Vâng. Ông là một “Người hiền.” Một Nhà văn. Người mở cõi, khai sáng chặng đường văn chương trên một vùng đất. Số là, vào những năm 1970 - 1971, ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lúc ấy đang là Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thái Bình “Bút Ngữ,” cùng luận đàm và phán rằng, “Hải Phòng, Quảng Bình rồi Quảng Ninh… lập Hội Văn học Nghê thuật. Thái Bình đâu chỉ “lúa”? Thái Bình đất Văn
NGƯỜI MỞ CÕI VĂN CHƯƠNG
Kim Chuông
Vâng. Ông là một “Người hiền.” Một Nhà văn. Người mở cõi, khai sáng chặng đường văn chương trên một vùng đất. Số là, vào những năm 1970 - 1971, ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lúc ấy đang là Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thái Bình “Bút Ngữ,” cùng luận đàm và phán rằng, “Hải Phòng, Quảng Bình rồi Quảng Ninh… lập Hội Văn học Nghê thuật. Thái Bình đâu chỉ “lúa”? Thái Bình đất Văn. Đất văn hiến chứ. Một trăm mười một vị tiến sĩ có bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám. Những Lê Quý Đôn, Nguyễn Bảo, Nguyễn Tông Quai, Bùi Sĩ Tiêm, Ngô Quang Bích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Doãn Cử, Nguyễn Nhữ Dực.v.v…Thái Bình phải có Hội Văn học Nghệ thuật! Thế là, Bút Ngữ, nhà văn đang phụ trách tờ báo, của tỉnh Đảng bộ Thái Bình được cử giữ vai trò “thủ lĩnh”, đứng đầu nhóm người sáng lập Hội. Vừa bước vào tuổi bốn mươi, Bút Ngữ trẻ, đẹp. Mặt vuông chữ điền. Nước da trắng hồng, người lành đến dịu mát. Những người viết Thái Bình có tên thời ấy lần lượt được Bút Ngữ mời về cộng sự. Bùi Công Bính từ Việt Bắc. Nguyễn Khoa Đăng ở một trường Vũ Thư. Võ Bá Cường ở huyện đảo Cẩm Phả. Đức Hậu ở Quảng Ninh. Sau nữa, Hà Văn Thuỳ, Lê Bính rồi nhà thơ Hoàng Tố Nguyên, quê Gò Me, Nam Bộ được anh Ngữ đón về từ Phòng văn nghệ của Ty Văn hóa Hà Tây… Tôi từ Báo Quân khu Tả ngạn về Thái Bình. Và thấm thoắt đã qua 50 mươi năm. Bút Ngữ thuộc bậc anh cả của hầu hết anh em trong cơ quan Hội. Về danh tiếng, người ta từng nghe các vị lãnh đạo tỉnh, tự hào khoe rằng, “Bút Ngữ là nhà văn. “Nhà con một” của Thái Bình. Bởi, tính từ nhà bác học, nhà thơ Lê Quý Đôn, Thái Bình đi qua hàng thế kỷ mới có một Bút Ngữ nổi tiếng văn chương từ hồi còn là đội viên bảo vệ Uỷ Ban kháng chiến Ông Phan Đình Khương (Nhà văn Bút Ngữ) sinh năm 1931; - Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, huy hiệu 65 năm tuổi đảng - Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa III, IV; - Nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình; hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Quê quán: thôn Kênh Đào, xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trú quán số nhà 03, ngõ 46, phố Đốc Nhưỡng, tổ 8, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình. Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được gia đình và các y bác sĩ tận tình cứu chữa, vì tuổi cao sức yếu ông đã từ trần vào ngày 21 tháng 5 năm 2023 (tức ngày 3/4/2023 năm Quý Mão). Hưởng thượng thọ 93 tuổi. Hội VHNT Thái Bình, xin thắp nén tâm nhang gửi lời chia buồn tới gia quyến Nhà văn Bút Ngữ, người đã góp một phần công sức cho sự nghiệp sáng lập và xây dựng Hội VHNT, là Nhà văn có nhiều thành tích trong nền văn chương nước nhà nói chung cũng như trong tỉnh nói riêng. Tạp chí VNTB trân trọng giới thiệu bài viết của nhà thơ Kim Chuông viết về ông. 11 hành chính huyện Vũ Tiên. Khi trở thành cán bộ tuyên truyền, Bút Ngữ vẫn vừa đào hầm bí mật, vừa đưa cán bộ vượt đường ra vào vùng du kích, vừa theo theo sát những trận càn, theo sát những chiến công của bộ đội, du kích, anh viết bài tuyên truyền, in báo, in trên đất thó, gộp thành từng tập mỏng gửi vào vùng chiến. Bút Ngữ viết văn, lại có ca dao, có thơ chọn in trong văn tuyển. Bài ca dao “Làm mưa” được giải của Báo Văn nghệ, có câu: “Không mưa từ chìn tầng mây/ Thì mưa từ những bàn tay con người…” được Bộ Giáo dục tuyển vào sách giáo khoa tiểu học, còn dùng đến bây giờ. Rồi bài thơ “Tiền Hải”, Ty Giáo dục Thái Bình tuyển vào sách giáo khoa cho học sinh trung học, một thuở, học trò học thuộc lòng ra rả. Bút Ngữ là người dự trại viết đầu tiên của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1959, do nhà văn Nguyễn Huy Tưởng phụ trách. Cùng dự trại này có Chu Văn, Vũ Thị Thường, Ngô Ngọc Bội, Phượng Vũ…Cuối trại, Bút Ngữ có truyện vừa “Bên đồng nước úng,” tập truyện in chung với Ngô Ngọc Bội. Cũng dịp này, Bút Ngữ có chùm thơ in chung với Ngọc Minh đều ở nhà xuất bản Văn nghệ. Bút Ngữ học trường viết văn Quảng Bạ khoá đầu tiên do nhà văn Nguyễn Đình Thi làm hiệu trưởng. Cùng lớp với anh có Nguyễn Quang Sáng, Hoàng Văn Bổn, Xuân Cang, Nguyễn Xuân Khánh, Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Tú… Bút Ngữ nguyên là Phó Tổng Biên tập Báo Thái Bình, Phó Trưởng Ty Văn hoá, Bí thư Đảng đoàn Hội Văn học nghệ thuật của một vùng đất. Bút Ngữ lại có uy tín, được bầu hai khoá liền (khoá III - khoá IV) là Đại biểu Quốc hội… Thời ấy, thành tựu của Bút Ngữ với Thái Bình hay nhiều tỉnh khác được coi là thật hiếm. Viết về Bút Ngữ, nhà văn Hà Văn Thuỳ gọi ông là “người thầy đầu tiên”. Bởi, trước hết nơi ông là “cái đức”. Bởi từ Bút Ngữ luôn toả ra tấm lòng nhân hậu, thương yêu, tôn trọng con người. Ông là tấm gương về “lễ”. Cho đến bây giờ, 30 năm trôi qua, nhưng tôi, (H.V.T) còn nhớ như in hình ảnh ông mỗi cuộc họp, hai tay ông xoa xoa, miệng chào đón khách. Khi đó, tôi gặp nơi ông dáng nét quen thuộc của vị chủ tế trước ngôi đền văn chương. Và cũng một thoáng hình ảnh Tống Giang trong ngày tựu nghĩa. Cách ứng xử lễ nghĩa như vậy tiếc rằng ngày nay không còn nữa...” “Thời” của Bút Ngữ cầm nắm là vậy. “Thế” của anh lại hơn hẳn. Bút Ngữ đứng cách xa anh em khoảng cách, chả ai dám so bì. Bút Ngữ yêu người, dễ tin người đến nỗi. Gặp ai anh cũng thu mình, bẻ mình gẫy đi để gần được xung quanh. Tôi thấy anh em cơ quan, có người thấy anh lành, thường “bắt nạt”, lấn anh. Những lúc ấy, cách ứng xử của anh là “nhẫn”. Anh lặng lẽ rút lui về thu mình ngồi trong phòng, hay nằm vật ra giường mà nghĩ. Sau đó, bằng phút tự tìm đến ngồi lại với nhau, hay chờ vào cuộc họp, anh Ngữ mới thận trọng đọc những lời đã được viết ra hoặc nói vo những gì đã nghĩ chín trong bụng. Lúc này, nào lý tình ấm nồng, sâu sắc. Nào cái giọng run rẩy, chứa chan… Anh Ngữ đã nhiều lần làm nhiều người xúc động và càng được anh em cơ quan trọng nể. Một lần, vừa đến cơ quan, thấy Bút Ngữ hai tay bê chậu nước từ sân giếng về bên thềm rửa mặt. Dáng lom khom, vừa đi vừa khóc không ra tiếng. Biết người ở văn phòng sai, lại “xẵng” với anh. Tôi gắt. “Anh Ngữ. Anh là thủ trưởng cơ quan. Cậu ấy là nhân viên. Sao phải chịu như thế?” Anh Ngữ giọng mếu máo. “Tôi khóc cho tôi. Tôi là lãnh đạo, sao không nói nổi anh em. Tôi khóc cho anh em nữa. Sao tôi nói đến điều như vậy, sao anh em không biết nghe tôi”. Anh Ngữ ăn ở với anh em bằng tấm lòng cao đẹp. Những ai từng sống trong cơ quan văn nghệ Thái Bình, người ít kẻ nhiều, không ai không được anh dìu dắt, đắp bồi bằng tình yêu thương nhân ái. Không ai quên, việc anh Ngữ cưu mang, đùm bọc anh Nguyên (nhà thơ Hoàng Tố Nguyên), một nhà thơ từ quê hương Gò Me, Nam Bộ về Thái Bình sinh sống. Từ công việc, gia đình, vợ con đến nơi ăn chốn ở hằng ngày, anh Ngữ đối với anh Nguyên bằng tất cả tấm tình của người “chủ ngôi nhà”, tấm tình của bạn bầu đồng nghiệp, tấm tình của người miền Bắc với quê hương miền Nam ruột thịt. Buổi anh Nguyên qua đời, sau này cả việc “sang cát,” lo toan mộ phần đẹp đẽ cho nhà thơ, anh Ngữ tận tình, chu đáo mời đông đủ các anh Trần Lê Văn, Ngô Quân Miện, Võ Văn Trực, Vũ Từ Trang… bạn bè từ Hà Nội và nhiều nơi khác về thắp hương, đưa tiễn nhà thơ lần cuối. Nhiều người đến viếng nhà thơ. Người biết anh Nguyên. Nhiều người chưa biết anh Nguyên. Nhưng, nhìn anh Ngữ lo toan. Nhìn dáng hình cao thượng bao dung. Nhìn cử chỉ với tất cả những gì khổ đau đè lên “người chủ gia đình” đang ghé vai gánh vác, ai nấy đều nom Bút Ngữ mà ướt đầm nước mắt. Bút Ngữ trọng người lao động. Thấy ai chịu đi, chịu viết, anh rón rén nói lời khen, vẻ mừng vui ra mặt. Hai mươi năm dốc lòng dựng xây, phát triển Hội, anh Ngữ làm nên thời “hoàng kim” thật sôi nổi mà vui. Nhiều trại lớp được mở. Hội không mấy khi vắng khách ra vào. Đúng là, “gia quân tử hiền nhân xuất nhập”. Rất đông các nhà văn, nhà thơ, từ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Vũ Tú Nam, Nông Quốc Chấn, Phạm Hổ, Tạ Hữu Yên, Tô Hoài, Nguyễn Kiên, Hồ Phương, Đào Vũ… Đến các Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Sáng… Các Nhạc sĩ Hoàng Vân, Nguyễn Văn Tý, Thái Cơ… Bao nhiêu những gương mặt, tuổi tên từng làm rung động các thế hệ người đọc, người viết đều về với Thái Bình, gắn bó với Hội Thái Bình trong trại lớp, trong các buổi gặp gỡ, trò chuyện, trao dồi nghiệp vụ. Có trại viết được tập trung hai tháng liền. Có lớp đào tạo bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học được Hội tổ chức, duy trì dài tới muời lăm, mười sáu năm... Thời ấy, người lãnh đạo như anh Ngữ thật “vô sản,” chỉ một lòng vì Hội. Phòng ở và làm việc của anh là gian nhà “cấp bốn.” Nhiều nhuận bút ở các số báo anh tự nguyện hiến cho cơ quan. Nhà ở dưới quê, anh Ngữ được tỉnh cấp đất ở một vùng ven thị, nhưng lâu, không có đủ tiền của để dựng, anh tự nguyện đem trả. Những năm đầu trong công cuộc đổi mới, vì giá trị văn học, vì tình nghĩa bầu bạn văn chương, anh Ngữ đã sớm nghĩ và quyết định cho tái bản lần đầu cuốn tiểu thuyết “Sắp cưới” của Vũ Bão, một tác phẩm của nhà văn quê gốc Thái Bình một thời bị nghi kỵ, cấm đoán. Việc làm này, sinh thời, nhà văn Vũ Bão biết ơn nhiều với Bút Ngữ và thêm gắn bó với anh em, Hội của quê nhà. Với đời văn, Bút Ngữ là “thợ cày cần mẫn”. Ở Hội, lúc nào ngưòi ta cũng gặp anh hai chân ngồi cò đậu, mải miết “bơi” trên trang viết. Trên hai mươi đầu sách. Hàng nghìn bài báo đủ các thể loại “cung cấp” cho tạp chí, cho báo, cho đài. Bài “bắt buộc” anh Ngữ phải viết vì vai trò lãnh đạo. Vì “phải có” để tuyên truyền, quảng bá với tỉnh, với trung ương. Rồi bài đặt của người biên tập từ các nơi yêu quý “mời” anh. Bài ngẫu hứng từ cảm xúc. Bài xã luận. Bài nghiên cứu, sáng tác… Anh Ngữ như “con gà mắn đẻ”, cứ “cục ta cục tác” chẳng mấy khi dừng. Ngày ấy, anh em nhìn anh mà phục một vía. Bởi, anh họp suốt ngày. Việc suốt ngày. Vậy mà năm nào cũng “tung” ra đầu sách. Cuộc thi nào anh cũng có bài gửi và túc tắc có giải. Chỉ riêng chuyến đi thực tế ở Tây Nguyên. Nửa tháng trời lăn lộn, về nhà, Bút Ngữ “đẻ” ra ba truyện ngắn. Một bút ký dài, in và phát nhiều kỳ. Rồi, tiểu thuyết “Cao nguyên mưa nắng” dày đẫy ba trăm trang... Thời anh Ngữ, văn chương phải gánh vác những sự kiện lớn lao và nóng bỏng của núi sông, dân tộc. Anh Ngữ “tự nhận thức” và ý thức rất rõ giá trị hữu ích trên mỗi trang viết của mình. Một tầng bề mặt của biết bao diễn biến ngổn ngang, bề bộn nơi chiến tranh, nơi con người, thế sự… Cái phản ánh. Cái gọi là “minh hoạ”, đôi khi không tránh khỏi sự giản đơn, sơ lược. Coi giá trị ôm trùm trong mô tả là cần kíp, là nét trội, thì những số phận nhân vật, nhất là những tư riêng, coi là vụn, là chưa phải thời điểm để nhắc tới, ca vang… Đây là quan niệm một thời. Là “tự thức” mà anh Ngữ đã sớm tìm cho mình “một miền”, một sở trường để mở hướng cuốc cày, khám phá. Bút Ngữ đi sâu vào đề tài lịch sử! Từ “Pháo đài đồng bằng, Chuyện ở xóm chài, Người đi đày đại dương, Người thời loạn, Vua Ba Vành, Cử nhân Bùi Viện, Cụ Bảng Đôn… Gần đây nhất là tiểu thuyết lịch sử “Cần vương Đông du” (2007)… Trên sáu nghìn trang viết. Cuốn ba trăm trang. Cuốn trên năm trăm trang. Cuốn gần tám trăm trang… Chữ nhỏ li ti, sách dày cộp đè nặng trên tay, đủ thấy sức lao động của đời nhà văn từng “rút ruột nhả tơ”, từng cực nhọc nhường nào. Tìm mình ở đề tài lịch sử, nhà văn Nguyễn Khải đã viết, Bút Ngữ đã tìm được một cách đắc địa “đất dụng võ” của mình. Bởi, Bút Ngữ có vốn nho học khá sâu. Anh chịu đọc, chịu tìm tòi nghiên cứu. Với phẩm chất cần cù, cẩn trọng, luôn ghi chép tỉ mỉ, lưu giữ một cách hệ thống, ngăn nắp, khoa học các tư liệu tìm được. Viết về đề tài lịch sử, khi dựng lại cuộc kháng chiến chống Pháp ở làng Nguyễn anh hùng. Khi tái tạo, sáng tạo một đời sống người anh hùng Phan Bá Vành, Ngô Quang Bích. Những danh nhân: một Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, một cử nhân Bùi Viện, một cụ Bảng Đôn v.v… Bút Ngữ làm bạn đọc thoả mãn ở những tầng, những tuyến, những tư liệu lịch sử thật giàu có và qúy hiếm. Ở sự phản ánh chân xác tin cậy qua tái dựng, sáng tạo. Ở nhân vật anh hùng với những nét điển hình, ngưỡng vọng. Ở những bài học sâu sắc, đầy ý nghĩa trước đời sống, lịch sử, con người. Trước thành công khác nhau ở hàng nghìn trang viết, tôi nhớ, khi đang giữ cương vị Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Thái Bình, nhà văn Nguyễn Khải từ miền Nam gửi cho tôi bài viết với bức thư như sự kêu gọi, hỗ trợ. Nguyễn Khải khen: “Cụ Bảng Đôn" của anh Ngữ viết giỏi lắm. Đây là tiểu thuyết hay của anh. Văn chương thích. Nhân vật thích. Vấn đề của tiểu thuyết cũng thâm thuý, sâu… Kim Chuông giúp, in cho mình bài giới thiệu tập sách này vào tạp chí của Hội để cảm ơn, ghi đậm thêm tình bạn bè của mình với Bút Ngữ, những nhà văn vùng Tả ngạn khi nào…” Quả tình, trong rất nhiều tiểu thuyết xuất bản, năm 2002, tiểu thuyết “Cụ Bảng Đôn” của nhà văn Bút Ngữ được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng trong năm. Bút Ngữ đã bốn lần giành được các giải thưởng văn học nghệ thuật.Hai lần của Hội Nhà văn Việt Nam cho cuốn tiểu thuyết “Chuyện ở xóm chài” và “Cụ Bảng Đôn”. Hai lần giải chính thức cho hai tiểu thuyết khác, giải thưởng của Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Chưa kể bốn lần giải đầu, giải thưởng văn học mang tên nhà bác học Lê Quý Đôn, tỉnh Thái Bình và hàng chục giải thưởng ở các cuộc thi văn học do các cơ quan Báo, Đài tổ chức... Năm 2023, Bút Ngữ đã vào tuổi 93. Đã qua hai lần chịu tai biến. “Nhờ giời”. Nhờ ở sức chịu đựng, giữ gìn, tập luyện. Hai lần ngỡ đổ. Nào ngờ, khi gượng dậy, nhà văn Bút Ngữ lại lao vào viết. Bên tiểu thuyết về lịch sử của Thái Bình đang triển khai “cày” kiên nhẫn, Bút Ngữ vẫn xuất hiện bài in, bài phát trên các báo, đài của tỉnh, của báo văn và số gần đây là tạp chí thơ… Từ thôn Kinh Đào, Vũ Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, người cùng làng với nhà văn Dũng Hà, người đồng hương với các nhà văn Phạm Lê Văn (Thợ Rèn), Minh Chuyên, Đỗ Vĩnh Bảo…Cái tên Phan Đình Khương, tên thật của nhà văn Bút Ngữ, giờ chẳng mấy ai nhớ. Người ta nhớ, quý yêu và kính trọng nhà văn Bút Ngữ ở ngôi sao ban mai luôn lấp lánh dẫn đường trên một vùng đất lúa. Vào những ngày cuối tháng Năm, 2023 này, Bút Ngữ đã vào tuổi 93. Ông bỗng dưng bị đột quỵ và mãi mãi rời xa cõi thế. Nhưng, tôi tin, Bút Ngữ sẽ mãi còn trên những trang văn mát trong, thấm đẫm tình người với phẩm hạnh không mấy ai trên cõi đời này so bì cùng ông được. Bút Ngữ, một nhà văn, một con người thật nồng thắm, thương yêu. “Một Tống Giang !...Một hình ảnh vị chủ tế trước ngôi đền văn chương trong những ngày tựu nghĩa"…âng. Ông là một “Người hiền.” Một Nhà văn. Người mở cõi, khai sáng chặng đường văn chương trên một vùng đất. Số là, vào những năm 1970 - 1971, ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lúc ấy đang là Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thái Bình “Bút Ngữ,” cùng luận đàm và phán rằng, “Hải Phòng, Quảng Bình rồi Quảng Ninh… lập Hội Văn học Nghê thuật. Thái Bình đâu chỉ “lúa”? Thái Bình đất Văn. Đất văn hiến chứ. Một trăm mười một vị tiến sĩ có bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám. Những Lê Quý Đôn, Nguyễn Bảo, Nguyễn Tông Quai, Bùi Sĩ Tiêm, Ngô Quang Bích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Doãn Cử, Nguyễn Nhữ Dực.v.v…Thái Bình phải có Hội Văn học Nghệ thuật! Thế là, Bút Ngữ, nhà văn đang phụ trách tờ báo, của tỉnh Đảng bộ Thái Bình được cử giữ vai trò “thủ lĩnh”, đứng đầu nhóm người sáng lập Hội. Vừa bước vào tuổi bốn mươi, Bút Ngữ trẻ, đẹp. Mặt vuông chữ điền. Nước da trắng hồng, người lành đến dịu mát. Những người viết Thái Bình có tên thời ấy lần lượt được Bút Ngữ mời về cộng sự. Bùi Công Bính từ Việt Bắc. Nguyễn Khoa Đăng ở một trường Vũ Thư. Võ Bá Cường ở huyện đảo Cẩm Phả. Đức Hậu ở Quảng Ninh. Sau nữa, Hà Văn Thuỳ, Lê Bính rồi nhà thơ Hoàng Tố Nguyên, quê Gò Me, Nam Bộ được anh Ngữ đón về từ Phòng văn nghệ của Ty Văn hóa Hà Tây… Tôi từ Báo Quân khu Tả ngạn về Thái Bình. Và thấm thoắt đã qua 50 mươi năm. Bút Ngữ thuộc bậc anh cả của hầu hết anh em trong cơ quan Hội. Về danh tiếng, người ta từng nghe các vị lãnh đạo tỉnh, tự hào khoe rằng, “Bút Ngữ là nhà văn. “Nhà con một” của Thái Bình. Bởi, tính từ nhà bác học, nhà thơ Lê Quý Đôn, Thái Bình đi qua hàng thế kỷ mới có một Bút Ngữ nổi tiếng văn chương từ hồi còn là đội viên bảo vệ Uỷ Ban kháng chiến Ông Phan Đình Khương (Nhà văn Bút Ngữ) sinh năm 1931; - Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, huy hiệu 65 năm tuổi đảng - Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa III, IV; - Nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình; hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Quê quán: thôn Kênh Đào, xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trú quán số nhà 03, ngõ 46, phố Đốc Nhưỡng, tổ 8, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình. Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được gia đình và các y bác sĩ tận tình cứu chữa, vì tuổi cao sức yếu ông đã từ trần vào ngày 21 tháng 5 năm 2023 (tức ngày 3/4/2023 năm Quý Mão). Hưởng thượng thọ 93 tuổi. Hội VHNT Thái Bình, xin thắp nén tâm nhang gửi lời chia buồn tới gia quyến Nhà văn Bút Ngữ, người đã góp một phần công sức cho sự nghiệp sáng lập và xây dựng Hội VHNT, là Nhà văn có nhiều thành tích trong nền văn chương nước nhà nói chung cũng như trong tỉnh nói riêng. Tạp chí VNTB trân trọng giới thiệu bài viết của nhà thơ Kim Chuông viết về ông. 1 hành chính huyện Vũ Tiên. Khi trở thành cán bộ tuyên truyền, Bút Ngữ vẫn vừa đào hầm bí mật, vừa đưa cán bộ vượt đường ra vào vùng du kích, vừa theo theo sát những trận càn, theo sát những chiến công của bộ đội, du kích, anh viết bài tuyên truyền, in báo, in trên đất thó, gộp thành từng tập mỏng gửi vào vùng chiến. Bút Ngữ viết văn, lại có ca dao, có thơ chọn in trong văn tuyển. Bài ca dao “Làm mưa” được giải của Báo Văn nghệ, có câu: “Không mưa từ chìn tầng mây/ Thì mưa từ những bàn tay con người…” được Bộ Giáo dục tuyển vào sách giáo khoa tiểu học, còn dùng đến bây giờ. Rồi bài thơ “Tiền Hải”, Ty Giáo dục Thái Bình tuyển vào sách giáo khoa cho học sinh trung học, một thuở, học trò học thuộc lòng ra rả. Bút Ngữ là người dự trại viết đầu tiên của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1959, do nhà văn Nguyễn Huy Tưởng phụ trách. Cùng dự trại này có Chu Văn, Vũ Thị Thường, Ngô Ngọc Bội, Phượng Vũ…Cuối trại, Bút Ngữ có truyện vừa “Bên đồng nước úng,” tập truyện in chung với Ngô Ngọc Bội. Cũng dịp này, Bút Ngữ có chùm thơ in chung với Ngọc Minh đều ở nhà xuất bản Văn nghệ. Bút Ngữ học trường viết văn Quảng Bạ khoá đầu tiên do nhà văn Nguyễn Đình Thi làm hiệu trưởng. Cùng lớp với anh có Nguyễn Quang Sáng, Hoàng Văn Bổn, Xuân Cang, Nguyễn Xuân Khánh, Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Tú… Bút Ngữ nguyên là Phó Tổng Biên tập Báo Thái Bình, Phó Trưởng Ty Văn hoá, Bí thư Đảng đoàn Hội Văn học nghệ thuật của một vùng đất. Bút Ngữ lại có uy tín, được bầu hai khoá liền (khoá III - khoá IV) là Đại biểu Quốc hội… Thời ấy, thành tựu của Bút Ngữ với Thái Bình hay nhiều tỉnh khác được coi là thật hiếm. Viết về Bút Ngữ, nhà văn Hà Văn Thuỳ gọi ông là “người thầy đầu tiên”. Bởi, trước hết nơi ông là “cái đức”. Bởi từ Bút Ngữ luôn toả ra tấm lòng nhân hậu, thương yêu, tôn trọng con người. Ông là tấm gương về “lễ”. Cho đến bây giờ, 30 năm trôi qua, nhưng tôi, (H.V.T) còn nhớ như in hình ảnh ông mỗi cuộc họp, hai tay ông xoa xoa, miệng chào đón khách. Khi đó, tôi gặp nơi ông dáng nét quen thuộc của vị chủ tế trước ngôi đền văn chương. Và cũng một thoáng hình ảnh Tống Giang trong ngày tựu nghĩa. Cách ứng xử lễ nghĩa như vậy tiếc rằng ngày nay không còn nữa...” “Thời” của Bút Ngữ cầm nắm là vậy. “Thế” của anh lại hơn hẳn. Bút Ngữ đứng cách xa anh em khoảng cách, chả ai dám so bì. Bút Ngữ yêu người, dễ tin người đến nỗi. Gặp ai anh cũng thu mình, bẻ mình gẫy đi để gần được xung quanh. Tôi thấy anh em cơ quan, có người thấy anh lành, thường “bắt nạt”, lấn anh. Những lúc ấy, cách ứng xử của anh là “nhẫn”. Anh lặng lẽ rút lui về thu mình ngồi trong phòng, hay nằm vật ra giường mà nghĩ. Sau đó, bằng phút tự tìm đến ngồi lại với nhau, hay chờ vào cuộc họp, anh Ngữ mới thận trọng đọc những lời đã được viết ra hoặc nói vo những gì đã nghĩ chín trong bụng. Lúc này, nào lý tình ấm nồng, sâu sắc. Nào cái giọng run rẩy, chứa chan… Anh Ngữ đã nhiều lần làm nhiều người xúc động và càng được anh em cơ quan trọng nể. Một lần, vừa đến cơ quan, thấy Bút Ngữ hai tay bê chậu nước từ sân giếng về bên thềm rửa mặt. Dáng lom khom, vừa đi vừa khóc không ra tiếng. Biết người ở văn phòng sai, lại “xẵng” với anh. Tôi gắt. “Anh Ngữ. Anh là thủ trưởng cơ quan. Cậu ấy là nhân viên. Sao phải chịu như thế?” Anh Ngữ giọng mếu máo. “Tôi khóc cho tôi. Tôi là lãnh đạo, sao không nói nổi anh em. Tôi khóc cho anh em nữa. Sao tôi nói đến điều như vậy, sao anh em không biết nghe tôi”. Anh Ngữ ăn ở với anh em bằng tấm lòng cao đẹp. Những ai từng sống trong cơ quan văn nghệ Thái Bình, người ít kẻ nhiều, không ai không được anh dìu dắt, đắp bồi bằng tình yêu thương nhân ái. Không ai quên, việc anh Ngữ cưu mang, đùm bọc anh Nguyên (nhà thơ Hoàng Tố Nguyên), một nhà thơ từ quê hương Gò Me, Nam Bộ về Thái Bình sinh sống. Từ công việc, gia đình, vợ con đến nơi ăn chốn ở hằng ngày, anh Ngữ đối với anh Nguyên bằng tất cả tấm tình của người “chủ CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SỸ 12 VNTB 03(266) - 2023 ngôi nhà”, tấm tình của bạn bầu đồng nghiệp, tấm tình của người miền Bắc với quê hương miền Nam ruột thịt. Buổi anh Nguyên qua đời, sau này cả việc “sang cát,” lo toan mộ phần đẹp đẽ cho nhà thơ, anh Ngữ tận tình, chu đáo mời đông đủ các anh Trần Lê Văn, Ngô Quân Miện, Võ Văn Trực, Vũ Từ Trang… bạn bè từ Hà Nội và nhiều nơi khác về thắp hương, đưa tiễn nhà thơ lần cuối. Nhiều người đến viếng nhà thơ. Người biết anh Nguyên. Nhiều người chưa biết anh Nguyên. Nhưng, nhìn anh Ngữ lo toan. Nhìn dáng hình cao thượng bao dung. Nhìn cử chỉ với tất cả những gì khổ đau đè lên “người chủ gia đình” đang ghé vai gánh vác, ai nấy đều nom Bút Ngữ mà ướt đầm nước mắt. Bút Ngữ trọng người lao động. Thấy ai chịu đi, chịu viết, anh rón rén nói lời khen, vẻ mừng vui ra mặt. Hai mươi năm dốc lòng dựng xây, phát triển Hội, anh Ngữ làm nên thời “hoàng kim” thật sôi nổi mà vui. Nhiều trại lớp được mở. Hội không mấy khi vắng khách ra vào. Đúng là, “gia quân tử hiền nhân xuất nhập”. Rất đông các nhà văn, nhà thơ, từ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Vũ Tú Nam, Nông Quốc Chấn, Phạm Hổ, Tạ Hữu Yên, Tô Hoài, Nguyễn Kiên, Hồ Phương, Đào Vũ… Đến các Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Sáng… Các Nhạc sĩ Hoàng Vân, Nguyễn Văn Tý, Thái Cơ… Bao nhiêu những gương mặt, tuổi tên từng làm rung động các thế hệ người đọc, người viết đều về với Thái Bình, gắn bó với Hội Thái Bình trong trại lớp, trong các buổi gặp gỡ, trò chuyện, trao dồi nghiệp vụ. Có trại viết được tập trung hai tháng liền. Có lớp đào tạo bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học được Hội tổ chức, duy trì dài tới muời lăm, mười sáu năm... Thời ấy, người lãnh đạo như anh Ngữ thật “vô sản,” chỉ một lòng vì Hội. Phòng ở và làm việc của anh là gian nhà “cấp bốn.” Nhiều nhuận bút ở các số báo anh tự nguyện hiến cho cơ quan. Nhà ở dưới quê, anh Ngữ được tỉnh cấp đất ở một vùng ven thị, nhưng lâu, không có đủ tiền của để dựng, anh tự nguyện đem trả. Những năm đầu trong công cuộc đổi mới, vì giá trị văn học, vì tình nghĩa bầu bạn văn chương, anh Ngữ đã sớm nghĩ và quyết định cho tái bản lần đầu cuốn tiểu thuyết “Sắp cưới” của Vũ Bão, một tác phẩm của nhà văn quê gốc Thái Bình một thời bị nghi kỵ, cấm đoán. Việc làm này, sinh thời, nhà văn Vũ Bão biết ơn nhiều với Bút Ngữ và thêm gắn bó với anh em, Hội của quê nhà. Với đời văn, Bút Ngữ là “thợ cày cần mẫn”. Ở Hội, lúc nào ngưòi ta cũng gặp anh hai chân ngồi cò đậu, mải miết “bơi” trên trang viết. Trên hai mươi đầu sách. Hàng nghìn bài báo đủ các thể loại “cung cấp” cho tạp chí, cho báo, cho đài. Bài “bắt buộc” anh Ngữ phải viết vì vai trò lãnh đạo. Vì “phải có” để tuyên truyền, quảng bá với tỉnh, với trung ương. Rồi bài đặt của người biên tập từ các nơi yêu quý “mời” anh. Bài ngẫu hứng từ cảm xúc. Bài xã luận. Bài nghiên cứu, sáng tác… Anh Ngữ như “con gà mắn đẻ”, cứ “cục ta cục tác” chẳng mấy khi dừng. Ngày ấy, anh em nhìn anh mà phục một vía. Bởi, anh họp suốt ngày. Việc suốt ngày. Vậy mà năm nào cũng “tung” ra đầu sách. Cuộc thi nào anh cũng có bài gửi và túc tắc có giải. Chỉ riêng chuyến đi thực tế ở Tây Nguyên. Nửa tháng trời lăn lộn, về nhà, Bút Ngữ “đẻ” ra ba truyện ngắn. Một bút ký dài, in và phát nhiều kỳ. Rồi, tiểu thuyết “Cao nguyên mưa nắng” dày đẫy ba trăm trang... Thời anh Ngữ, văn chương phải gánh vác những sự kiện lớn lao và nóng bỏng của núi sông, dân tộc. Anh Ngữ “tự nhận thức” và ý thức rất rõ giá trị hữu ích trên mỗi trang viết của mình. Một tầng bề mặt của biết bao diễn biến ngổn ngang, bề bộn nơi chiến tranh, nơi con người, thế sự… Cái phản ánh. Cái gọi là “minh hoạ”, đôi khi không tránh khỏi sự giản đơn, sơ lược. Coi giá trị ôm trùm trong mô tả là cần kíp, là nét trội, thì những số phận nhân vật, nhất là những tư riêng, coi là vụn, là chưa phải thời điểm để nhắc tới, ca vang… Đây là quan niệm một thời. Là “tự thức” mà anh Ngữ đã sớm tìm cho mình “một miền”, một sở trường để mở hướng cuốc cày, khám phá. CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SỸ VNTB 03(266) - 2023 13 Bút Ngữ đi sâu vào đề tài lịch sử! Từ “Pháo đài đồng bằng, Chuyện ở xóm chài, Người đi đày đại dương, Người thời loạn, Vua Ba Vành, Cử nhân Bùi Viện, Cụ Bảng Đôn… Gần đây nhất là tiểu thuyết lịch sử “Cần vương Đông du” (2007)… Trên sáu nghìn trang viết. Cuốn ba trăm trang. Cuốn trên năm trăm trang. Cuốn gần tám trăm trang… Chữ nhỏ li ti, sách dày cộp đè nặng trên tay, đủ thấy sức lao động của đời nhà văn từng “rút ruột nhả tơ”, từng cực nhọc nhường nào. Tìm mình ở đề tài lịch sử, nhà văn Nguyễn Khải đã viết, Bút Ngữ đã tìm được một cách đắc địa “đất dụng võ” của mình. Bởi, Bút Ngữ có vốn nho học khá sâu. Anh chịu đọc, chịu tìm tòi nghiên cứu. Với phẩm chất cần cù, cẩn trọng, luôn ghi chép tỉ mỉ, lưu giữ một cách hệ thống, ngăn nắp, khoa học các tư liệu tìm được. Viết về đề tài lịch sử, khi dựng lại cuộc kháng chiến chống Pháp ở làng Nguyễn anh hùng. Khi tái tạo, sáng tạo một đời sống người anh hùng Phan Bá Vành, Ngô Quang Bích. Những danh nhân: một Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, một cử nhân Bùi Viện, một cụ Bảng Đôn v.v… Bút Ngữ làm bạn đọc thoả mãn ở những tầng, những tuyến, những tư liệu lịch sử thật giàu có và qúy hiếm. Ở sự phản ánh chân xác tin cậy qua tái dựng, sáng tạo. Ở nhân vật anh hùng với những nét điển hình, ngưỡng vọng. Ở những bài học sâu sắc, đầy ý nghĩa trước đời sống, lịch sử, con người. Trước thành công khác nhau ở hàng nghìn trang viết, tôi nhớ, khi đang giữ cương vị Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Thái Bình, nhà văn Nguyễn Khải từ miền Nam gửi cho tôi bài viết với bức thư như sự kêu gọi, hỗ trợ. Nguyễn Khải khen: “Cụ Bảng Đôn" của anh Ngữ viết giỏi lắm. Đây là tiểu thuyết hay của anh. Văn chương thích. Nhân vật thích. Vấn đề của tiểu thuyết cũng thâm thuý, sâu… Kim Chuông giúp, in cho mình bài giới thiệu tập sách này vào tạp chí của Hội để cảm ơn, ghi đậm thêm tình bạn bè của mình với Bút Ngữ, những nhà văn vùng Tả ngạn khi nào…” Quả tình, trong rất nhiều tiểu thuyết xuất bản, năm 2002, tiểu thuyết “Cụ Bảng Đôn” của nhà văn Bút Ngữ được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng trong năm. Bút Ngữ đã bốn lần giành được các giải thưởng văn học nghệ thuật.Hai lần của Hội Nhà văn Việt Nam cho cuốn tiểu thuyết “Chuyện ở xóm chài” và “Cụ Bảng Đôn”. Hai lần giải chính thức cho hai tiểu thuyết khác, giải thưởng của Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Chưa kể bốn lần giải đầu, giải thưởng văn học mang tên nhà bác học Lê Quý Đôn, tỉnh Thái Bình và hàng chục giải thưởng ở các cuộc thi văn học do các cơ quan Báo, Đài tổ chức... Năm 2023, Bút Ngữ đã vào tuổi 93. Đã qua hai lần chịu tai biến. “Nhờ giời”. Nhờ ở sức chịu đựng, giữ gìn, tập luyện. Hai lần ngỡ đổ. Nào ngờ, khi gượng dậy, nhà văn Bút Ngữ lại lao vào viết. Bên tiểu thuyết về lịch sử của Thái Bình đang triển khai “cày” kiên nhẫn, Bút Ngữ vẫn xuất hiện bài in, bài phát trên các báo, đài của tỉnh, của báo văn và số gần đây là tạp chí thơ… Từ thôn Kinh Đào, Vũ Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, người cùng làng với nhà văn Dũng Hà, người đồng hương với các nhà văn Phạm Lê Văn (Thợ Rèn), Minh Chuyên, Đỗ Vĩnh Bảo…Cái tên Phan Đình Khương, tên thật của nhà văn Bút Ngữ, giờ chẳng mấy ai nhớ. Người ta nhớ, quý yêu và kính trọng nhà văn Bút Ngữ ở ngôi sao ban mai luôn lấp lánh dẫn đường trên một vùng đất lúa. Vào những ngày cuối tháng Năm, 2023 này, Bút Ngữ đã vào tuổi 93. Ông bỗng dưng bị đột quỵ và mãi mãi rời xa cõi thế. Nhưng, tôi tin, Bút Ngữ sẽ mãi còn trên những trang văn mát trong, thấm đẫm tình người với phẩm hạnh không mấy ai trên cõi đời này so bì cùng ông được. Bút Ngữ, một nhà văn, một con người thật nồng thắm, thương yêu. “Một Tống Giang !...Một hình ảnh vị chủ tế trước ngôi đền văn chương trong những ngày tựu nghĩa"…