CỰU CHIẾN BINH PHẠM DUY ĐÔ VÀ KÝ ỨC 30/4
Ngày: 22/04/2024
“Tôi chỉ huy tổ Đặc công chạy xuống các tầng hầm lục soát từng phòng và đến tầng hầm cuối toàn bộ nội các Ngụy quyền đang ngồi quanh chiếc bàn bầu dục trong phòng Chính phủ, tôi chĩa súng AK hô to: Các ông đã bị bao vây, ai có súng bỏ súng đầu hàng. Tôi ra lệnh cho Phạm Huy Nghệ đồng chí đứng gác ở đây. Không ai được ra khỏi phòng này. Lúc ấy tất cả các thành viên nội các của Tổng thống Dương Văn Minh mặt cắt không ra máu. Tôi chạy tới áp sát phía sau Dương Văn Minh và thu ở túi ông ta một khẩu súng ngắn, cùng lúc ấy các đồng chí Bùi Tùng - Chính ủy, đồng chí Tài - Lữ trưởng lữ đoàn xe tăng 203, đồng chí Minh - Chủ nhiệm chính trị và đồng chí Dương - Chỉ huy trưởng cánh Đông bộ đội Đặc công, biệt động kịp thời ập đến căn phòng.

CỰU CHIẾN BINH PHẠM DUY ĐÔ VÀ KÝ ỨC 30/4

CÔNG LIÊM

“Tôi chỉ huy tổ Đặc công chạy xuống các tầng hầm lục soát từng phòng và đến tầng hầm cuối toàn bộ nội các Ngụy quyền đang ngồi quanh chiếc bàn bầu dục trong phòng Chính phủ, tôi chĩa súng AK hô to: Các ông đã bị bao vây, ai có súng bỏ súng đầu hàng. Tôi ra lệnh cho Phạm Huy Nghệ đồng chí đứng gác ở đây. Không ai được ra khỏi phòng này. Lúc ấy tất cả các thành viên nội các của Tổng thống Dương Văn Minh mặt cắt không ra máu. Tôi chạy tới áp sát phía sau Dương Văn Minh và thu ở túi ông ta một khẩu súng ngắn, cùng lúc ấy các đồng chí Bùi Tùng - Chính ủy, đồng chí Tài - Lữ trưởng lữ đoàn xe tăng 203, đồng chí Minh - Chủ nhiệm chính trị và đồng chí Dương - Chỉ huy trưởng cánh Đông bộ đội Đặc công, biệt động kịp thời ập đến căn phòng. Giây phút ấy của ngày 30/4/1975 với tôi thật tự hào. Đó là ký ức 30/4 của cựu chiến binh Phạm Duy Đô - nguyên đại đội trưởng đại đội 1, tiểu đoàn 19, Trung đoàn Đặc công 116 Đông Nam bộ. Đã ở tuổi 75 cựu chiến binh Phạm Duy Đô ở phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình dáng lưng bị gù rạp xuống bởi vết thương cột sống, lại thêm di chứng của chất độc da cam nên việc đi lại gặp khó khăn. Tôi gợi hỏi Phạm Duy Đô về những kỷ niệm chiến trường về ký ức 30/4 lịch sử Phạm Duy Đô nở nụ cười hiền, ông không kể chi tiết về từng trận đánh ở chiến trường miền Đông Nam bộ mà chậm rãi nhắc về kỷ niệm ba lần được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ đặc biệt và cả ba nhiệm vụ “Đặc biệt ”ông đều cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phạm Duy Đô ba lần được giao nhiệm vụ đặc biệt Cuối tháng tư năm 1971 Phạm Duy Đô đang làm nhiệm vụ ở đội bơi mẫu của tiểu đoàn sáu, Sư đoàn ba linh năm (F305) Binh chủng Đặc công Phạm Duy Đô được cấp trên giao nhiệm vụ “đặc biệt” thứ nhất cùng một số chiến đấu viên xuất sắc của Binh chủng diễn tập thao diễn phục vụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp đón Phi Đen lãnh tụ Cu Ba và đồng chí Su Sen, Tổng Bí thư Ba Lan sang thăm Việt Nam. Nội dung cuộc diễn tập Phạm Duy Đô cùng đồng đội sử dụng kỹ thuật chiến đấu Đặc công nước bơi qua sông Hồng vào tiếp cận sân bay Gia Lâm. Diễn tập bơi mang theo lượng nổ buộc vào chân cầu Long Biên Hà Nội. Diễn tập bơi qua sông Hồng dùng kỹ thuật Đặc công đột nhập vào nhà Ngân Hàng cũ của Pháp. Kết thúc cuộc diễn tập kỹ thuật Đặc công phục vụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp đón khách Quốc tế hôm ấy đích thân Tổng tư lệnh Phi Đen đến tận nơi bắt tay khen ngợi Phạm Duy Đô và kíp chiến đấu. Chưa đầy một tuần, sau ngày 5/5/1971 Phạm Duy Đô lại được cấp trên giao nhiệm vụ “Đặc biệt” lần thứ 2. Cùng với 9 chiến đấu viên có kinh nghiệm làm nhiệm vụ bảo vệ và dẫn đường cho 12 sinh viên nước bạn Lào và 12 sinh viên nước bạn Campuchia vừa tốt nghiệp Bác sỹ tại Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Y Thái Bình, vượt Trường sơn để bàn giao cho nước bạn. Cấp trên giao cho Phạm Duy Đô và đồng đội chỉ gọn một câu “Phải an toàn tuyệt đối”. Nhiệm vụ này sau gần 5 tháng hành quân qua bao hiểm nguy, Phạm Duy Đô và đồng đội đã khắc phục muôn ngàn khó khăn, gian khổ, vượt qua mùa mưa Trường Sơn, đơn vị không có phiên hiệu và rồi nhiệm 39 VNTB 02(271) - 2024 KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/4/1975 - 30/4/2024) vụ đặc biệt thứ 2 cũng được Phạm Duy Đô và đồng đội hoàn thành xuất sắc. 24 bác sỹ trẻ của hai nước bạn Lào và Campuchia được đoàn bàn giao cho nước bạn “An toàn tuyệt đối ”. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thứ hai Phạm Duy Đô không trở về Miền Bắc mà tiếp tục được cấp trên điều động về mặt trận Miền Đông Nam Bộ, được biên chế ở Trung đoàn Đặc công 116, cùng đồng đội tác chiến trên địa bàn các tỉnh Biên Hòa và Đồng Nai. Tại đây vào cuối tháng 11 đầu năm 1973 vào một buổi chiều Thượng tướng Trần Văn Trà - Tư lệnh quân giải phóng Miền Nam cho gọi Trung đoàn trưởng Trung đoàn đặc công 116 Võ Tấn Sỹ và Đại đội trưởng Phạm Duy Đô lên giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng “Đại tướng Võ Nguyên Giáp có điện cho tôi trực tiếp xuống Trung đoàn 116 gặp và truyền đạt giao nhiệm vụ của Đại tướng giao cho đồng chí Phạm Duy Đô đại đội trưởng đại đội 1, chọn cử thêm hai chiến đấu viên giỏi và thực sự dũng cảm thực hành đột nhập tiến hành điều nghiên, trinh sát lên sơ đồ tác chiến các mục tiêu trọng yếu Dinh Độc Lập và các mục tiêu phụ cận trong khu vực. Nhiệm vụ đặc biệt phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Đơn vị báo cáo hồ sơ của ba đồng chí gửi ra bắc để theo dõi. Thượng tướng Trần Văn Trà nhấn mạnh với đại đội trưởng Phạm Duy Đô trong thời gian ngắn nhất phải điều nghiên cho được chu vi diện tích của mục tiêu trọng yếu. Hệ thống phòng ngự của địch. Lên sơ đồ mô phỏng, tính toán tọa độ từ Dinh Độc Lập đến khu vực Lái Thiêu, Đồng Xoài…Hai chiến đấu viên được chọn là y tá Đỗ Đức Tốc quê xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và Lê Huy Hoạt quê tỉnh Vĩnh Phú. Nhận nhiệm vụ đặc biệt thứ 3 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao và được Thượng tướng Trần Văn Trà truyền đạt, phổ biến thêm những việc cần làm đại đội trưởng Phạm Duy Đô lập tức làm công tác chuẩn bị rồi cùng hai chiến sỹ vượt sông Sài Gòn thâm nhập ga Bình Triệu ém mình ở nghĩa trang Đô Thành sau đó nhận được sự giúp đỡ của cơ sở cách mạng nội thành Phạm Duy Đô cùng đồng đội trong vai ba tên lính Ngụy tiến hành thực hiện các nhiệm vụ điều nghiên Dinh Độc Lập và các mục tiêu phụ cận. Được sự giúp đỡ của hai phụ nữ cơ sở Nội thành, tổ đột nhập của Phạm Duy Đô đã tìm được một gia đình cơ sở cách mạng nằm ở phía đối diện với Dinh Độc Lập, thuận lợi là tại gia đình này có hố cống ngầm nối thông với hệ thống đường ống tiêu thoát nước xung quang dinh Độc Lập, ban ngày Phạm Duy Đô và hai chiến đấu viên trong vai “thường dân” trinh sát phía trước dinh và xung quanh Dinh Độc Lập, ban đêm với quần xà lỏn và được cơ sở giúp chuẩn bị cho 3 đôi dầy ghệt chui xuống đường thoát nước xung quanh Dinh Độc Lập. Sau gần nửa tháng “xuất quỷ, nhập thần” Tổ chiến đấu của Đại đội trưởng Phạm Duy Đô đã hoàn thành nhiệm vụ, tấm bản đồ thành Sài Gòn và vùng phụ cận đã được hoàn tất và được báo cáo về Tư lệnh Trần Văn Trà. Nhận được báo cáo và tấm bản đồ do tổ chiến đấu Phạm Duy Đô thực hiện, Tư lệnh Trần Văn Trà nhắc Phạm Duy Đô: Tôi đã báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp về các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Đại tướng chỉ thị giữ tấm bản đồ sẽ xử dụng vào trận đánh khi cần thiết. Ký ức về 30/4 trận đánh cuối cùng Không ai có thể ngờ rằng chỉ hơn một năm sau thực hiện nhiệm vụ điều nghiên, trinh sát vẽ sơ đồ Dinh Độc Lập và vùng phụ cận Phạm Duy Đô và đồng đội có dịp hội quân vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 tại sào huyệt cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đó là Dinh Độc Lập. Trong cuốn hồi ký chiến tranh Thượng tướng Trần Văn Trà viết “Chiếc xe tăng T54 đi đầu húc vô cửa sắt Dinh Độc Lập vào 11 giờ 10 phút, chiến sỹ Trung đoàn Đặc công 116 nhảy xuống xe bao vây toàn bộ khu nhà, lùng sục bắt bọn lính bảo vệ, nhân viên ra ngồi tập trung trước bãi cỏ. Một tổ chiến sỹ đặc công Phạm Duy Đô và Phạm Huy Nghệ cùng cầm cờ chạy lên ban công cao phía trước Dinh tổng thống Ngụy quyền, đứng phất cờ hồi lâu, rồi cờ được kéo lên cột cờ chính trước ban công. Đúng 11giờ30 phút đó là cờ của đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận”. Tổ đặc công lại chạy xuống các tầng dưới lục soát từng phòng. Đến tầng cuối toàn bộ nội các ngụy quyền đang ngồi đó, chiếc bàn bầu dục trong phòng Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đồng chí Phạm Duy Đô chĩa súng AK hô to: Các ông đã bị bao vây. Ai có súng bỏ súng xuống đầu hàng! Không ai nhúc nhích, không ai một lời. Phạm Duy Đô ra lệnh cho đồng chí Phạm Huy Nghệ cầm súng AK đứng ở cửa và giao nhiệm vụ “Đồng chí đứng gác ở đây. Không ai được ra khỏi phòng này. Vừa lúc ấy các đồng chí Bùi Tùng, Chính ủy, đồng chí Tài, Lữ trưởng lữ đoàn 203, đồng chí Minh, Chủ nhiệm chính trị và đồng chí Dương, chỉ huy trưởng cánh Đông bộ đội Đặc công, biệt động kịp thời đến cửa, Phạm Huy Đô đưa đoàn cán bộ vào”, tiếp đó là những phút giây cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa diễn ra, đất nước Việt Nam toàn thắng, Nam, Bắc sum họp một nhà. Giây phút ấy hai đồng đội của Phạm Duy Đô cùng tham gia tổ đột nhập điều nghiên Dinh Độc Lập từ cuối năm 1973 là Đỗ Đức Tốc và Lê Huy Hoạt đã không thể tham gia trận đánh cuối cùng, họ đã nằm lại cửa ngõ Sài Gòn trước ngày giải phóng. Ngày 30/10/1978 Thượng sỹ Đỗ Đức Tốc, Trung đội trưởng Đặc công quê xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Năm 1983 Thượng úy Phạm Duy Đô, Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 41, Sư đoàn 47, Quân khu 7 được nghỉ chế độ mất sức và hưởng chế độ thương tật thương binh 2/4, cho đến năm 1990 Phạm Duy Đô vinh dự là thành viên Ban chấp hành Hội cựu chiến binh phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình lên Hà Nội thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Được đại tá Nguyễn Văn Huyên, thư ký riêng của Đại tướng báo cáo có đoàn cán bộ cựu chiến binh phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình đăng ký vào thăm Đại tướng. Đại tướng hỏi? Đoàn Thái Bình có Phạm Duy Đô lên không? và khi được báo có Phạm Duy Đô lên thăm Đại tướng đã yêu cầu cho đoàn vào ngay. Đại tướng ân cần nắm tay đại đội trưởng đặc công Phạm Duy Đô, Đại tướng cười vui và nhẹ nhàng hỏi! đồng chí Đô lên thăm tôi đấy à? Đồng chí có còn nhớ tôi giao nhiệm vụ cho đồng chí mấy lần không? Phạm Duy Đô trả lời Đại tướng: Báo cáo Đại tướng tôi còn nhớ và đã ba lần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đại tướng giao ạ. Trước cả đoàn cán bộ cựu chiến binh tỉnh Thái Bình lên thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ân cần “Tôi khen ngợi đồng chí Phạm Duy Đô đã hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ Quân đội giao cho. Mọi người đều vỗ tay phấn khởi. Đại tướng kéo Phạm Duy Đô đến ngồi bên để chụp bức ảnh làm kỷ niệm của một thời quân ngũ. Có lẽ trong cuộc đời người lính thật hiếm và ít có người vinh dự như Phạm Duy Đô được Đại tướng Võ Nguyên giáp trực tiếp giao nhiệm vụ và khen ngợi. Ký ức của chiến tranh, ký ức của trận đánh cuối cùng 30/4/1975 còn nhắc lại Phạm Duy Đô một đại đội trưởng bộ đội Đặc công, can trường, dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu được Nhà nước và Quân đội vinh danh với 10 tấm Huân chương các loại, Huân chương chiến công giải phóng, Huân chương chiến công, gần chục Bằng khen về thành tích chỉ huy các trận chiến đấu, Bằng dũng sỹ diệt Mỹ, Dũng sỹ diệt xe tăng, một tấm bản đồ vẽ về mục tiêu Dinh Độc Lập và vùng phụ cận tất cả được Phạm Duy Đô lưu giữ trang trọng. Cựu chiến binh Phạm Duy Đô nay đã ở tuổi 75 vẫn ngời sáng phẩm chất anh Bộ đội cụ Hồ trên vị trí mới, trận tuyến mới, khí chất của người anh hùng vẫn đang tỏa sáng. Phạm Duy Đô nhập ngũ tháng 8 năm 1969, vào chiến trường Miền Nam năm 1971 chiến đấu trong đội hình đại đội 1, Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 116 Đặc công Đông Nam Bộ, hiện cư trú ở phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình

CÔNG LIÊM