Từng cơn gió bấc luồn lách qua những mái rạ, khóm tre làng rồi thông thống thổi qua đồng ải.
MỘT CHUYẾN ĐI
Truyện ngắn: NGUYỄN VĂN THỤC
Từng cơn gió bấc luồn lách qua những mái rạ, khóm tre làng rồi thông thống thổi qua đồng ải. Nơi đây, một khoảng trống mênh mông chỉ có sương mù với ánh trăng hạ tuần bạc phếch, trải trên những sá cày trắng đực, mấp mô như làn sóng. Gió không hề bị một vật nào cản trở, quấy rầy. Nó cứ tự do chích vào da thịt người như kim châm, như mòng cắn. Tôi bước trong gió rét dẫn đường, còn bà bác cứ lò dò chống gậy, ập quang, run rẩy đặt từng bước chân lên cái bờ ruộng giá ngắt phía sau. Cứ dăm bước tôi lại phải dừng lại để chờ, hoặc dắt bà qua những chỗ mấp mô. Đêm cuối năm tĩnh mịch. Xa xa về phía tây, hướng đi tới của hai người, nghe như tiếng gà văng vẳng sang canh. Chẳng hiểu có phải tiếng gà, hay do lòng mong mỏi mà tôi tưởng tượng ra, giống như cảm giác bị đánh lừa của những người vượt biển, mà tôi đã đọc ở cuốn sách nào đó, rất lâu rồi. Bởi tôi biết: Nơi tiếng gà bến xe sơ tán, nhận khách đi Hà Nội mà bác cháu tôi đang tìm đến. Mừng quá. Đường mười đây rồi. Một cái quán lụp xụp nép vào gốc cây bên đường hiện ra. Ngọn đèn dầu vốn đã tù mù, lại bị người ta che bớt ánh sáng để bịt mặt máy bay Mỹ,, càng tù mù hơn! Tôi đang định sa vào chỗ tù mù ấy kiếm chút hơi ấm, thì bỗng Sẹt! Sẹt! Một chuỗi âm thanh như sét đánh, vút qua ngang đầu. Máy bay! Tiếng kêu thất thanh. Ngọn đèn phụt tắt. Chiếc máy bay vút về phía Nam Định. Sau vài chớp mắt. Màn đêm cháy lên quầng lửa đỏ rực. Tiếng súng khùng khục, tằng tằng nổ như ngô rang. Bầu trời y hệt một chiếc chảo lửa., úp chụp xuống mặt đất. Từng chuỗi đạn đỏ vạch đường. Từng chùm cao xạ nở hoa. Cháy! cháy rồi! có tiếng reo. Tôi nhảy lên một mô đất, nghển cổ nhìn bó đuốc trên trời. Bác tôi kéo áo: - Ngồi xuống cháu! Nhỡ nó vòng lại. Đêm trở về yên tĩnh. Ngọn đèn huê kỳ lại léo lét cháy. Tiếng còi ô tô bíp bíp và giọng khàn khàn của tài xế vang lên. - Sắp đến giờ xe chạy. Mời hành khách tiếp tục mua vé. Mọi người lục tục, từ bóng đêm chui ra. Có mấy anh bộ đội lặc lè ba lô con cóc, líu ríu bên nhau. Thấy bác tôi tóc bạc, chống gậy, tay run run bám vào cửa xe. Một anh nhanh nhảu nắm tay kéo. Một anh đỡ ngang sườn đẩy lên. - Mẹ! Mẹ cũng đi Hà Nội à? Ừ! Mẹ đi Hà Nội. Các con về đơn vị phải không? - Vâng! Mẹ đưa vé con tìm số ghế nào? Tôi chìa ra hai chiếc vé. Anh bộ đội liếc qua: - Số ghế của mẹ và anh ở cuối. Ngồi đấy xóc lắm. Để chúng con đổi cho. Mẹ và anh lên ngồi sau ghế lại. Tôi cảm ơn, rồi dắt bác ngồi vào chỗ anh bộ đội chỉ. Chiếc xe lao vút đi. Tối qua, tôi vừa cất niêu cơm vào góc nhà, rửa cái bát, đôi đũa xong thì có tiếng gậy chống lọc cọc phía sau lưng: - Tân ơi! Có nhà không cháu? Tôi hé cửa liếp, thò đầu ra: ông bác! Bác lên chơi tối thế? Mời bác vào trong nhà! Ánh sáng từ chiếc đèn chai xách tay và tiếng nói quen, giúp tôi nhận ngay ra bà Lợi ở xóm dưới. Năm nay bà gần bảy mười tuổi, dáng người đượm vẻ phong sương. Nhìn thấy bà, tôi nhớ ngay đến Sâm, con trai bà đang là bộ đội tại ngũ. Tôi và Sâm chơi với nhau từ khi tóc còn để chỏm. Hoàn cảnh mỗi thằng một khác. Tôi thì mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Cuộc đời đen bạc nổi trôi. Cảnh mẹ góa con côi, không biết qua bao bờ bến! Từ trại Tế Bần thị xã Thái Bình, đến tuổi thanh niên, tôi mới cắm sào nơi quê mẹ. Hai mẹ con sống trong một túp lều tranh. Xung quanh là cỏ dại và đói rách bủa vây. Chẳng bao lâu, mẹ tôi lâm bệnh qua đời. Thế là VNTB 06(257) - 2021 11 TRUYỆN NGẮN Minh họa: ĐỖ NHƯ ĐIỀM tôi trần trụi với đời trong túp lều đầy mưa nắng. Chiếc cần câu lang thang nuôi tôi suốt một thời. Đã thế tôi còn mắc bệnh da liễu toàn thân. Sau này bệnh viện người ta ngâm tôi trong bể thuốc, như ngâm cá mắm. Nghèo khó, đơn côi, bệnh tật, làm cho nhiều người không nhận ra tôi có mặt trên thế gian này! Còn Sâm, cậu ta là con độc nhất (nghĩa là không có anh chị em nào) của một lão nông tri điền, vào loại xoàng xoàng bậc trung. Vì thế, nó không phải là "cậu ấm", mà cũng khá nhiều cung đoạn được nếm trải đói khổ, gian nan. Mẹ tôi bảo: "Năm Ất Dậu 1945 nó nuốt chuối xanh lem lém. Người vì bố cũng mất sớm, anh em không có, nó cũng thiệt thòi nhiều. Tôi nhớ mãi ngày đi học xa, tối lắm, nó mới về đến nhà, nên cứ thấy con về muộn, là mẹ nó xách đèn chai ra ngõ ngóng trông. Khi gặp con, giọng bà phập phều: - Sao về tối thế con? Thằng Sâm chẳng biết trả lời ra sao, cứ giơ tay dụi mắt. Chúng tôi đến với nhau là vậy, và còn vì nhiều điều khác nữa. Đó là những đam mê của tuổi trẻ và những mộng mơ cuộc đời. Đứa nào cũng thích đọc sách. Bắt chước mấy ông văn hóa xã, tập tẹ sáng tác thơ văn. Có sản phẩm là lại tìm đến nhau cùng thưởng thức nhậu nhẹt văn chương! Bây giờ thì thằng Sâm đã đi bộ đội. Tôi cầu mong cho nó sớm vượt cơn binh lửa trở về. - Cháu ăn cơm chưa? Nghĩ gì mà thần người ra thế? Tôi như bừng tỉnh một giấc mơ. - Không…à…à… Cháu đang nghĩ về Sâm. Gần đây nó có gửi thư về không Bác? - Có… Nó hỏi đến cháu đấy… Bác tới cũng muốn nói chuyện với cháu về nó đây. Trông trước, ngó sau, tìm mãi cũng không ai có thể nói được việc này!... Tôi hơi ngỡ ngàng: - Sâm vẫn ở Hà Nội và khỏe. Có việc gì mà khó nói thế bác? Không gian vắng lặng. Nghe rõ tiếng sột soạt của gió đùa giỡn lá cây ngoài cửa sổ. - Cháu biết rõ đấy: Bác chỉ có mỗi mình thằng Sâm. Thế mà đã hơn bốn năm rồi, bác mong nó từng ngày, ngóng nó từng giờ… mà cơ sự này, chiến tranh còn ác liệt. Nghe tin nó đánh B52 vào Hà Nội. Bác lo lắm. Người thấy yếu lắm rồi, chẳng biết sẽ ra sao… Giọng bà rầu rĩ như khóc. Tôi nhỏ nhẹ: - Bác ơi! Cháu với Sâm như con một nhà, có việc gì cần, bác cứ bảo. 12 VNTB 06(257) - 2021 TRUYỆN NGẮN Nó đi vắng, ít nhiều cháu cũng có trách nhiệm. Thì… bác cũng nghĩ vậy. Cái đận… số bác vất vả, cũng năm bẩy lần sinh hạ đấy. Thế mà!... Thôi thì… thiếu con thì nhờ cháu. May mà anh em chúng mày từ bé đã biết thương nhau. Bác cứ nói, đừng ngại gì. Ấy là bác muốn nhờ cháu sáng mai dẫn bác đi Hà Nội. Tôi sửng sốt: Đi Hà Nội. Ngay sáng mai! Về việc gì vậy bác? Bác phải lên đơn vị xin cho nó về. Bác nhất định phải xin cho nó về! Thì ra là vậy. Vấn đề đến với tôi khá bất ngờ. Mặc dù tôi có biết. Tuy cuộc kháng chiến quyết liệt, đang rất cần người ra mặt trận, nhưng trên vẫn có chủ trương tạm hoãn cho gia đình có con độc nhất. Ngày nhập ngũ, Sâm có biết điều này, nhưng nó không đề xuất. Một phần vì sự hăng hái của tuổi trẻ. Một phần vì sợ làng xóm chê cười. Nay đã đóng góp cho quân đội được bốn năm, hoàn cảnh bà Lợi xin con về cũng không có gì đáng chê trách. Nhưng vấn đề nêu lên lúc này vẫn thế nào ấy. Cuộc chiến đang căng, liệu cấp trên có chấp nhận? Người trọng danh dự như Sâm, liệu hắn có bằng lòng? Lại còn ý kiến của địa phương thế nào? …Từ chối thì bà Lợi nhất định hiểu lầm mình. Nhận lời, thì công việc có kết quả không? Tốn kém, vất vả đã vậy, bom đạn lại đầy đường… Tôi đang phân vân nghĩ ngợi, thì bà Lợi tiếp: Bác cũng biết chiến tranh đang ác liệt. Đường đi vất vả, bom đạn nguy hiểm, nhưng bác mong cháu hãy nghĩ đến thằng Sâm, đến bác mà… Như bị bóc trần ruột gan, tôi đỏ bừng mặt mũi, vội chen vào: Không…không bác ơi! Điều cháu muốn biết là bác đã nghĩ kỹ việc này chưa? Bác đã nghĩ kỹ rồi… Hơn bốn năm bác nghĩ chứ đâu phải một hôm nay! Muốn ăn lúa vụ sau, phải biết để thóc giống từ vụ trước chứ! Thế bác có xin ý kiến của địa phương không? Có. Mấy chữ xác nhận của ông Ủy ban đây. Nếu nhận lời giúp bác thì cháu cầm lấy. Cất nó vào túi trong cẩn thận, chẳng lỡ tàu xe, trộm cắp. Tờ giấy là thằng Sâm của bác đấy. Tôi đỡ tờ giấy và lướt qua dưới ánh đèn: "Ủy ban hành chính xã H.T chứng nhận hoàn cảnh cụ Bùi Lợi trình bày trong đơn là đúng. Đề nghị đơn vị xét và giải quyết". Bên dưới đóng dấu đỏ, ký tên. Tôi như nở từng khúc ruột. Vậy là không lâu nữa, thằng Sâm sẽ về. Bà Lợi hết quạnh hưu, tôi hết cô đơn trong tình bạn. Đút tờ giấy vào túi áo trong, cài khuy cẩn thận, tôi hẹn với bà đúng một giờ đêm, hai bác cháu lên đường. Chiếc xe khách chồm chồm lồng lên qua những ổ gà, ổ voi và những hố bom mới lấp còn ngoe nghoét trên đường. Những tia nắng yếu ớt cố lách qua sương mù, đậu trên lá cây, ngọn cỏ. Cánh đồng quay tròn ngoài cửa kính, thi nhau chạy lùi về phía sau. Xe vượt qua hai thanh đường ray tàu hỏa, một trạm thì vào thị xã, nằm cạnh một con sông lớn. Bên kia là bóng núi âm u, như đang say nồng trong giấc ngủ. Bên này là bê tông, gạch, ngói, gỗ, đá, toa tầu.. bị bom quật ngã chỏng chơ! Hố bom dày đặc. Hố này chồng lên hố kia. Cả thị xã bị san phẳng, chỉ còn sót lại duy nhất một ngôi nhà cao tầng. Bà Lợi hình như không thể nhìn mãi cái cảnh tang thương này, nhắm mắt lại hỏi tôi: Đây là đâu mà nó tàn phá đến thế này vậy cháu? Thị xã Phủ Lý đấy bác ạ! Tôi nghe rõ một tiếng thở dài, rồi bà lại hỏi: Mà… làm sao lại còn nguyên một ngôi nhà thế cháu nhỉ? Người ta bảo: Nó để chừa lại ngôi nhà đó để làm mục tiêu đánh phá các điểm khác. Và hình như ta đã bắt được một tên gián điệp. Nó ngồi trong đó chỉ điểm cho máy bay ném bom! Thì ra lũ giặc ma quái thật. Nhưng "vải thưa sao che được mắt thánh". Nói rồi, bà bỏm bẻm nhai trầu. Dọc đường một xe ngược Hà Nội thưa thớt, nhưng xe xuôi về Nam nườm nượp nối VNTB 06(257) - 2021 13 TRUYỆN NGẮN đôi nhau. Nhiều chiếc trùm bạt kín mít. Nhiều chiếc chật ních bộ đội. Nụ cười trắng lóa. Mũ cứng đỏ sao. Nhiều xe lại toàn chiến sĩ bộ đội mũ tai bèo. Gặp xe khách ngược chiều, họ ríu rít vẫy gọi. Thi thoảng có đoàn tàu hỏa xình xịch chạy qua. Toa nào cũng đông bộ đội. Rồi những toa chở pháo xạ, pháo mặt đất, cả tên lửa nữa, cứ kìn kìn nối tiếp như không bao giờ dứt. Chẳng mấy chốc, xe đến Đuôi Cá - Giáp Bát. Hà Nội đây rồi! Mấy tháng trước, nơi này sầm uất là vậy, mà hôm nay khét lẹt thuốc bom. Giặc trời đã chạm vào đất thánh! Khu phố Khâm Thiên có tiếng là đông vui, vậy mà chỉ qua một đêm, giặc đã biến nơi đây thành nghĩa địa! Dưới những đống gạch vụn và bê tông ngổn ngang, vẫn có tiếng trẻ thơ và người già kêu thét! Nhiều cô gái đầu chít khăn tang, tóc tai rũ rượi gục đầu trên thành ghế, nâng vạt áo lau khóe mắt. Đôi vai gầy rung lên theo nhịp xóc chiếc xe. Không sao tả nổi tâm trạng mẹ gặp con, bầu bạn gặp nhau giữa bom rơi đạn lạc của chiến tranh. Sâm, cứ đứng ngây ra như người mất trí trước tôi và mẹ. Phải mất đến vài phút, tất cả mới định thần. Cả đơn vị quấn ấy tôi và bà Lợi hỏi han tíu tít. Mấy cô lính trẻ co kéo, đẩy nhau lên phía trước: Con dâu của mẹ đấy. Ra chào mẹ đi! Rồi lại như vô tình đẩy bạn ra liến láu gọi mẹ xưng con. Mẹ của tao đấy! Tiếng cười chật ních căn phòng. Má Sâm đỏ lựng! Tiếng kẻng báo giờ ăn trưa vang lên. Mâm cơm khách được bưng vào phòng khách. Mọi người vừa cầm lấy đũa bát, thì tiếng loa truyền thanh của thành phố bỗng vang lên: "Chú ý! Chú ý! Đồng bào chú ý! Hiện nay cách thành phố 350km về hướng Đông Nam, có một tốp máy bay địch đang hoạt động. Đồng bào chú ý!". Vài tích tắc sau, tiếng còi báo động rú lên. Tiếng loa truyền thanh khẩn cấp: "Chú ý! Chú ý! Lực lượng vũ trang và đồng bào chú ý! Một tốp máy bay địch, cách Hà Nội 100km, đang bay thẳng vào hướng Đông Nam. Đồng bào tìm nơi trú ẩn. Lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu! Chỉ vài phút sau, thành phố bỗng sôi lên sùng sục. Tiếng máy bay gầm rít. Tiếng bom đạn nổ inh trời. Mấy anh lính trẻ chạy vào phòng khách đưa tôi và bà bác xuống hầm. Sâm nhấc vội khẩu súng trên giá chạy ra. Một anh giằng lại: Cậu xuống hầm với mẹ. Để tớ lên cho! Anh ta vút lên sân thượng. Tiếng súng đoành đoành giòn giã, đuổi theo tiếng rú máy bay. Mấy tiếng nốt mạnh. Cửa kính vỡ loảng xoảng. Mặt đất nảy lên. Đầu tôi va vào nóc hầm. Không khí yên lặng. Bầu trời Hà Nội trở lại xanh trong. Người và xe đạp ở đâu, lại túa ra đầy đường. Mấy chiếc băng ca phủ đầy băng trắng đi vào bệnh viện. Anh bộ đội ban nãy thay Sâm chiến đấu, bị thương vào đùi. Mọi người xúm vào băng bó. Bà Lợi khóc trưa ấy bà không ăn cơm. Chiều đến, công việc của đơn vị tạm ổn. Bà Lợi đã có phần tĩnh tâm, tôi chủ động phác thảo kế hoạch: Bác ạ! Cháu định tối nay chuyện trò với anh em trong đơn vị, rồi sáng mai, hai bác cháu cùng đến gặp thủ trưởng, trình bày ý kiến. Thôi cháu ạ! Vậy là được rồi. Sáng mai bác cháu ta sẽ lên xe về sớm. Tôi trố mắt nhìn bà ngỡ mình nghe nhầm: Sao thế bác? Việc chính đã làm tới đâu mà về? Bác sợ nguy hiểm à? Giọng bà Lợi có vẻ trang nghiêm: Bác cháu mình lặn lội lên đây thăm đơn vị và gặp được thằng Sâm là được rồi. Bác đã già, còn sợ gì nữa. Nhưng… bác thấy đưa Sâm về lúc này, thật không đành lòng. Đêm qua, bác bỗng nhớ ra câu sấm ký: "Trẫm đi rồi trẫm lại về/ giặc đến bồ đề thì giặc phải tan" "Bồ đề" là Hà Nội đấy cháu ạ. Chắc là ngày về của thằng Sâm cũng không còn xa nữa. Đấy rồi cháu xem, chỉ nay mai là giặc sẽ tan thôi. Nói rồi bà móc túi đưa tôi mấy đồng: Cháu ra ngay bến mua cho bác hai vé xe cháu nhớ hỏi giờ xe chạy đấy nhé! Môi bà đỏ thắm cốt trầu. Tôi bỗng nhận ra: Bà lợi nghiện trầu mà đến hôm nay mới lại bỏm bẻm nhai trầu thuốc!