CÂY CHỦ
Ngày: 27/12/2023
ng Hoà đang lúi húi bên mấy gốc cây, tỉ mẩn lau chùi từng chiếc lá, kiểm tra mấy cái sẹo cây thì có xe máy phi thẳng vào cổng nhà mình. Ngồi trên xe là một gã trai, mặt mũi tưng tửng, cười nói ba trợn thay cho lời chào ông: - Khiếp, ngõ vào nhà cụ khốt ngoắt nghéo như rồng tìm chỗ đái ấy, con phải hỏi thăm mãi, đau hết cả cơ mồm. Nghe tin cụ khốt có mấy cây thế cổ muốn "sang tên đổi chủ" hả

CÂY CHỦ

                                                                            Truyện ngắn PHẠM HỒNG OANH

Ông Hoà đang lúi húi bên mấy gốc cây, tỉ mẩn lau chùi từng chiếc lá, kiểm tra mấy cái sẹo cây thì có xe máy phi thẳng vào cổng nhà mình. Ngồi trên xe là một gã trai, mặt mũi tưng tửng, cười nói ba trợn thay cho lời chào ông: - Khiếp, ngõ vào nhà cụ khốt ngoắt nghéo như rồng tìm chỗ đái ấy, con phải hỏi thăm mãi, đau hết cả cơ mồm. Nghe tin cụ khốt có mấy cây thế cổ muốn "sang tên đổi chủ" hả? Cụ hét giá đi, con cân hết cho. Nói rồi, gã dựng chân chống xe cái "phập" làm bong cả viên đá hoa nền sân, sán lại chỗ ông Hoà, khua khoắng chân tay. Ông Hoà ôn tồn mời gã ngồi xuống bộ bàn ghế đá gần đó uống nước, nhưng gã vẫn đứng dạng háng, chém gió:- Thôi, khỏi nước non gì. Con đang bận lắm. Cụ cố hét giá đi. Bán một gốc hay cả đám, con cân hết. Nhìn bộ dạng và cách nói năng của khách, ông Hoà biết đây là một tay buôn cây chuyên mua của người chán, bán cho người thèm. Nếu ông đồng ý bán, ông sẽ có số tiền mà ông đang cần để cho các con ông. Nhưng bán cây cho vị khách này thì lòng ông nặng trĩu. Ông chỉ nói nhỏ nhẹ với gã khách:- Thực ra tôi còn đang cân nhắc, chưa có quyết định gì. Chú cứ để lại số điện thoại, có gì tôi sẽ liên lạc sau. Bà Hoà ở trong nhà, lặng lẽ nhìn khách rồi nhìn chồng, cố nén tiếng thở dài. Đây là cuộc giao dịch thứ năm, kể từ khi ông Hoà có ý định bán cây. Bà biết, với cung cách này của khách thì khó có cuộc mua bán thành công lắm. Khách đi rồi, ông Hoà ngồi trầm ngâm bên bàn nước. Chẳng lẽ tìm một chủ mới cho cây của ông cũng khó đến thế sao? Người ta chỉ biết mua cây chứ có quan tâm đến tâm tư của ông đâu? Mà cũng phải thôi. Ai để ý đến tâm tư của một người cũ kỹ như ông. Thời buổi của bạc tiền mà ông cứ đòi hỏi người ta phải có "tâm hồn" với cây như ông liệu có nực cười, có ngớ ngẩn không? Nhưng để nói đến tận cùng gan ruột thì những cây thế này là máu thịt, là hồn cốt của cả một đời ông. Ông có thể chết chứ cây của ông không thể chết. Thì nói đâu xa, cái đận ông bị u xơ tiền liệt tuyến, vừa lúc trong nhà dồn hết tiền bạc để lo việc cho thằng con trai út. Ông thì kề cận lên bàn mổ, có khách đến hỏi mua cây lộc vừng thế phụ tử, vợ ông gợi ý hay là ông bán nó đi. Đang đau đớn vật vã trên giường bệnh mà ông đùng đùng giận dữ, chỉ tay vào mặt vợ con bảo: Nếu bán cây, tôi sẽ bỏ đi chứ không chữa bệnh nữa. Vợ con ông không dám ho he gì nữa, bấm bụng đi vay mượn tiền để lo viện phí cho ông. Thôi thì trời không chịu đất, đất phải chịu trời vậy. Ông đã coi cây hơn cả sự sống của mình thì còn điều gì ông coi là hệ trọng nữa. Ông mê cây từ khi ông còn là anh trai làng tráng kiện. Ngày đó, ngoài thời gian đi làm công điểm hợp tác xã thì thời gian còn lại ông lang thang khắp nơi để ngắm nghía, tìm kiếm những gốc cây. Thậm chí ông còn chui vào cả những bụi rậm có rắn rết, lắm bận bị gai cào  rách áo, xoạc cả da thịt khi nhìn thấy những gốc cây, thân cây có hình thù kì lạ. Rồi ông hì hụi uốn sửa, tạo dáng cho nó. Bố mẹ ông lắc đầu, thở dài vì thấy thằng con có sở thích chả giống ai. Người ngoài còn nghĩ ông là thằng dở người. Cứ mỗi lần ông tha lôi ở đâu về một gốc cây có hình thù kì quái trồng trong vườn thì mẹ ông lại la lối om sòm vì ông làm mất đất trồng rau trong vườn. Nhưng rồi thương con, mẹ ông cũng không nỡ phá đi. Đến khi ông lên đường nhập ngũ thì góc vườn nhà ông đã có vài chục gốc cây lớn nhỏ. Thời buổi chiến tranh loạn lạc, không biết con sống chết thế nào, bố mẹ ông coi đó là kỉ niệm của ông nên cố giữ gìn và ít nhiều cũng chăm sóc cây thay ông. Hơn nữa ngày đó người ta chỉ cần no cơm ấm áo chứ để ý gì đến những thứ vớ vẩn, vô tích sự đó. Thế là những gốc cây của ông được bình yên sống với thời gian. Khi ông may mắn trở về, nhìn những gốc cây còn nguyên vẹn ông vui sướng vô cùng. Nhưng ông cũng chẳng được gần chúng lâu vì ông lại phải xa nhà đi học và nhận công tác ở một vùng đất khác. Mãi đến khi yên vị vợ con, nhà cửa ông mới có điều kiện nghĩ đến việc chuyển cây thì ôi thôi, sau khi bố mẹ ông qua đời, anh trai ông ở trên vườn thổ đó đã phá gần hết những gốc cây vô tích sự đó đi. Ông đau đớn nhìn những gốc cây ông nâng niu ngày xưa chỉ còn là đống củi khô chờ ngày vào bếp. Chỉ còn lại dăm ba gốc xơ xác là do gốc khô quá, Minh họa: ĐỖ NHƯ ĐIỀM TRUYỆN NGẮN chưa phá nhổ đi được. Ông ngậm ngùi đào bới những gốc cây còn lại chuyển về nơi ông sinh sống. Ông dành hết công sức, thời gian hồi sinh cho chúng. Khi chúng đã xanh tươi trở lại, ông nghĩ đến việc tạo cho mỗi gốc cây một thế, một dáng, nào là thế: Phụ tử, Long giáng, Ngũ phúc... Bạn chơi cây sành sỏi của ông cũng phải thừa nhận các cây của ông thuộc loại thế độc, có đủ các tiêu chuẩn quan trọng nhất trong mắt dân chơi: "Thân mốc, gốc cổ, rễ kiềng - Gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan". Ông chăm sóc cây theo kiểu của riêng ông, đến nỗi có người bảo ông là lẩn thẩn, lập dị. Ông mặc kệ. Đi đâu gặp mẩu xương rơi, cái vỏ ốc, cả con chuột chết ông cũng nhặt về, ngâm vào một cái bồn đậy kín nắp, thật lâu ngày, đến khi có mùi khẳm không thể chịu nổi, ông mới múc ra hoà thêm với nước để tưới vào các buổi tối cho cây. Ông chỉ cho cây của ông ăn độc một loại 'thức ăn" đó mà lá cây xanh rực, bóng loáng lại không phá thế. Còn thân cây, mỗi lần cắt tỉa xong, ông dùng bã chè phơi khô ngâm với nước gạo đã để lắng lại cho trong đắp lên chỗ cắt, dùng giẻ sạch quấn lại như người ta băng bó vết thương cho người bị thương vậy. Sau một thời gian cởi ra, thân cây có những "sẹo liền" đẹp mắt. Ngay cả việc tạo" rễ kiềng "của ông cũng là một bí mật. Ông chỉ chỉnh rễ vào lúc người nhà đi vắng hoặc lúc trời tối. Nghĩa là lúc không ai còn nhòm ngó vào việc của ông. Ông coi việc tạo thế cây khó nhất là tạo rễ, mà lại là "rễ kiêng". Nếu đang làm mà gặp phải người nặng vía nhòm vào, coi như thất bại. Đi đâu, ông cũng sấp ngửa nhanh chân về nhà cứ như là có con thơ vậy. Ông sợ cây buồn mà héo lá, cây nhớ ông mà phá thế. Rồi thì chẳng biết cây nhớ ông hay ông nhớ cây nữa. Chỉ có điều, theo ngày tháng thú chơi cây cảnh có lúc thịnh, lúc suy nhưng khách sành điệu thích chơi cây thế dáng cổ thì vẫn lui tới nhà ông thường xuyên. Cây thế "Long giáng" của ông đã có khách đánh tiếng ngót bạc tỉ. Nhưng ông vẫn chưa động tĩnh gì. Ông chơi cây cho tâm hồn ông, cho đam mê của ông chứ không phải để mua bán. Thiên hạ cứ nháo nhào khen khôn chê dại thay cho ông. Nhưng rồi ông cũng phải đứng trước một cuộc cân não. Hai ngôi nhà lớn như hai biệt thự của hai thằng con ông đang xây đã xong phần mộc, đang vào giai đoạn mặc áo khiến lòng ông như lửa đốt. Cả đời chinh chiến trận mạc, rồi cả đời công chức của ông cũng chưa bao giờ ông nghĩ làm được một ngôi nhà như thế. Vậy mà các con ông đang thay ông làm được. Ơn giời, các con ông cũng là những đứa khá. Chúng làm ông tự hào và mát mặt quá. Cái năm con gái lớn của ông xây được căn nhà ba tầng ngoài mặt phố, ông chẳng có gì cho nó. Thôi thì nó là phận gái được nhờ chồng đã đành nhưng bây giờ là hai thằng con trai ông đang làm việc lớn của đời chúng nó. Một thằng là sĩ quan hàng hải, khá hơn. Một thằng là công nhân kĩ thuật, phải chắt chiu tằn tiện mới có.Tiền bạc là của chúng nó nhưng hễ ai hỏi thăm, khen ngợi, hai thằng như một đều bảo: Bố mẹ cháu xây cho đấy ạ. Hàng xóm tấm tắc khen vợ chồng ông giỏi giang, hết lòng vì con. Có người còn bảo: ông ấy bán mấy cây là đủ. Hai nhà chứ bốn nhà cũng muỗi. Chính câu cửa miệng ấy mới làm ông nghĩ ngợi. Tội cho các con ông, có tiếng mà không có miếng. Đành rằng chúng chẳng đánh tiếng, chẳng xin xỏ gì ông. Nhưng ông VNTB 06(269) - 2023 44 TRUYỆN NGẮN cũng phải cho chúng nó chút thơm thảo gọi là chứ. Biết là thế nhưng cứ nghĩ đến phải bán đi một cây nào đó, ông như thấy chia tim sẻ máu. Chẳng may cây rơi vào tay kẻ phàm phu như những gã khách đã từng đến thì... Ông thấy đau đớn quá! Lại có tiếng hỏi thăm nhà ông vọng từ ngõ. Khách vào lần này đứng tuổi, ăn vận gọn gàng, nói năng nhỏ nhẹ. Sau mấy câu chào hỏi làm quen, ông khách bộc bạch:- Em vừa khánh thành ngôi nhà, còn dư một chút tiền, cũng là của con cháu cho thôi. Cả nhà em muốn có một cây thế đẹp đặt ở tiền sảnh. Em tìm đến bác, mong bác nhường lại cho em một niềm vui! Nghe khách nói, ông Hoà rướn mình thở sâu khoan khoái. Ngẫm nghĩ một lát, ông chọn cho ông khách thế Ngũ phúc. Ông khách cảm động bắt tay ông và xin đặt cọc trước một số tiền. Ông Hoà không nói thách, ông khách cũng không mặc cả. Lâu lắm rồi ông mới có một cuộc tiếp khách dễ chịu thế. Ông khách hẹn ông tuần sau con trai ông ấy về, ông sẽ gửi hết tiền và chở cây đi. Hợp đồng mua bán không có giấy tờ mà chỉ giao dịch bằng ánh mắt, nụ cười và những câu chuyện thời lính chiến. Cuộc mua bán vài trăm triệu diễn ra vui vẻ, gọn gàng. Đến cả vợ con ông Hoà cũng ngạc nhiên. Hai người xởi lởi, chân tình cứ như họ là bạn của nhau từ trước vậy. Ông khách đi rồi, ông Hoà giao tiền cho vợ cất giữ rồi bí mật tìm đến nhà ông khách theo địa chỉ khách cho. Trước mắt ông là một ngôi biệt thự xinh xắn, thiết kế sang trọng, chứng tỏ khách có một tiềm lực kinh tế khá. Đã có một số cây bày biện ở sân nhưng quả thật chưa có cây nào đáng kể. Cây của ông về đây đúng là cây chủ công rồi. Ông vào nhà một người bạn gần đó để mong có thêm những thông tin về khách. Điều làm ông yên tâm nhất khách của ông cũng là một cựu chiến binh từng lăn lộn ở chiến trường K như ông. Trong suy nghĩ từ rất lâu của ông Hoà là những người lính từng làm nhiệm vụ Quốc tế vẻ vang đều rất hào sảng, vô tư, tình nghĩa vẹn tròn. Ông còn được biết thêm gia đình ông khách sống rất văn hoá, giản dị với mọi người. Vậy là cây của ông đã gặp được chủ nhân tốt. Có điều gì đó âm thầm đang ngân nga trong lòng ông. Đúng hẹn, ông khách đến. Đi cùng ông khách có vợ, con trai cùng với bác tài xế và mấy thanh niên khỏe mạnh. Vợ con ông khách xách lỉnh kỉnh mấy gói quà. Sau khi trả hết số tiền còn lại, khách mời vợ con ông Hoà đang ở ngoài sân vào trong nhà, ông có câu chuyện muốn thưa. Vợ con ông Hoà cũng líu ríu làm theo lời của khách. Khi mọi người đã yên lặng, giọng ông khách chầm chậm run run: - Thưa đại gia đình ta, hôm nay em đưa cả vợ con em đến đây, trước là có cái lễ nhỏ xin trình gia tiên để xin các cụ cho em nhận cây về với chúng em. Thứ nữa, trước khi đặt vấn đề mua cây ,em đã bí mật tìm hiểu về gia đình ta. Người có tốt thì cây mới đẹp, người có tâm cây mới có hồn. Điều bất ngờ nữa, bác trai là đồng đội cũ của em đấy. Em đã đi tìm bác bấy lâu mà không thể tin là gặp lại bác tình cờ thế này. Như có hẹn vậy. Chúng em đất khách quê người về đây sinh sống, xin được kết tình anh em với các bác. Chỉ qua một cuộc mua bán, em biết mình đã có thêm một người anh trai tốt. Bây giờ thì đến lượt ông Hoà bất ngờ và xúc động. Và ông chợt thấy điều giản dị này mới ý nghĩa xiết bao!