Ngồi trò chuyện với chúng tôi nhưng
thỉnh thoảng chị Lý lại xin phép nhảo
sang nhà người bà con anh Tiến, nơi
đang tổ chức tiệc đám cưới để giúp việc gì đó.
Anh Tiến, chồng chị Lý, đồng đội chúng tôi, hy
sinh thời chiến tranh biên giới Tây Nam cách
đây hơn bốn chục năm. Chị Lý cũng đã lập gia
đình, có hai người con nhưng vẫn xem là dâu
gia đình anh Tiến. Đó cũng là hiếm
NGƯỜI CON GÁI BÊN SÔNG TRÀ LÝ
Truyện ngắn TRẦN NGỌC PHÚ
Ngồi trò chuyện với chúng tôi nhưng thỉnh thoảng chị Lý lại xin phép nhảo sang nhà người bà con anh Tiến, nơi đang tổ chức tiệc đám cưới để giúp việc gì đó. Anh Tiến, chồng chị Lý, đồng đội chúng tôi, hy sinh thời chiến tranh biên giới Tây Nam cách đây hơn bốn chục năm. Chị Lý cũng đã lập gia đình, có hai người con nhưng vẫn xem là dâu gia đình anh Tiến. Đó cũng là hiếm. Tôi là người cùng quê Thái Bình, nhập ngũ cùng ngày, ở cùng đơn vị với anh Tiến. Lần này về đây dâng hương người đồng đội. Chiến tranh lùi xa, nhưng khi tuổi cao, Kỷ niệm thời ấy lại trở về trong những đêm không ngủ. Năm bảy mươi hai, cái năm khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, địch dồn quân ra Quảng Trị hòng mở những đợt tấn công sang bờ Bắc để giành thế chủ động trên bàn đàm phán Hội nghị Paris, đợt tuyển quân năm ấy đã huy động rất đông sinh viên, học sinh nhằm bổ sung quân cho các đơn vị để đánh bại âm mưu địch trên chiến trường Quảng Trị. Lớp thanh niên chúng tôi ở Thái Bình nhập ngũ đợt ấy có rất đông học sinh vừa tốt nghiệp cấp III. Tôi cùng anh Tiến nhập ngũ đợt ấy. Xong khóa huấn luyện cấp tốc ở Đông Hưng, chúng tôi được lệnh ra Hải Phòng huấn luyện tiếp rồi vào Vĩnh Linh để nhập vào đội hình Sư đoàn 341 vừa thành lập đang trấn ngữ vĩ tuyến 17. Năm 1978, khi cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam diễn ra vô cùng ác liệt, tôi đang giữ chức chính trị viên phó đại đội, đồng chí Công, chính trị viên trưởng hy sinh thì anh Tiến được điều về thay thế. Ở chiến trường không phân biệt chức tước vì nói cho cùng người nào được phân công nhiệm vụ nào thì cố gắng hoàn thành, chức càng cao trách nhiệm càng phải lớn, chứ hoàn toàn không có bổng lộc gì. Tôi và Tiến xem nhau như anh em. Anh Tiến có dáng người chắc khỏe, tính cởi mở, thân thiện với tất cả mọi người. Là đồng hương nên chúng tôi thường thổ lộ vui buồn với nhau. Một hôm, trong thời gian yên tĩnh không tiếng súng đạn, Tiến kể cho tôi về tình yêu của anh với người con gái tên là Hải Lý. Anh cho tôi xem tấm ảnh cỡ 4x6cm. Trong ảnh cô Lý mặc áo trắng, gương mặt xinh đẹp, đôi mắt cương nghị mà đằm thắm. Mắt cô gái Thái Bình. Tiến cho biết, Lý cùng học phổ thông với anh. Cô vừa tốt nghiệp đại học Nông Nghiệp, vừa được phân công về công tác ở phòng nông nghiệp huyện Đông Hưng. Trong đợt nghỉ phép Tiến gặp Lý, hai người yêu nhau. Tình yêu giữa một sỹ quan quân đội với cô cán bộ trẻ đến một cách nhanh chóng vì họ đã quen nhau từ thời là học sinh cấp 3. Hồi đó, chúng tôi thường nói đùa là tình yêu sét đánh! Anh bộ đội nghỉ phép gặp cô gái hậu phương. Cả hai đã tới tuổi lập gia đình, nên vợ thành chồng là chuyện bình thường. Đôi trai gái cũng không tính toán, suy bì gì nhiều. Nghĩa vụ anh là lấy vợ, chị là lấy chồng. Hai gia đình, bà con hàng xóm cũng rất ủng hộ. Phần lớn thế hệ chúng tôi nên duyên chồng vợ là như thế đó. Vậy mà bền chặt với thời gian. Không sớm nắng chiều mưa như rất nhiều đôi lứa bây giờ. Kết hôn chưa kịp tổ chức lễ cưới, anh Tiến phải khoác ba lô trở về đơn vị bởi thời gian nghỉ phép đã hết, cuộc chiến đấu trên mặt trận biên giới Tây Nam đang cần anh. 4 VNTB 02(259) - 2022 TRUYỆN NGẮN Minh họa: ĐỖ NHƯ ĐIỀM Được biết chính trị viên Tiến lấy vợ, đồng đội trong tiểu đoàn mừng lắm.Trong thời gian yên tĩnh giữa hai đợt tập kích, bạn bè ở các đại đội gọi điện chúc mừng anh. Rồi không biết từ đâu, người ta gọi Lý là người con gái bên sông Trà Lý. Chạy sang nhà đang chuẩn bị tiệc cưới một lúc, chị Lý trở về tiếp chuyện chúng tôi. Chị cười nhẹ kể về đám cưới ở vùng quê Thái Bình hôm nay, làm tiệc tùng tới hai, ba ngày, thường là trên dưới một trăm mâm. Vui thì vui thật nhưng cũng rất vất vả. Đang nói, giọng chị chùng xuống: - Mỗi khi thấy đám cưới tôi thương anh Tiến vô cùng….chúng tôi không kịp tổ chức hôn lễ. Tôi an ủi chị: - Hồi ấy biết bao nhiêu đôi lứa không kịp tổ chức lễ cưới người con trai đã ra mặt trận gấp. Người chồng chưa kịp cưới ra trận, cô Lý ở lại hậu phương vừa đảm nhiệm công tác ở huyện vừa chăm sóc bố mẹ chồng. Chưa cưới nhưng cô tự xem mình là cô dâu. Lúc này, bố mẹ anh tuổi đã cao, đau ốm thường xuyên Lý đã lo thuốc men, bữa ăn cho hai người. Bà con trong làng tấm tắc khen cô và mừng cho gia đình ấy có cô dâu đảm đang. Anh và cô liên hệ với nhau qua những bức thư. Những năm tám mươi thế kỷ trước điện thoại di động chưa có, điện thoại bàn cũng ít, đến ủy ban huyện cũng chỉ có vài cái. Anh Tiến ở mặt trận cũng không có phương tiện liên lạc với bên ngoài bằng những lá thư mỏng. Tới cuối một buổi chiều mùa đông giá rét năm 1978, chị Lý thu xếp giấy tờ, chuẩn bị về thì người bạn gái công tác ở văn phòng ủy ban chạy tới, nhìn khuôn mặt bợt bạt, tái xanh của bạn Lý hiểu điều chẳng lành. Người bạn dừng chân nói trong hơi thở gấp: - Anh Tiến hy sinh rồi… Đất dưới chân chị Lý như sụp xuống, mặt chị tối sầm, chị chới với nắm lấy thanh cửa sổ. Người bạn nhào tới đỡ lấy chị. Lúc ấy, mấy người bạn công tác ở ủy ban huyện cũng đến, người ta an ủi chị rồi đưa chị về nhà. Vừa tới đầu ngõ, chị Lý đã nghe tiếng bà mẹ khóc trong nhà. Hàng xóm cũng đã tới chật trong nhà, ngoài sân. Ngày hôm sau, ủy ban xã tổ chức lễ truy điệu anh Tiến. Chị Lý gần như suy sụp hoàn toàn, chị khóc, thương VNTB 02(259) - 2022 5 TRUYỆN NGẮN người chồng chưa kịp cưới đã hy sinh. Nhưng ba ngày sau, được tin giá rét đang khiến đàn bò ở các xã nhiều con chết, chị gượng dậy cùng mấy cán bộ chuyên ngành đi chống rét cho đàn sức kéo quan trọng cho vụ mùa tới. Ngày ấy sức kéo chủ yếu là trâu bò. Công việc của một người cán bộ ở hậu phương, với những việc cần kíp, cấp bách dồn tới đã cuốn hút sức lực, tâm trí chị. Những đêm khuya khoắt, yên tĩnh nỗi nhớ thương anh mới dồn về, khiến chị không cầm nổi nước mắt. Thời gian dần trôi, niềm vui, nỗi buồn nào cũng nguôi dần. Hàng ngày, chị Lý làm việc ở huyện, cuối buổi trở về nhà mẹ đẻ nhưng vẫn sang nhà anh Tiến để phụ giúp những việc trong gia đình, chuẩn bị bữa ăn, giặt giũ đồ áo cho bố mẹ chồng. Chị đang ở tuổi thanh xuân, sức sống bừng lên sau nỗi đau tưởng khó vượt qua. Bà mẹ anh Tiến nhận thấy không thể để người con dâu chưa cưới sống như vậy suốt đời nên nhẹ nhàng khuyên chị đi bước nữa. Con hãy tìm người tử tế, con xinh đẹp, tốt tính thế nào cũng có người tốt để ý. Bà nói vậy. Chị khẽ lắc đầu, con sẽ ở vậy để hậu hạ bố mẹ hai bên. Tới khi một người thanh niên theo đuổi một thời gian chị mới nhận lời. Đó là người kỹ sư vừa mới được điều về công tác ở huyện. Anh từng mặc áo lính, nhiều năm chiến đấu ở chiến trường Bình-Trị-Thiên, sau khi bị thương trở lại trường đại học. Anh có dáng người cao lớn, phong trần. Anh gặp chị trong một cuộc họp và có cảm tình ngay. Khi biết hoàn cảnh quá khứ của chị, anh càng thương hơn. Nhưng khi anh ngỏ lời, chị đã từ chối. Mãi tới nửa năm sau anh mới chinh phục được chị bằng thái độ lịch lãm, năng lực nghiệp vụ cao, thân thiện với đồng nghiệp. Một gia đình trẻ được nhóm lên. Vợ chồng đều công tác ở huyện nên khá thuận lợi. Đất nước hòa bình, chưa xóa bỏ bao cấp nhưng không đến nỗi thiếu thốn gì. Mà cả hai vợ chồng đều trải qua những năm tháng sống trong chiến tranh khắc nghiệt nên họ dễ bằng lòng với hoàn cảnh. Ở đời, khi trải qua đau khổ con người ta dễ bằng lòng với cuộc sống hơn. Hai năm sau, đứa con đầu lòng chào đời, chưa kịp mừng thì đã quặn thắt lòng khi thấy đứa bé không bình thường. Bác sỹ cho biết cháu bé bị bệnh bại não. Vợ chồng lại dồn sức cứu con. Đứa bé lớn lên với thân thể yếu ớt, tâm thần bất ổn. Nó nhiễm chất độc da cam từ người bố từng sống và chiến đấu trong vùng Mỹ rải thứ chất độc tàn sát môi trường và giết dần con người ta không phải trực tiếp mà cả thế hệ tương lai. Đó là tội ác trời không dung. Nghe câu chuyện tới đó, tôi muốn gặp thằng bé. Chị Lý cho biết nó đã tuổi thanh niên, suốt ngày đi lang thang trong làng. - Cuộc đời tôi… Chị Lý thốt lên mấy tiếng vậy rồi im lặng. Nỗi đau ấy chấn động tất cả chúng tôi. Nghĩ cho cùng, nỗi đau của chiến tranh dồn về số phận người phụ nữ. Tôi muốn tìm lời an ủi chị nhưng không thể. Chị đã trải qua nhiều nỗi đau buồn quá sức một con người, vài lời nói của mình chắc nhiều người cũng đã nói. Trời đã ngả sang chiều, ngoài kia người dân đi làm đồng về trên những chiếc xe máy, xe tải nhỏ. Trước kia, người làm ruộng phải gồng gánh, nay đôi vai đã được giải phóng. Cuộc sống nông thôn cũng đã khá lên rất nhiều. Nhà xây một tầng, hai tầng, sân đã giành chỗ để xe hơi. Vậy thì còn ao ước gì nữa. Duy chỉ có nỗi đau của chiến tranh vẫn còn âm ỉ trong sự phồn thịnh của làng xóm. Nỗi đau do cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc diễn ra hàng chục năm chẳng biết bao giờ mới hết! Suy cho cùng, gánh nặng nỗi đau của chiến tranh lại dồn thân phận người phụ nữ
TRẦN NGỌC PHÚ