NHÀ BÁO TRƯỜNG CHINH
Ngày: 01/07/2022
Năm 1925, anh sinh viên Đặng Xuân Khu, quê làng Hành Thiện, phủ Xuân Trường, học trường Thành Chung Nam Định. Khi ấy trường có cuộc vận động đòi trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu.

NHÀ BÁO TRƯỜNG CHINH

                                                                                                                       BÚT NGỮ

Năm 1925, anh sinh viên Đặng Xuân Khu, quê làng Hành Thiện, phủ Xuân Trường, học trường Thành Chung Nam Định. Khi ấy trường có cuộc vận động đòi trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu. Và ngay năm sau có cuộc bãi khóa để tang cụ Phan Chu Trinh. Hai cuộc vận động trên do Đặng Xuân Khu cùng Nguyễn Đức Cảnh và Phạm Đức Lương đứng đầu. Sau đó, ba người cùng bị đuổi học. Đặng Xuân Khu xin bố là ông Đặng Xuân Viện cho lên Hà Nội học tiếp ở trường cao đẳng Thương Mại. Trường này đang có hoạt động theo sự chỉ đạo của Hội Thanh niên Cách mạng, theo hướng của báo "Thanh Niên" và sách "Đường cách mệnh". Xuân Khu học tốt, hoạt động tích cực, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh vẫn đi, về về làng Hành Thiện vận động nông dân đấu tranh chống ách áp bức của Pháp và bọn là chức dịch. Anh vận động được một số người vào Hội Thanh Niên. Rồi anh đứng lên làm tờ báo của làng, có tên là "Dân cày" do Anh làm chủ bút; hai người anh họ là Đặng Xuân Thiều, Đặng Xuân Quyền tham gia. Một số khác tích cực góp phần viết bài, in ấn, phát hành. Báo tuyên truyền về nước Nga xã hội chủ nghĩa,phân tích sự khủng hoảng của chủ nghĩa thực dân, tố cáo quan lại cường hào ức hiếp dân nghèo, kể nỗi thống khổ của dân, kêu gọi dân đấu tranh… Xuân Khu thường xuyên chỉ đạo, giúp cho báo ảnh hưởng tích cực phong trào yêu nước của địa phương. Đươc một thời gian, địch phát hiện, Xuân Khu suýt bị bắt, phải trốn sang làng Tả Hành, huyện Vũ Tiên, Thái Bình, lập cơ sở hoạt đông bí mật. Xuân Khu thấy tác dụng tốt của báo "Dân cày", liền bàn với Võ Nguyên Giáp, lúc này đang học ở Hà Nội, cùng nhau viết cuốn sách nói về tinh thần đấu tranh của nông dân từ xưa đến nay, đặt tên là "Vấn đề dân cày". Cuốn sách góp phần vận động lực lượng nông dân ngày nay cùng giai cấp công nhân theo Đảng tiền phong làm cách mạng giải phóng dân tộc. Năm 1930, phong trào cách mạng lên cao. Cuộc khởi nghĩa Nghệ - Tĩnh nổ ra. Hai cuộc biểu tình nông dân Tiền Hải, Duyên Hà tiếp diễn Đảng Cộng sản bị khủng bố dữ dội từ Trung ương đến cơ sở. Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Đảng bị bắt, tra tấn dã man rồi qua đời. Ở Hà Nội, Đặng Xuân Khu bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò rồi lên ngục Sơn La. Xuân Khu bí mật chỉ đạo chi bộ Đảng ở nhà ngục tổ chức đấu tranh chống chế độ khắc nghiệt của ngục. Thực dân Pháp âm mưu biến ngục thành nơi đày đọa tù, khiến nhiều người bị sốt rét và bệnh nặng, chóng chết. Ta vận động tù đòi tổ chức việc ăn uống cho đỡ khổ, tìm thuốc chữa chạy khi ốm đau. Đấu tranh chống địch giam xuống hầm ngầm, chống lao động khổ sai trong rừng sâu núi hiểm. Đòi cho tù nhận thư của gia đình; đòi được học văn hóa rồi biến thành học chính trị. Khi có tù chết thì làm lễ viếng; chính tay Khu viết điếu văn tiễn một người tù non trẻ qua đời:  Hỡi ơi , anh thợ Lê Chi Hai mươi lăm tuổi chia ly cõi đời. Đau đớn thay kiếp người dang dở Cha mẹ già còn đó nhờ ai Con thơ, vợ dại, đường dài Mất anh, mất chỗ hôm mai nương nhờ. Nơi Gốc Ổi bơ vơ đất khách Nấm mồ hoang, sỏi lạnh, xương tàn Tiễn anh, hương khói một làn Hoa rừng một nắm, lệ tràn hai mi Suối vàng anh sớm ra đi Không quên phù hộ độ trì anh em . Các cuộc đấu tranh đã giúp cho tù bớt khổ cực, chết chóc. Một số anh em đã trốn khỏi ngục. Năm 1936, có một biến chuyển ở Pháp. Mặt trận Bình Dân lên cầm quyền, chủ trương tha tù chính trị ở Việt Nam. Xuân Khu cùng nhiều anh em được tha về Hà Nội. Anh nhanh chóng tập hợp lực lượng, tổ chức thành lập Mặt trận Dân chủ, đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp. Ban xứ ủy Bắc Kỳ lúc này gồm Đặng Xuân Khu, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang. Xứ ủy phân công Xuân Khu phụ trách phong trào báo chí công khai. Xuân Khu cùng anh em báo "Tin tức", làm cơ quan của Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Được một thời gian rồi bị địch tịch thu báo và cấm xuất bản. Anh liền làm tiếp báo "Đời nay" tiếng Việt. Đồng thời, làm một số báo tiếng Pháp: Le Travay (Lao Động). Notrơvoa.(Tiếng nói chúng ta). Báo chí cách mạng có ảnh hưởng lớn trong công chúng: tuyên truyền kịp thời những vấn đề cần làm, phê phán các chủ trương sai trái của nhà cầm quyền thực dân, đả kích bọn tay sai, quan lại cường hào. Hướng dẫn quần chúng đấu tranh đình công bãi thi, đòi tăng lương, giảm giờ làm… Đưa phong trào cách mạng lên những bước mới. Ngày 10/10/1942, Đảng ra tờ báo "Cờ giải phóng", Đồng chí Đặng Xuân Khu làm Tổng biên tập với bút danh "Trường Chinh". Số báo đó có một trong những bài quan trọng: "Hồng quân Liên Xô đang một phần vì nhân dân Đông Dương mà đổ máu. Chúng ta có bổn phận tích cực ủng hộ cuộc chiếu đấu vệ quốc của Liên Xô, mở một mặt trận đánh bại phát xít Nhật, Pháp, giải phóng Đông Dương và góp phần vào phong trào cách mạng thế giới ".

BÚT NGỮ