NĂM DẦN NÓI CHUYỆN HỔ
Ngày: 17/02/2022

NĂM DẦN NÓI CHUYỆN HỔ

                                                                               

                                                                            NGUYỄN VĂN THỤC

Hổ vốn loài dã thú, cùng sư tử dự vào hàng Chúa tể sơn lâm. Với sức mạnh phi thường, chỉ một tiếng gầm, hổ đã làm cho cỏ cây, núi rừng rung động, hàng trăm loài thú khiếp vía kinh hồn. Không cẩn thận, chúng sẽ trở thành miếng mồi của Chúa tể sơn lâm, cái "Danh hiệu" khét mùi uy lực ấy! Thế nhưng, với con người thì không hẳn là như vậy. Truyện cổ nước Tần còn ghi lại rằng: Thời Đông Chu Liệt Quốc cách đây trên hai nghìn năm, nước Sở có người tên là Đấu Nhược Ngao lấy vợ là con gái vua nước Viên, sinh ra Đấu Bá Tỉ. Đấu Ngao chết. Bá Tỉ còn bé, theo mẹ về sống ở nước Viên. Vợ vua nước Viên yêu lắm, thường ngày cho Đấu Bá Tỉ vui chơi cùng con gái mình. Lớn lên, hai người tư thông đẻ ra một cậu con trai. Vợ vua Viên sai người đem bỏ vào rừng. Vua Viên đi săn, gặp con hổ cho trẻ bú. Vua thấy lạ, bèn đuổi hổ, cho người ẵm đứa bé về, rồi nói chuyện ấy với vợ. Vợ vua bèn thú thực việc mới xảy ra. Vua Viên cho rằng đứa bé không phải người thường, liền gả con gái cho Đấu Bá Tỉ, rồi đưa cả hai mẹ con về nước Sở, đặt tên đứa bé là Đấu Cấu Ô Đồ (tiếng nước Sở gọi cho bú là Cấu, hổ là Ô Đồ, tên chữ là Tử Văn). Quả nhiên sau này Tử Văn trở thành quan Lệnh doãn nước Sở. Nhờ tài giỏi của Tử Văn, nước Sở trở nên hùng cường. Lại nói chuyện Chu Hợi là tướng nước Ngụy, sang sứ nước Tần. Biết Chu Hợi là một NGUYỄN VĂN THỤC dũng sĩ, có thể giúp mình làm nên việc lớn, vua Tần muốn giữ lại để dùng bèn tìm mọi cách thuyết phục, cám dỗ, nhưng Chu Hợi nhất định không chịu. Vua Tần tức quá bỏ Chu Hợi vào chuồng cọp. Hổ định vồ. Chu Hợi trừng mắt đỏ ngầu như hai chén máu, thét lên. - Con vật này sao dám vô lễ? Con hổ sợ nằm bẹp xuống đất. Vua Tần than rằng: Người có khí tiết, đến mãnh hổ cũng phải quy phục, huống chi là ta! Rồi sai người đưa Chu Hợi ra khỏi chuồng cọp và cho Chu Hợi về nước. Ở Việt Nam ta, cũng có nhiều chuyện lạ về hổ. Tộc phả dòng họ Phan, làng tôi còn ghi rằng: Ngày về lập nghiệp trên đất này, cụ tổ họ Phan có biệt hiệu "Rồng cuốn", sức khỏe thật lạ lùng. người làng kể rằng: Một bận đi chăn bò, con bò không chịu lội qua mương. Tức quá, cụ liền quắp nó ngang sườn, nhảy vọt qua. Mọi người kinh ngạc. Con bò xanh mắt mèo thuần phác với nếp sống thường nhật. ngoài cấy lúa, trồng khoai, cụ Rồng Cuốn còn trồng dâu, nuôi tằm, cắm đăng, đơm đó ngay bên mố cầu Đông Thổ. Năm ấy, sau chuyến trẩy ngược, cụ được người miền núi biếu một con hổ con. Quý con vật, ngày ngày thu được bao tiền tôm, cá, cụ mua hết thịt cho hổ ăn. Hổ lớn nhanh, vóc VNTB 01(258) - 2022 25 VĂN XUÔI VNTB 01(258) - 2022 Minh họa: Xuân Thìn dáng rất đẹp. Người yêu hổ. Hổ quấn người, chẳng mấy khi rời nhau. Một hôm, thấy hổ ngồi ủ rũ. Cụ Rồng Cuốn đặt tay lên đầu hổ, vỗ về: - Đói hử? Thương quá! Đêm qua có kẻ trộm đó, thành ra ta không đủ tiền mua thịt. Từ nay, thức coi đó cho ta, chắc sẽ được no bụng. Đêm ấy nước ròng, tôm, cá lao xao đầy đó. Cụ Rồng Cuốn lặng lẽ xuống sông lấy cá. Bất ngờ, con hổ vọt tới tát luôn. Khi biết đánh nhầm chủ, nó rống lên vật vã, kêu gào. Gần sáng, nó vác thi hài chủ đặt lên ụ đất cao, hai lá bầu phủ kín, rồi bỏ đi. Dân làng đồn rằng: Sau đó nhiều năm, cứ đến đêm trước ngày giỗ cụ Rồng Cuốn, trên mộ cụ lại xuất hiện một con lợn, hoặc con nai vắt ngang. Người ta bảo đó là lễ vật của con hổ ngày trước đem về viếng cụ. Những chuyện cổ xưa ấy và còn nhiều chuyện nói về hổ nữa, không hiểu thực hư thế nào, nhưng chắc chắn nó không phải là hoàn toàn hoang đường, bịa đặt. Đọc rồi suy ngẫm, ta mới ngộ ra rằng: Những truyền thuyết, dân gian kể cả thần thoại, ngụ ngôn, viễn tưởng... Hạt nhân của nó đều bắt nguồn từ cái có thực trong cuộc sống, đã được trí tuệ và tâm hồn con người chắp cánh cho nó bay lên thành những chuyện lạ kỳ. Ở thời đại chúng ta, nhiều con hổ đã được thuần hóa. Nó trở thành con vật có tình, có nghĩa, phục vụ lợi ích cuộc sống con người, Hổ đã bước lên sàn xiếc với những tiết mục biểu diễn đặc sắc đến lạ lùng, làm cho người xem có phút thót tim nhưng vô cùng sảng khoái. Với các công trình kiến trúc, dành cho những nơi thờ tự, như đền đài, miếu mạo... Uy linh của mãnh hổ, thường được tạo dựng rất hoành tráng, hùng mạnh, uy nghiêm. Nó biểu trưng cho ước mơ, khát vọng về cuộc sống bình yên đầy chất văn hóa tâm linh của con người. Xem vậy, hổ là con vật luôn gần gũi với người. Khi được cảm hóa bằng sự chăm sóc và yêu thương, hổ và người trở nên gần như bầu bạn thân quen, đầy nghĩa tình nhân ái. Năm Nhâm Dần 2022 đang tới, cả loài người náo nức mừng đón mùa xuân cầm tinh con hổ đang về. Tin rằng với uy danh năm hổ, với ý chí, nghị lực sẵn có và quyết tâm sắt đá của con người, nhân dân Việt Nam ta và toàn thế giới sẽ tiến lên đẩy lùi dịch bệnh Covid - 19, xây dựng cuộc sống yên lành, ấm no, đầy tình yêu và hạnh phúc.