GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỐNG BỀN VỮNG CỦA ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM 1943
Ngày: 14/04/2023
Từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 năm 1943, tại Võng La, một địa điểm An toàn khu của Trung ương (nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được thông qu

GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỐNG BỀN VỮNG CỦA ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM 1943 

                                                                                      NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 năm 1943, tại Võng La, một địa điểm An toàn khu của Trung ương (nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được thông qua. Đề cương được chia thành 5 phần: cách đặt vấn đề; lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam; nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới sách phát xít Nhật – Pháp; vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam; nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương và nhất là những nhà văn hóa mác xít Việt Nam. Với cách viết ngắn gọn, súc tích, Đề cương đã thể hiện rõ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa Việt Nam;trang bị cơ sở lý luận căn bản cho cán bộ hoạt động tư tưởng văn hóa trong cách mạng dân tộc dân chủ. Đó là: cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Ðảng lãnh đạo; mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động. Nhấn mạnh 3 thành tố đặc biệt quan trọng của văn hóa là: tư tưởng, học thuật và nghệ thuật.Từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 năm 1943, tại Võng La, một địa điểm An toàn khu của Trung ương (nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được thông qua. Đề cương được chia thành 5 phần: cách đặt vấn đề; lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam; nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới sách phát xít Nhật – Pháp; vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam; nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương và nhất là những nhà văn hóa mác xít Việt Nam. Với cách viết ngắn gọn, súc tích, Đề cương đã thể hiện rõ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa Việt Nam;trang bị cơ sở lý luận căn bản cho cán bộ hoạt động tư tưởng văn hóa trong cách mạng dân tộc dân chủ. Đó là: cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Ðảng lãnh đạo; mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động. Nhấn mạnh 3 thành tố đặc biệt quan trọng của văn hóa là: tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Ba nguyên tắc để xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa. Ðề cương đã trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết, lôi cuốn, động viên giới trí thức, văn học, nghệ thuật và nhân dân phát huy vai trò của văn hóa, thống nhất về nhận thức, tư tưởng và tổ chức, khơi dậy khát vọng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, trở thành sức mạnh quan trọng làm nên những thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Với các khẩu hiệu "Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá" "xây dựng đời sống mới", với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”,“Tiếng hát át tiếng bom”… văn hóa, văn học nghệ thuật đã thực sự trở thành động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho các cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975, mở ra thời kỳ đất nước thống nhất, hòa bình và phát triển. 4 VNTB 02(265) - 2023 Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (02/1943 - 02/2023) Kế thừa và phát triển các quan điểm, nguyên tắccủa Đề cương Văn hóa Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chú trọng phát huy vai trò của văn hóa trong xây dựng và phát triển đất nước, các nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 23 - NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 33 - NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/ TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục nhấn mạnh định hướng phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng, ở tỉnh ta trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, văn nghệ sĩ của tỉnh đã tham gia trong các hoạt động tuyên truyền, sáng tạo văn học, nghệ thuật, biểu diễn văn nghệ phục vụ bộ đội, phục vụ nhân dân. Các tác phẩm văn học nghệ thuật, lời ca tiếng hát át tiếng bom đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh anh dũng trong tim mỗi người chiến sĩ, mỗi người dân, góp phần vào việc cổ vũ động viên con em, thanh niên của tỉnh đến với cách mạng, lên đường nhập ngũ và cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh trong lao động, sản xuất, đóng góp cho tiền tuyến, cho thắng lợi của cách mạng. Tiêu biểu như tác giả Phạm Nắng Hồng, Giang Đức Tuệ, Bùi Thọ Ty, Phạm Lê Văn, Huyền Thanh, Chu Văn, Phạm Tường Hạnh, Bút Ngữ, Nguyễn Văn Hoa, Trần Hoằng, Lê Nhữ Tiếp, Hồng Dương, Nguyễn Tiến Đoàn, Vũ Đình Ngạn, Bùi Tằng Hoàn, các diễn viên Văn Mởn, Mạnh Tường...Các tác phẩm văn học nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật trong thời kỳ này đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, những thắng lợi của cách mạng, ca ngợi Đảng, Bác Hồ và phục vụ kháng chiến. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, các văn nghệ sĩ của tỉnh luôn bám sát phương châm Dân tộc - Khoa học - Đại chúng và hiện thực cuộc sống, mỗi năm cho ra mắt hàng trăm tác phẩm phản ánh không khí thi đua lao động, học tập, công tác… của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Nhiều tác phẩm văn học của các tác giả, những nhà văn, nhà thơ với dạt dào cảm xúc đã đi vào lòng những người yêu văn học trong và ngoài tỉnh. Những kịch bản sân khấu cùng với những vai diễn... gắn liền với tên tuổi của nhiều nghệ sĩ đã đến với nhiều

 Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (02/1943 - 02/2023) triệu lượt khán giả, thính giả trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Nhiều tác phẩm Mĩ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Kiến trúc, Phát thanh, truyền hình của Hội viên đã đạt được những giải thưởng cao trong các cuộc thi, các kỳ liên hoan, triển lãm trong tỉnh, trong khu vực và cấp quốc gia. Với tinh thần trách nhiệm bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc, của quê hương, các nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian đã nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật để cho ra mắt những tác phẩm, công trình công phu, đậm chất dân gian của vùng đất, con người Thái Bình. Ở mỗi một chuyên ngành khác nhau, các văn nghệ sĩ, hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình đã đều cố gắng nỗ lực không mệt mỏi, tận tụy, đem hết khả năng, lòng say mê, nhiệt huyết trong sáng tạo nghệ thuật, xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ của Đảng. Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam là dịp để chúng ta nhìn lại và khẳng định những giá trị soi đường và sức sống bền vững của Đề cương, qua đó nhận thức đúng đắn hơn về ý thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là đội ngũ những người làm công tác văn hóa và văn nghệ sĩ trong xây dựng và phát triển nền văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư cùng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá, văn học nghệ thuật ngày càng sâu rộng, tạo điều kiện cho văn hóa và văn học nghệ thuật phát triển, tuy nhiên cùng với đó là những nguy cơ và thách thức mới. Để phát huy cao độ những giá trị của văn học nghệ thuật, lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá, các văn nghệ sĩ Thái Bình cần phải tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về văn hóa, văn học nghệ thuật, vận dụng linh hoạt, sáng tạo 3 nguyên tắc Dân tộc - Khoa học - Đại chúng trong lao động sáng tạo văn học nghệ thuật; nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp; không ngừng học tập để nâng cao trình độ. Bám sát hiện thực cuộc sống, nhất là việc thực hiện những chủ trương định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, cơ quan, đơn vị, trong các tầng lớp nhân dân để vừa tìm cho mình những chủ đề, nội dung, ý tưởng sáng tác để có nhiều tác phẩm hay ở mọi lĩnh vực, vừa cổ vũ, động viên các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Phát huy vai trò của văn học nghệ thuật, trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng tỉnh Thái Bình và đất nước phồn vinh, hạnh phúc. 

NGUYỄN THỊ THU HẰNG