Xem xong chương trình phim truyện của VTV 1, Tiến liền vào phòng ngủ. Vợ anh : cô giáo Nga vẫn còn ngồi trầm ngâm suy nghĩ soạn bài. Cu Tí (Thành) xem xong phim cùng bố cũng lên giường ngủ với bà. Nằm một mình chờ vợ soạn xong bài mới vào, anh miên man suy nghĩ những điều đêm nay sẽ trao đổi, bàn bạc với vợ.
Bài dụ cuộc thi :"Chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid 19"
TRÁCH NHIỆM
(Truyện ngắn)
Vũ Duy Yên
Xem xong chương trình phim truyện của VTV 1, Tiến liền vào phòng ngủ. Vợ anh : cô giáo Nga vẫn còn ngồi trầm ngâm suy nghĩ soạn bài. Cu Tí (Thành) xem xong phim cùng bố cũng lên giường ngủ với bà. Nằm một mình chờ vợ soạn xong bài mới vào, anh miên man suy nghĩ những điều đêm nay sẽ trao đổi, bàn bạc với vợ.
Chả là chiều nay Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh có họp bàn kế hoạch tổ chức đoàn cán bộ của bệnh viện vào hỗ trợ cho các tỉnh phía Nam chống dịch Covid 19. Thái Bình là tỉnh chỉ có vài chục ca nhiễm Covid 19, mà phần lớn ở tỉnh ngoài nhập về, được cách ly ngay, nên công tác chống dịch của tỉnh không căng như các tỉnh phía Nam.
Với khoa Hô hấp của anh là khoa chủ công, nên phải huy động tối đa nguồn lực cho đoàn chi viện. Là bác sĩ trẻ, tay nghề đã hơn chục năm, đương nhiên Tiến phải xung phong đi đợt này. Mặc dù anh biết nếu mình đi, ở nhà vợ con, mẹ già sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ cu Tí (Thành) mới 5 tuổi, ngày ngày phải đưa đón đi nhà trẻ . Mẹ già mắc bệnh kinh niên, hàng tháng trở bệnh đău yếu luôn; vợ thì bận dạy học và bao công tác nhà trường ...
Khoảng gần 12h đêm, Nga mới soạn xong bài vào ngủ với chồng. Chị cảm thấy người bải hoải bởi đầu óc vừa căng như dây đàn vì bài soạn. Biết vợ mệt mỏi, anh giang tay phải đón vợ nằm xuống làm gối gối đầu, rồi xoay mình nằm nghiêng về bên vợ, tay trái xoa bóp cho vợ được thư giãn. Một lát sau, anh bắt đầu vào chuyện :
- Anh biết tối nay em hơi mệt, song có việc cần phải bàn ngay, xin em thông cảm !
- Chuyện gì mà gấp thế anh ? Để mai có được không ?
- Chuyện là thế này : Chiều nay bệnh viện anh họp bàn cử đoàn cán bộ vào chi viện cho các tỉnh phía Nam chống dịch Covid 19. Anh là đảng viên, là Phó khoa, đương nhiên anh phải xung phong đi đầu rồi. Mặc dù biết : anh đi, ở nhà em sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy chúng mình cùng bàn cách khắc phục.
- Viện cử bao nhiêu người mà anh nhất thiết phải đi ?
- Vấn đề không phải là cử đi nhiều hay ít. Dù nhiều hay ít thì anh cũng phải là người xung phong đầu tiên. Không phải là anh hãnh tiến, mà là lương tâm, ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc. Cũng như em : đêm nay thức khuya, soạn cho kỳ xong bài rồi mới đi ngủ đó sao ?
- Thôi ! Anh nói vậy thì em chịu. Em không cản anh đâu !
- Nếu em nhất trí thì ta bàn công việc ở nhà khi anh đi vắng.Theo anh tính thế này : Việc đưa đón con đi học hàng ngày thì em vẫn cố gắng sắp xếp làm. Ngày nào bận việc không kịp giờ đi đón con thì em gọi điện nhờ cô Lan, giáo viên chủ nhiệm đưa con về hộ. Còn mẹ, nếu có ốm đău gì, anh đã nhờ chú Kim cùng khoa, em điện cho chú ấy đến khám và điều trị cho mẹ. Ngoài công việc gia đình, đôi bên nội, ngoại có việc gì đột xuất, quan trọng, em hãy thay anh giải quyết cho chu đáo .
- Em nhất trí với kế hoạch của anh. Vậy bao giờ thì anh đi ?
- Hai ngày nữa, anh sẽ lên đường
Nghe chồng nói vậy, Nga thấy thế là thời gian vợ chồng bên nhau không còn mấy. Anh vào đó chống dịch, biết đến bao lâu mới về. Nghĩ vậy, Nga như quên cơn buồn ngủ. Chị quay sang ôm chặt lấy chồng, dũi đầu vào ngực chồng nũng nịu :
- Anh vào đó, hàng ngày phải gọi Zalo về cho em và con, để em biết công việc của anh trong đó như thế nào ? Nếu lơ là, về em sẽ phạt đấy !
- Việc này em khỏi phải nhắc nhở. Anh sợ khi gọi điện về lại :" Xin lỗi anh, em đang bận. Lát nữa em gọi lại ấy chứ ?"
Cứ thế, chuyện nọ, xọ chuyện kia, câu chuyện của hai vợ chồng Tiến - Nga tưởng như không thể dứt. Bỗng tiếng gà canh tư gáy rộ, hai người mới giật mình tỉnh ra, cùng bảo nhau ngưng chuyện để ngủ đi một chút cho ngày mai đỡ mệt.
Đoàn cán bộ Y tế Thái Bình chi viện cho các tỉnh phía Nam, chuyến này được điều động về Bình Dương, nơi ổ dịch Delta mới bùng phát, song lan rất nhanh, rất ác liệt. Mỗi ngày có hàng nghìn ca nhiễm mới và hàng trăm người chết. Tiến cùng một số anh chị em trong đoàn về làm việc tại bệnh viện dã chiến có 300 giường bệnh. Anh ở khoa Hồi sức Tích cực (ICU). Các bệnh nhân đến đây đều đã ở "bên miệng hố tử thần". Vì vậy, các Y, Bác sĩ, nhân viên đều phải làm việc xuyên đêm để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Các bữa đều phải ăn tại bệnh viện với các đồ ăn nhanh như mì tôm, phở gói. Có khi đang ăn, thấy tiếng gọi cấp cứu gấp, Tiến lại phải bỏ dở bữa chạy ngay tới giường bệnh, đặt nhanh nội khí quản, xoa bóp tim ngoài lồng ngực để hồi sinh sự sống cho bệnh nhân vừa bị ngưng tim, mạch và huyết áp tụt. Tay xoa bóp, mắt anh dán vào bảng điện để theo dõi nhịp tim, huyết áp của bệnh nhân. Có khi đang xoa bóp cho bệnh nhân thì bình O xy hết. Anh ra lệnh cho mọi người lấy ngay bình O xy khác. Công việc phải tranh thủ từng giây để giành lại sự sống cho một con người.
Trong phòng bệnh, bệnh nhân nằm kín hết các giường. Khoảng hành lang ở giữa, các Y, Bác sĩ, hộ lý, điều dưỡng đi lại như con thoi. Ai nấy đều với bộ quần áo, mũ, găng tay, khẩu trang, giày bịt kín hết người, khiến quần áo bên trong đều ướt sũng mồ hôi, song vẫn phải cố chịu, không dám cởi bất kỳ thứ bảo hộ nào ra, dù chỉ giây lát.
Tiếng máy thở khô khốc. Tiếng bước chân vội vã. Tiếng kêu, rên, bật thở của bệnh nhân làm cho không khí nơi đây ngày đêm căng thẳng. Đang chăm chú theo dõi nhịp tim, nhịp thở của một bệnh nhân, đột nhiên Tiến reo lên :
- Thở rồi ! 51 rồi đó ! Được rồi !!!
Lòng anh dâng tràn niềm vui khôn xiết vì cứu thêm được một bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Chưa kịp tận hưởng hết niềm vui, anh lại nhanh chóng đến bên giường một bệnh nhân khác đang cơn nguy kịch.
Công việc của Tiến và đồng nghiệp ở bênh viện này hối hả suốt ngày đêm. Bữa ăn, giấc ngủ chẳng bao giờ trọn. Việc gọi điện về thăm mẹ, vợ con cũng rất ít ỏi vì không có thời gian, khiến vợ anh trách yêu :
- Thế mà trước khi đi dám nói cứng :"Anh sợ khi anh gọi điện về lại xin lỗi anh, em đang bận. lát nữa em gọi lại. Bây giờ thì ai lấy lí do bận nên ít gọi điện về đây ?
- Anh xin lỗi ! Anh sai hẹn rồi ! Thực tế công việc của anh qua hình ảnh Zalo gọi về em biết đấy. Em phải thông cảm cho anh ! Khi nào về, anh sẽ đền.
- Anh nhớ đấy !
- À con có nhà không, cho anh gặp .
- Con chào bố. Bố có khỏe không ? Khi nào bố về ?
- Bao giờ ở đây hết dịch, bố sẽ về !
- Vậy bao giờ ở đấy hết dịch hả bố ?
- Bố không biết trước là khi nào ? Song chắc chắn dịch sẽ được dập tắt.
- Bố dập dịch khỏe đi để sớm về với con bố nhé !
- Nhất định rồi !
Ngoài công việc cùng đồng nghiệp cấp cứu các bệnh nhân trong viện dã chiến, Tiến còn nhận theo dõi điều trị cho má Tư, một bệnh nhân F1 tại nhà đã ngoài 70 tuổi. Vốn là một Y sĩ nghỉ hưu, sống độc thân, nên để bà cách ly, điều trị tại nhà thì tốt hơn. Là người trong ngành Y, ngay sau khi biết mình tiếp xúc với người mắc Covid 19, bà biết mình phải tự xử lý thế nào, nên bệnh tình không tiến triển mạnh. Bà gọi điện cho bệnh viện nói rõ hoàn cảnh, bệnh tình và xin được cách ly, điều trị tại nhà cho thuận tiện. Bệnh viện chấp thuận.
Ngày đầu Tiến đến nhà má Tư, Tiến thấy má là một người hiền lành, phúc hậu, sống độc thân trong ba gian nhà cấp 4, được chia làm hai phòng gồm một gian buồng và hai gian nhà ngoài. Gian giữa ở phòng ngoài có bàn thờ, trên bàn thờ có bức ảnh đen trắng, hình một người bộ đội đã phai mờ theo năm tháng.
Qua câu chuyện trao đổi, Tiến được biết trước đây má là một Y tá xã. Nhà má ở trong khu rừng thuộc căn cứ của Huyện ủy địa phương. Sau giải phóng, má được đi học thêm rồi trở thành Y sĩ. Ra trường, má công tác tại một bệnh viện cho đến khi nghỉ hưu. Má có một người con gái nay đã ngoài 50 tuổi, lấy chồng cách đây hơn chục cây số. Từ ngày con gái đi lấy chồng, má sống một mình ở căn nhà này.
Sau mỗi lần đến khám và điều trị cho má, Tiến lại biết thêm nhiều điều về cuộc đời và đặc biệt là chuyện tình của má.
Má kể : Ngày chiến tranh, có lần má cứu một người lính đặc công Giải Phóng. Tổ tam chế của anh có ba người đến trinh sát để chuẩn bị đánh đồn Đắc Rô. Chẳng may bị lộ, Địch bắn ra xối xả. Hai người bị hy sinh. Một mình anh ấy sống, nhưng bị thương nặng vào bả vai. Anh cố sức chạy thoát vào rừng. May mà má gặp, đưa về nhà băng bó, cứu chữa. Má đưa anh ấy xuống hầm của gia đình, nuôi dưỡng, điều trị gần hai tháng trời cho đến khi khỏi thì anh ấy tìm đường về đơn vị. Trong thời gian ở nhà má, giữa anh và má đã nảy sinh tình cảm. Hai người yêu nhau. Hẹn khi nào chiến tranh kết thúc sẽ tìm gặp nhau chung sống. Kết quả của mối tình đó là má có được một người con gái, đặt tên là Minh mà má đã kể đấy.
Sau giải phóng, má chờ mãi ! Chờ mãi không thấy anh ấy trở về. Má tin là anh ấy đã hy sinh. Nếu còn sống thì chắc chắn sẽ tìm má. Vì vậy, má lập bàn thờ, chụp lại tấm hình của anh ấy, phóng to ra để lên.
Nghe vậy, Tiến liền ngước nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ. Tuy không còn rõ lắm, song đôi mắt và khuôn mặt thì vẫn còn rõ. Không lẫn vào đâu được !
- Thưa má, người lính đặc công ấy tên là gì và quê ở đâu ạ ?
- Anh ấy tên là Công - Nguyễn Tiến Công, quê ở Thái Bình.Nghe đến đây, Tiến giật thót người. Lẽ nào người lính đặc công ấy lại là bố mình sao ?
- Thưa má, tên chính má là gì ạ ?
- Má tên Hiền
Nghe đến đây, Tiến ôm chầm lấy má và thốt lên :"Má ! Má của con ! Con là con bố Công đây !" Nghe nói vậy, má Tư liền đẩy Tiến ra và nhìn thẳng vào mặt anh so sánh : Đúng rồi ! Đôi mắt sâu sâu vẻ u buồn, lông mày rậm, mũi cao cao, cằm vuông, to, bạnh. Tin chắc Tiến là con anh Công, má Tư liền buông một câu chua chát :
- Bố anh là người bạc tình !
- Không phải vậy đâu má ạ ! Bố con kể : sau giải phóng, bố con có quay về tìm má. Song khu rừng gia đình má sống đã bị địch rải thảm B52 và chất độc da cam vì là căn cứ của Huyện ủy. Cả buôn ai còn sống sót đã chuyển cư đi nơi khác. Bố con không biết gặp ai mà hỏi. Lang thang suốt hai năm trời không tìm thấy má rồi mới về quê. Gia đình ép mãi, bố con mới chịu lấy vợ, sinh con được hơn chục năm rồi bố con mất.
Nghe Tiến kể vậy, má Tư không giận người yêu nữa. Má giàn dụa nước mắt ôm lấy Tiến nghẹn ngào :
- Con ! Thế là gia định mình sắp được gặp nhau rồi. Má sẽ điện ngay cho chị Minh về để hai chị em gặp nhau .
Sau khi nhận được má Tư và chị Minh, Tiến về báo cáo với Đoàn trưởng và anh em trong đoàn. Ai cũng đến chúc mừng, chia vui cùng anh. Nhân đó anh đề nghị với Đoàng trưởng : Khi nào chống xong dịch được về Bắc, cho anh đăng ký thêm hai người cùng đi là má và chị anh. Má Tư thì đã khỏi bệnh, chị Minh đã tiêm hai liều Vacxin ngừa Covid 19, hai người đủ điều kiện được đi cùng đoàn. Nghe vậy, Đoàn trưởng liền chấp nhận và đây như một phần thưởng vô giá cho những đóng góp tích cực của anh trong đợt đi chống dịch này. . Trên đường về quê hôm nay, lòng Tiến mừng vui khôn tả vì đã làm tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của một thầy thuốc, an toàn trở về. . Người anh tuy gầy đi rất nhiều, da bạch ra như bạch biến, bàn tay thì dăn deo, song tinh thần rất phấn chấn, ngập tràn niềm vui. Vui hơn nữa là cùng về hôm nay, anh có thêm má Tư và chị Minh cùng đi. Má con, chị em quấn quýt bên nhau mừng mừng - tủi tủi. Con đường về quê như dài rộng thêm ra, trái với lòng mong mỏi của ba mẹ con. Đại gia đình anh lần đầu sắp được gặp mặt, nhận nhau. Thật là một niềm vui khôn xiết, vô bờ !!! . .
VŨ DUY YÊN