LƯƠNG THẾ VINH TOẢ NGÁT DANH THƠM
Ngày: 22/04/2024

LƯƠNG THẾ VINH TOẢ NGÁT DANH THƠM

LẠI TÂY DƯƠNG

Lương Thế Vinh đỗ Trạng Nguyên thời vua Lê Thánh Tông Tư Thành, sinh ra ở Trấn Sơn Nam Hạ xưa (nay là tỉnh Nam Định) tài năng thiên phú của Lương Thế Vinh phát lộ từ rất sớm, không những thông tuệ văn chương, thuộc làu kinh sử mà ông còn là nhà toán pháp nổi tiếng, các công trình về đo lường, xác định trọng lượng, cách tính thể tích của ông nghiên cứu được áp dụng rộng rãi có giá trị lâu bền (vì thế ông còn được gọi là Trạng Lường). Lương Thế Vinh đặc biệt ham mê thả diều và có biệt tài bơi lặn. Phương pháp học tập của Lương Thế Vinh không theo lối mòn cổ hủ trích cú, tầm chương, học mà chơi, chơi mà học, ông luôn suy nghĩ tìm những tinh hoa đúc rút điều hay lẽ phải, kết hợp nhuần nhị giữa lý luận và thực tiễn trường đời tạo nên sự hứng khởi, say sưa. Nghe tin Quách Đình Bảo ở vùng đất Thanh Quan (Thái Phúc, Thái Thuỵ, Thái Bình) nổi tiếng thần đồng học giỏi, ông không quản dặm thẳm, đường xa đến thăm, tiếc rằng không được gặp, bởi thân mẫu Quách Đình Bảo cho biết con bà suốt ngày bận học không hề ra ngoài và không tiếp bất cứ ai. Lương Thế Vinh mỉm cười: Tưởng thế nào chứ học kiểu này chắc sẽ đỗ không cao, rồi ông chào từ biệt. Nghe mẹ kể lại, Quách Đình Bảo biết đó là Lương Thế Vinh nên ông cũng sắp xếp thời gian đến thăm bạn, nhưng khi đến thì Quách Đình Bảo mới biết, Lương Thế Vinh đang bận rộn thả diều ở nơi xa, khi hỏi mẹ Lương Thế Vinh về thơi gian học thì bà thật thả bảo: Lương Thế Vinh lúc học, lúc chơi, rất thích hoà đồng với thiên nhiên cảnh vật. Quách Đình Bảo thán phục nói:- Đây là người tài, ta thật không bằng. Quả nhiên kỳ thi ấy Lương Thế Vinh đỗ Trạng Nguyên, Nguyễn Đức Trinh đỗ Bảng nhãn, Quách Đình Bảo chỉ đỗ Thám hoa. Khi đã đảm nhận chức vụ trọng yếu trong Triều, Lương Thế Vinh xứng đáng là hiền thần trung nghĩa, ông dâng nhiều kế sách giúp vua trị vì quốc thái dân an. Nhờ đó bốn phương yên bình, các nước lân bang kiêng nể, tôn trọng. Một lần sứ giả triều Minh đem đến một con voi khổng lồ và một cái cân bé tẹo, thách vua tôi nhà Lê dùng cái cân thô sơ này xác định trọng lượng voi, mọi người lúng túng, Lương Thế Vinh vẫn bình thản, ông sai quân sĩ đóng một chiếc bè ở dưới sông, cho đánh dấu mốc nổi ban đầu, xong xuôi ông cho dắt voi xuống bè, đánh dấu độ chìm (cách tính mớn nước đường thủy ngày nay) rồi dẫn voi lên, ông tiếp tục sai xếp những thanh củi nhỏ bằng ngấn nước khi voi ở dưới bè, cân từng thanh củi tổng cộng các mã cân xác định đúng trọng  lượng voi trước sự ngỡ ngàng thán phục của sứ nhà Minh. Trong bối cảnh thái bình thịnh trị, một hôm ông cùng các quan tháp tùng Vua ngự giá thuyền rồng dạo chơi Tây Hồ, muốn thử tài bơi lặn của Lương Thế Vinh, vua Thánh Tông giả vờ lỡ tay đẩy ông lăn xuống nước, chờ lâu không thấy ông lên Vua rất lo lắng ân hận, chính lúc ấy Lương Thế Vinh rẽ sóng bơi lên. Vua cho đón lên thuyền rồi mừng rỡ hỏi:- Từ nãy đến giờ khanh ẩn ở đâu ? Lương Thế Vinh thưa:- Khi thánh thượng đẩy thần chìm xuống nước thần liền đi xuống đáy, thì gặp một cụ già râu tóc bạc phơ phải định thần hồi lâu mãi thần mới nhận ra đó là cụ Khuất Nguyên, cụ hỏi:- Nhà ngươi có việc gì mà đường đột xuống đây, thần thưa:- Tôi đang chán sống muốn tìm xuống đây với cụ để có tri âm, cụ Khuất Nguyên liền mắng: Người nói giờ gì lạ thế, ta khả dĩ phải xuống đây vì gặp một ông vua tăm tối, không biết nghe lời ngay thẳng dẫn đến đất nước diệt vong, còn ngươi thì đang sống dưới triều của thánh đế Minh Vương, được phụng sự một ông Vua lỗi lạc như vậy, còn hồng phúc nào bằng và cụ đẩy thần lên. Thần xin được tạ ơn Thánh Thượng, nghe ông tâu trình, vua và quần thần vui cười mãn nguyện. Là bậc minh quân khai sáng nghiệp văn, tinh thông nghề võ, Lê Thánh Tông đã sáng lập hội Tao đàn, Vua là Tao đàn nhị thập bát tứ đại nguyên soái thường xuyên Vua tôi tổ chức xướng hoạ ngâm vịnh, nhân đầu xuân Vua cùng các quan lên chùa cúng Phật, vì không được báo trước nên thấy Vua ngự giá đột ngột, Hoà thượng trụ trì vô cùng lúng túng không biết ứng xử ra sao, không chào vua thì phạm tội khi quân, mà dừng tụng kinh thì phạm tội bất kính với Phật, Hoà Thượng luống cuống đánh rơi chiếc quạt trong tay, một vị thần nhanh tay nhặt chiếc quạt đưa trả cho sư, nhìn thấy sự việc Lê Thánh Tông đã tìm được một vế đối rất hiểm, rất hay Vua yêu cầu hai mươi bảy "vì sao" tìm vế đối, vế đối đó là: "Đường thượng tụng kinh sư sử sứ" (Nghĩa là: Lên chùa cúng phật sư sai sứ) Oái ăm là 3 chữ sư, sử, sứ, tất cả các quan đều nín lặng. Vua bèn chỉ đích danh Lương Thế Vinh, và Trạng cũng ậm ờ nghĩ kế hoãn binh. Biết rằng không thể đối được, Lê Thánh Tông rất vui vì đây là lần đầu tiên ông thắng Trạng Nguyên, về triều Lê Thánh Tông hạ lệnh mở đại yến ăn mừng, khi mọi người chếnh choáng, ông lại yêu cầu Lương Thế Vinh đọc vế họa của mình. Lương Thế Vinh thưa:- Tâu bệ hạ tôi xin đối: ... Vừa lúc ấy vợ Trạng cúi chào Vua và xin được đón chồng về, Vua nói: Ngươi phải đối xong mới được về, nếu không đối được ta sẽ phạt ngủ lại sân rồng đêm nay. Lương Thế Vinh thưa:- Tâu thánh thượng thần đối rồi đấy chứ. Vua hỏi: Đối thế nào. Lương Thế Vinh trả lời: vế ra của Thánh Thượng là: “Đường thượng tụng kinh sư sử sứ”, câu đối của thần là: “Đình Tiền Tuý Tửu phụ phù phu”. (Dịch nghĩa: Trước sân say rượu vợ dìu chồng). Nghe đối xong, ai nấy đều hết sức thán phục và Vua đồng ý cho vợ Trạng đón ông về

LẠI TÂY DƯƠNG