Tôi đã đi qua các miền quê yêu dấu
của Tổ quốc mình... Tôi đã có bộ ảnh
về những cây Đèn Biển của đất nước
mình “ Từ rừng Dương Trà Cổ đến rừng
Đước Cà Mau” có thể đây là một cái gì đó
tôi đã làm " Niềm đam mê" và một triết lý ai
đó đã nói "Tất cả các cuộc du lịch đừng nên
tính bằng km, mà ta phải tính bằng những
người bạn" câu nói đó đã rất đúng với tôi
xin trân trọng giới thiệu tám ngọn đèn biển
đẹp trên hình chữ S" Tổ quốc Việt Nam, đất
nước tôi.
Đứng trước mẹ biển thiên nhiên xanh
một màu sâu thẳm, con người ta vẫn luôn
cảm thấy bản thân mình nhẹ nhàng an yên
hơn bao giờ hết, hình ảnh ngọn sóng rì rào
cùng những đợt gió mang vị mằn mặn của
biển dường như cuốn trôi đi mọi muộn phiền
NHỮNG NGỌN ĐÈN BIỂN
ĐỨC VIÊN
Hải Đăng Vĩnh Thực, tỉnh Quảng Ninh Toạ lạc hiên ngang trên đỉnh núi Đầu Tán, phía bắc xã đảo Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái với toạ độ địa lý là 21o23'48" Vĩ độ Bắc, 107o59'30" Kinh độ Đông. Đây là ngọn đèn hải đăng quốc tế do Việt Nam xây dựng và quản lý nằm ở vị trí đầu tiên trên đường biên giới biển của Tổ Quốc. Là một công trình xây dựng mang phong cách kiến trúc Pháp theo kiểu cổ gồm hai khối riêng biệt nhưng được kết hợp rất hài hoà. Khu nhà phụ trợ bên dưới và khu tháp đèn màu trắng hình trụ nằm phía trên. Khối nhà phụ trợ làm nền dưới chân tháp được thiết kế hợp lý với các đường cong nhẹ nhàng tạo sự thanh thoát cho công trình. Dãy hành lang hình tròn bao quanh chân tháp kết nối với khu nhà hình chữ nhật phía sau bởi một hành lang ngắn. Hải đăng có chiều cao tính từ chân móng lên đỉnh tháp đèn là 18m, còn chiều cao tháp đèn tính từ mặt nước biển còn sống do cuộc sống quá khốn khó người ta chưa được hưởng... Riêng về việc đốt vàng mã ở trong chùa, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng tục đốt vàng mã không phải là quan niệm của đạo Phật. Nhưng những câu thần chú khắc trên ván in Ngân khố địa phủ tìm thấy ở chùa Keo, Thái Bình (một trong những cái nôi của Phật giáo Bắc tông có từ thời Lý) đều là của đạo Phật được phiên từ tiếng Phạn ra âm Việt; điều này khẳng định trong Phật giáo hoặc ít nhất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử Phật giáo Việt Nam - giai đoạn đầu thế kỷ XX khi Chánh cửu phẩm Lê Đình Thúy người xã Dịch Diệp khắc ván in ngân khố địa phủ thìngười tu hành và các tín đồ Phật tử khi đến chùa Keo, Thái Bình đã sử dụng vàng mã để dâng cúng Phật, Thánh. Bản dập ván in ngân khố địa phủ ở chùa Keo, Thái Bình cho thấy tờ ngân khố được thiết kế rất đẹp, có bố cục rõ ràng, nếu in bằng phẩm màu sẽ có một sản phẩm tiền mã trang trọng khác hẳn các loại giấy tiền thường hay bày bán ở những cửa hàng bán đồ mã thông dụng trong dân gian; đây rất có thể là loại ván in ngân khố địa phủ dành riêng cho việc cúng dường tại các ngôi chùa; hiện vật này gợi ra một hướng nghiên cứu mới về văn hóa dân gian, văn hóa cúng dường phật pháp của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ hồi đầu thế kỷ XX. Tôi đã đi qua các miền quê yêu dấu của Tổ quốc mình... Tôi đã có bộ ảnh về những cây Đèn Biển của đất nước mình “ Từ rừng Dương Trà Cổ đến rừng Đước Cà Mau” có thể đây là một cái gì đó tôi đã làm " Niềm đam mê" và một triết lý ai đó đã nói "Tất cả các cuộc du lịch đừng nên tính bằng km, mà ta phải tính bằng những người bạn" câu nói đó đã rất đúng với tôi xin trân trọng giới thiệu tám ngọn đèn biển đẹp trên hình chữ S" Tổ quốc Việt Nam, đất nước tôi. Đứng trước mẹ biển thiên nhiên xanh một màu sâu thẳm, con người ta vẫn luôn cảm thấy bản thân mình nhẹ nhàng an yên hơn bao giờ hết, hình ảnh ngọn sóng rì rào cùng những đợt gió mang vị mằn mặn của biển dường như cuốn trôi đi mọi muộn phiền lên đỉnh tháp là 86m. Với chiều cao tâm sáng là 84,5m, vào ban đêm hải đăng Vĩnh Thực phát ra ánh sáng trắng chớp đơn chu kỳ 5s phạm vi chiếu sáng 360o với tầm hiệu lực ánh sáng là 21 hải lý. Được đưa vào sử dụng năm 1962, trải qua hơn nửa thế kỷ với những luồng sáng mạnh mẽ vươn dài giữa biển đêm, Hải đăng Vĩnh Thực luôn hoàn thành sứ mệnh của mình trước mọi hiểm nguy gian khó. Toàn bộ công trình nổi bật giữa biển trời như một dấu ấn nặng tình của đất mẹ luôn ngóng chờ những người con bám biển trở về. Đây cũng là ngọn hải đăng nằm ở vị trí đầu tiên trong tổng số 92 ngọn hải đăng trải dài ven biển, trên các đảo và quần đảo của Tổ quốc. Hải đăng Vĩnh Thực luôn toả sáng tạo thành một hành lang an toàn hàng hải, giúp tàu thuyền qua lại, định hướng và định vị, đồng thời thực thi các nghĩa vụ và chủ quyền của Tổ quốc mang lại sự bình yên cho mỗi chuyến tàu ra khơi, cập cảng. Hải đăng Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hải đăng Cô Tô tọa lạc trên quần đảo cùng tên, được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm khánh thành và những năm sau đó, những người “thắp đèn” phải hàng đêm chèo thuyền nan đi đốt đèn biển bằng dầu hỏa. Hiện nay, hải đăng đã được đầu tư chiếu sáng bằng pin năng lượng mặt trời. Đến hải đăng Cô Tô, ngoài việc thu vào tầm mắt quang cảnh tuyệt đẹp của một vùng đảo, biển còn hoang sơ, thanh bình, bạn sẽ có dịp khám phá phương pháp hứng nước mưa – tận dụng lan can đèn biển “không nơi nào có” của các chiến sĩ tại đây. Đó cũng là lý do khi khám phá 72 bậc thang của ngọn tháp này, bạn phải đi chân trần để không làm bẩn nước mưa. Hải Đăng Cô Tô từ lâu đã được đánh giá là ngọn hải đăng có tầm nhìn đẹp nhất trên dải đất hình chữ S và là một điểm sáng cho du lịch Quảng Ninh hiện đại. Ngư dân đi đánh bắt xa bờ lại như ấm lòng hơn khi có ngọn hải đăng chỉ đường. Nơi có ngọn hải đăng chính là một biểu tượng cho sự sống, cho một miền thương nhớ quê hương của ngư dân đất Mỏ và bao nhiêu ngư dân khác khi xa bờ. Hòn Dấu, tỉnh Hải Phòng, ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam Còn gì thú vị hơn khi được tận mục sở thị một ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam, mang trong mình bao huyền tích như đảo đèn Hòn Dấu. Với gần một trăm ngọn hải đăng khắp dọc dài bờ biển Việt Nam thì hải đăng Hòn Dấu - Đồ Sơn, Hải Phòng là con mắt biển hiếm có được bao bọc bởi cả một khu rừng nguyên sinh với bạt ngàn cây cổ thụ. Ngay từ những bước chân đầu tiên trên đảo Hòn Dấu, du khách đã bắt gặp những gốc đa, gốc si như những thân hình lực lưỡng trổ ra cơ man nào những chiếc rễ khổng lồ như những con trăn đang trườn vào lòng đất. Chỉ cách bán đảo Đồ Sơn 1km, mất khoảng mươi phút ngồi trên thuyền máy nhưng khá nhiều du khách đã bỏ qua điểm đến thú vị này. Đảo Hòn Dấu dường như là một thế giới đối lập hoàn toàn với những xô bồ, ồn ã của bãi biển Đồ Sơn. Đến đây, du khách thấy lòng thư thái, nhẹ nhàng, dạo bước trên con đường phủ đầy rêu xanh, trên đầu là những tán đa xanh mát đan vòm. Mặt trời chói chang đang thiêu đốt khắp nơi nhưng không thể lọt một khoảnh nắng dù chỉ bằng chiếc ô nhỏ ở khu rừng rợp bóng cổ thụ này. Phải chăng, lời đồn thổi về sự linh thiêng của Nam Hải thần vương đã giúp cho rừng già nguyên sinh hàng trăm năm tuổi giữa đại dương mênh mông ở Hòn Dấu được bảo toàn và cây cối ngày càng sinh sôi, nảy nở. Vẻ hoang sơ, u tịch khiến bước chân du khách ngập ngừng, nghĩ mình đang lạc trong khu rừng cổ tích. Hải đăng Ba Lạt, tỉnh Thái Bình Hải đăng Ba Lạt nằm trên cồn Vành thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được xây dựng năm 1962. Đến thăm Hải Đăng, bạn không chỉ có cơ hội trải rộng tầm mắt của mình ngắm nhìn toàn cảnh cửa sông Ba Lạt, mà còn khám phá hành trình của các con sông ra biển và những sinh cảnh độc đáo ở cửa sông. Nằm trên cồn Vành thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Toạ độ: Vĩ độ : 20o 15' 24" N - Kinh độ : 106o 35' 45" E Tác dụng: Báo vị trí cửa Ba Lạt. Đèn ven biển, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Thái Bình - Nam Định định hướng và định vị. Năm đưa vào hoạt động: 1962. Đặc điểm nhận biết ban ngày: Hình dạng Tháp đèn hình trụ, công trình hình khối hộp. Màu sắc Tháp đèn màu xám sẫm, công trình màu vàng. Kích thước cơ bản Chiều cao toàn bộ: 38,0m (tính đến "số 0 hải đồ") - Chiều cao tâm sáng: 36,6 m (tính đến "số 0 hải đồ") - Chiều cao công trình: 34,0m (tính đến nền móng công trình). - Chiều rộng trung bình: 5,0m (đối với tháp đèn) - Tầm nhìn địa lý: 17 hải lý với chiều cao mắt người quan sát bằng 5 m. Đặc tính ánh sáng ban đêm: Ánh sáng trắng, chớp nhóm (3+1) chu kỳ 20 giây - Ch.Tr.Nh(3+1).20s Phạm vi chiếu sáng : 360o Tầm hiệu lực ánh sáng: 18 hải lý với hệ số truyền quang của khí quyển t=0,8.3 thiết bị vô tuyến: Dải tần hoạt động: Dải X (9.300-9.500 MHz) + Dải S (2.900-3.100 MHz) Mã tín hiệu nhận dạng: Mã Morse chữ "M" (¾ ¾) Chu kỳ làm việc : 30s + 30s = 60s Tầm hiệu lực: 11 hải lý trên dải tần X 27 hải lý trên dải tần S (Tính với radar có công suất phát Pt = 10KW và độ khuyếch đại ăng-ten Gt = 26db). Hải đăng bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Nằm tại đỉnh Sơn Trà với độ cao khoảng 223 m so với mặt nước biển, đến đây bạn sẽ có dịp chạy qua con đường uốn lượn trên bán đảo Sơn Trà để rồi phóng tầm mắt ra xa ngắm biển cả bao la, bao quát được cả bán đảo Sơn Trà rộng lớn, ngắm trọn thành phố Đà Nẵng bên dòng sông Hàn thơ mộng. Nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng hơn 15km, hải đăng Sơn Trà hay còn gọi là hải đăng Tiên Sa, nằm tại đỉnh Hòn Sơn Trà với độ cao khoảng 223m so với mặt nước biển, do Pháp xây dựng vào năm 1902 là một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất Việt Nam. Khi đến Đà Nẵng bạn không thể bỏ qua điểm đến tuyệt đẹp như bán Đảo Sơn Trà, đến đây bạn không chỉ được tham quan mà còn có cơ hội trải nghiệm những khung cảnh núi non hùng vĩ, giữa thiên nhiên và phong cảnh như hòa quện vào nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, đứng từ trên đỉnh Sơn Trà bạn có thể phóng tầm mắt ra thu gọn cảnh thành phố biển bao la. Tuy nhiên điều thú vị nhất bạn không thể bỏ qua đó là ngọn hải đăng. Hải đăng Gành Đèn tỉnh Phú Yên Ngọn hải đăng Gành Đèn tuy không nằm quá xa nhưng nó lại nằm trên một dãy núi đá rẽ ra biển, cách xa khu dân cư, ít người tới nên cảnh trí gần như nguyên sơ. Hải đăng Gành Đèn được xây dựng từ thời Pháp, thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách gành Đá Đĩa khoảng 15 phút đi bộ. Hải đăng Gành Đèn có kiến trúc không nổi bật, không lớn và không cổ xưa nhưng bù lại, ngọn hải đăng này tọa lạc tại vị trí khá đẹp. Hải đăng dựng trên gành đá được tạo nên từ nhiều tảng đá màu hồng nhạt chồng xếp lên nhau.. Hải đăng Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên Được xây dựng vào năm 1890, tháp đèn hải đăng Đại Lãnh là một khối hình trụ màu xám, cao 26,5m so với mặt đất và cao 110m so mặt nước biển và có thể phát tín hiệu xa 27 hải lý. Bên trong lòng tháp là cầu thang xoắn ốc bằng gỗ với 110 bậc. Đây là địa điểm tuyệt đẹp để bạn đón ánh bình minh ở Đại Lãnh. Không chỉ có cảnh đẹp, ở đây còn nổi tiếng với các món ăn ngon từ cá chình khiến du khách khó có thể bỏ qua. Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Hòa ước Harmand được ký kết, trong đó điều 8 cho phép thực dân Pháp xây dựng ngọn hải đăng tại mũi Varella.Từ đó hải đăng được chính thức xây dựng vào năm 1890 bởi những kiến trúc sư người Pháp.Sau khi hoàn tất, nó được đưa vào hoạt động trong vòng 55 năm đến khi thế chiến thứ 2 nổ ra thì bị tạm dừng vận hành. Vào năm 1961, ngọn hải đăng này được Chính quyền Việt Nam Cộng hòa khôi phục nhưng sau đó lại bị hủy bỏ hoàn toàn, đến năm 1995 mới được phục dựng và giữ nguyên hình dạng đến hiện tại. Hiện ngọn hải đăng mũi Đại Lãnh gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 mét vuông, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa và trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời. Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa đến 27 hải lý (xấp xỉ 40 km), giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hướng tàu bè trên biển. Đây là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam. Hải đăng Kê Gà, tỉnh Bình Thuận Hải đăng Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận là ngọn hải đăng được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và nhiều tuổi nhất. Hải đăng Kê Gà được xây dựng từ năm 1897 – 1899 và toàn bộ bằng đá. Tháp đèn có hình bát giác, cao 66m so với mực nước biển. Riêng phần thân tháp là 41m, đường kính 2m, phần đài đặt đèn là 3m, từ chân tháp lên đỉnh được nối bởi 182 bậc cầu thang sắt. Ngọn đèn đặt trong tháp có thể phát sáng xa 22 hải lý (tương đương 40km). Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng các thiết kế cổ của hải đăng, thu vào tầm mắt một vùng biển bao la, bạn có thể dạo chơi trên các bãi đá, đùa giỡn với sóng biển, tổ chức tiệc cooktai trên sóng hay làm ngư ông đắc lợi…Đặc biệt, không gian rộng rãi và biệt lập của nơi này khá thích hợp với những trò chơi mang tính sinh hoạt tập thể như đốt lửa trại, trò chơi lớn… Nếu sợ phải mang vác theo lều trại lỉnh kỉnh, bạn có thể liên hệ thuê phòng tập thể với sức chứa vài chục người với giá khá rẻ. Hải đăng Vũng Tàu: Hải đăng Vũng Tàu nằm trên đỉnh núi Nhỏ, được xây dựng và khánh thành năm 1862. Đến năm 1913, ngọn hải đăng này được chuyển từ độ cao 149m lên vị trí hiện nay (cao khoảng 170m). Ngọn hải đăng là một tháp tròn, sơn trắng, cao 18m. Đèn ở đỉnh tháp chiếu xa 30 hải lý. Đến đây, sau khi men theo đường hầm được xây kiên cố trong ngôi nhà hai tầng vốn là nơi cư trú và sinh hoạt của những người gác hải đăng bạn sẽ lên đến đỉnh tháp. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả thành phố Vũng Tàu ẩn hiện trong sương, các bãi tắm hình lưỡi liềm, núi Minh Đạm xanh ngát. Hay nhìn xuống ngay bên dưới, cả rừng hoa sứ rực sáng làm nổi bật nét kiên cố, vững chải của toàn bộ cụm tháp. Hải đăng Dinh Cậu, Phú Quốc Để chinh phục hải đăng Dinh Cậu, du khách không quá tốn sức khi chỉ cần leo 29 bậc thang bộ. Ở trên đỉnh của hải đăng, cảnh tượng thú vị nhất là được ngắm hoàng hôn buông màu sắc hững hờ nhưng đầy quyến rũ ma mị của biển trời Phú Quốc trên ngọn hải đăng Dinh Cậu kể trên. Ngoài tên gọi Dinh Cậu, địa danh này còn được người dân địa phương quen miệng gọi với những tên gọi khác như lâu đài Dinh Cậu, đền đá Dinh Cậu hoặc lăng vua Rồng…Hải đăng Dinh Cậu trước kia còn có tên gọi là hải đăng Dương Đông là một trong những điểm đến không nên bỏ lỡ nếu đã đặt chân đến huyện đảo Phú Quốc trong chuyến du lịch của mình. Đến với thị trấn Đông Dương, ngoài thăm thú ngọn hải đăng Dinh Cậu, du khách còn có cơ hội thả mình chiêm ngưỡng những điểm đến nổi tiếng và thú vị khác như ngôi miếu Long Vương, chợ đêm Dinh Cậu cùng thưởng thức các loại hải sản phong phú và tươi sống nơi đây.