tài trợ để thể loại phim này được xuất hiện nhiều hơn; mang lại cho cộng đồng xã hội một không gian văn hóa nghệ thuật dung hòa vừa truyền thống vùa hiện đại, góp phần nâng cao văn hóa Việt lên một tầm cao mới.