Sắc xuân Nguyên Tiêu
Ngày: 14/04/2023
Đến hẹn lại lên, mỗi dịp đầu xuân mới, công chúng yêu thơ trên cả nước lại có dịp thưởng thức và tham gia những hoạt động độc đáo tại Ngày Thơ Việt Nam, góp phần tô thắm thêm nét đẹp văn hóa của dân tộc

Sắc xuân Nguyên Tiêu

                                                                                           Phan Hà

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp đầu xuân mới, công chúng yêu thơ trên cả nước lại có dịp thưởng thức và tham gia những hoạt động độc đáo tại Ngày Thơ Việt Nam, góp phần tô thắm thêm nét đẹp văn hóa của dân tộc. Ngày Thơ là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm theo quyết định của Hội Nhà văn Việt Nam, với sự đồng ý và chỉ đạo của Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa - Thông tin. Dù mỗi năm Ngày thơ Việt Nam được tổ chức với một chủ đề khác nhau và mỗi chủ đề đều có một ý nghĩa riêng... đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng Ngày thơ Việt Nam đều hội tụ những tư tưởng nhân văn sâu sắc và truyền cảm hứng tới tất cả công chúng. Đến nay Ngày thơ Việt Nam càng được hoàn thiện hơn theo hướng đa dạng hóa về nội dung, lễ hội hóa về phương thức tổ chức thu hút đông đảo các nhà thơ và công chúng yêu thơ trong và ngoài tỉnh tham gia. Nét độc đáo của Ngày thơ Việt Nam tại Thái Bình năm nay không chỉ tổ chức tuyên truyền thơ ca, giao lưu ngâm thơ và đọc thơ mà còn có sự sáng tạo mới mẻ cũng như tuyên truyền giá trị của văn học nghệ thuật đến với công chúng bằng các tác phẩm nghệ thuật. Tại Đền Trần Hưng Hà nằm trong chuỗi hoạt động tổ chức Lễ hội đền Trần theo nghi thức cấp tỉnh. Hội Văn học nghệ thuật tổ chức trưng bày triển lãm quảng bá 93 tác phẩm tranh ảnh nghệ thuật gắn liền với kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật Nhiếp ảnh, Mĩ thuật được trưng bày tại triển lãm từ ngày 12 đến ngày 17 tháng Giêng đã chiếm được tình cảm của độc giả, rất nhiều lượt thưởng lãm và có giá trị lan toả đến đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh. Ngày thơ Việt Nam thể hiện rõ việc không chỉ tôn vinh các giá trị thơ ca trong quá khứ, mà điều rất quan trọng là giới thiệu thơ ca đương đại Việt Nam trong quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, góp phần xây dựng nhân cách và tâm hồn người Việt. Với chủ đề “Nhịp điệu mới” ngày thơ năm nay được Ban tổ chức xây dựng kịch bản khá phong phú, các tác phẩm thơ và nhạc được nghệ sĩ và thi sĩ thể hiện thăng hoa. Đến với Ngày Thơ, công chúng không chỉ được thưởng thức những tác phẩm thơ nổi tiếng của các tác giả tiêu biểu mà còn được hòa mình vào trong không gian thơ ca để đọc, để nghe và xem nghệ thuật, triển lãm, giao lưu với các nhà thơ nổi tiếng. Nhất là trong những năm gần đây bên cạnh những tư duy tổ chức ngày càng sáng tạo, cùng sự hòa trộn giữa tính hàn lâm với tính dân dã, tính hiện đại với tính truyền thống trong các ngày thơ đã tạo nên được “một sân chơi” lý thú cho những người làm thơ, yêu thơ và thu hút được lượng công chúng đông đảo đến với Ngày thơ. Đến với Ngày Thơ, công chúng không chỉ được thưởng thức những tác phẩm thơ nổi tiếng của các tác giả tiêu biểu mà còn được hòa mình vào trong không gian thơ ca để đọc, để nghe và xem nghệ thuật, triển lãm, giao lưu với các nhà thơ nổi tiếng các nghệ sĩ Mĩ Thuật và Nhiếp ảnh có bề dày thành tích trong cống hiến và sáng tạo nghệ thuật. Nhất là trong những năm gần đây Ngày thơ được tổ chức ngày càng sáng tạo, cùng sự hòa trộn giữa tính hàn lâm với tính dân dã, tính hiện đại với tính truyền thống trong các ngày thơ đã tạo nên được “một sân chơi” lý thú cho những người làm thơ, yêu thơ và thu hút được lượng công chúng đông đảo đến với Ngày thơ. Có thể nói Ngày thơ Việt Nam tại Thái Bình lần thứ XXI đã phần nào đáp ứng được nhu  cầu thưởng thức văn hóa tinh thần đây không chỉ là một ngày hội mà còn là một sân chơi đầy bổ ích dành cho mọi lứa tuổi. Cho đến nay, hình tượng lá cờ thơ và hình ảnh chim Lạc bay cùng bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Ngày Thơ Việt Nam đã trở thành một dấu ấn thân quen với nhiều người dân Việt Nam. Ngày thơ Việt Nam năm nay tổ chức ở Đền Trần Hưng Hà là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt nhằm tôn vinh giá trị của thi ca và giá trị tinh thần văn học nghệ thuật. Ngày thơ thường niên hàng năm đã trở thành ngày hội sinh hoạt truyền thống đã trở thành điểm hẹn của những người bạn ở cả trong thơ và đời, trở thành nét sinh hoạt văn hóa lành mạnh của một bộ phận không nhỏ nhân dân ta. Với riêng tôi, càng ngày tôi càng hiểu nội hàm của tên gọi Ngày thơ Việt Nam theo nghĩa phổ quát và nghĩa hàm ẩn của nó. Đó không chỉ là sự khuấy động, kích thích không khí thơ, biến nó thành ngày hội trong sinh hoạt, sáng tạo và thưởng thức, giao lưu của công chúng và thi nhân, mà đó còn là sự tái hiện, hội nhập, tiếp bước và nâng cao, làm hiển minh những giá trị thi ca, lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc tự ngàn xưa. Và về một ý nghĩa sâu thẳm khác, Ngày thơ năm nay còn là sự biết ơn tiền nhân các vị vua Triều Trần, tôn vinh thi ca quá khứ và kỳ vọng vào sự đổi mới của thi ca tương lai. Đến nay, Ngày thơ Việt Nam chính thức được mang tên bước vào năm thứ 21. Đó là khoảng thời gian chưa dài, nhưng trong ý nghĩ và dự cảm của mọi người suốt dòng chảy văn hoá, để thi ca trở thành hiện thực như hôm nay đó đúng là một quá trình trải nghiệm của lịch sử và truyền thống lâu dài của dân tộc Việt Nam - một dân tộc yêu thi ca, có tiềm năng, trữ lượng và những giá trị thi ca không bao giờ vơi cạn, nó luôn đóng vai trò là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống. Đó là “tiếng nói tâm hồn”, là cánh buồm lộng gió chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão vươn xa. Vai trò đó không chỉ được thể hiện qua các nhu cầu giải trí mà còn cả trong các lĩnh vực học tập, lao động và chiến đấu, trở thành nét văn hóa đẹp đẽ, đặc sắc không thể thiếu của dân tộc ta

PHAN HÀ