Tiếng còi tầm báo hết giờ làm việc ca chiều vừa vang lên, Phận đã vội vàng khoác chiếc túi xách, đựng mấy thứ đồ dùng mang đi từ sáng,lao ra cửa. Chen trong dòng người đông đúc, anh vào dắt xe ra nổ máy rồi một mạch phóng thẳng, không ghé qua khu nhà trọ.
NGƯỜI BẠN CÙNG QUÊ
Tiếng còi tầm báo hết giờ làm việc ca chiều vừa vang lên, Phận đã vội vàng khoác chiếc túi xách, đựng mấy thứ đồ dùng mang đi từ sáng,lao ra cửa. Chen trong dòng người đông đúc, anh vào dắt xe ra nổ máy rồi một mạch phóng thẳng, không ghé qua khu nhà trọ.
Phận sốt ruột, muốn về ngay. Bởi trưa nay, anh vừa nhận được điện thoại của Vân, vợ anh ở quê báo bố mẹ phải đi cách ly tập trung. Lý doông bà có đến nhà một người quen trong xóm, ăn cỗ cưới. Đámấy có người ép không từ thành phố về, không khai báo. Sau khi cơ quan phòng dịch phát hiện, xã đã yêu cầu tất cả những người tham gia đám cưới phải đi cách ly tập trung, đề phòng covid lây lan trong cộng đồng.
Thế này thì gay quá bởi Vân đang mang thai đến tuần thứ 39. Cách đây ít hôm đi khám, bác sĩ chuẩn đoán Vân chỉ còn chừng chưa đầy một tuần nữa sẽ đến ngày sinh nở. Tưởng về quê nhờ được gia đình, ai ngờgiờ đâm bơ vơ. Thế nên, ngay sau khi nhận điện của vợ, Phận đã quyết định phải về, xem sự thể ra sao. Nếu ở quê không thuê được người, Phận sẽ ngược lên Công ty xin nghỉ phép trông nom Vân. Để một mình cô ấy ở nhà, mọi việc không cáng đáng nổi.
Trời mùa Đông, đêm xuống rất nhanh, mới được chừng hai chục cây, Phận đã thấy mặt đường tối sầm lại. Không đi nhanh,sẽ khuya mất, từ đây về đến nhà cũng còn tới bảy, tám chục cây số chứ ít gì. Nghĩ vậy, anh mím môi tăng ga. Chiếc xe 150 phân khối rú lên, lao đi như tên bắn.
Đang ngon trớn, Phận bỗng nghe toét..toét, có tiếng còi của cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Một chốt cơ động, mấy bóng người trang phục chỉnh tề cùng hai chiếc xe chuyên dụng đậu sẵn, chờ kiểm tra người lưu thông trên đường. Trời! Giờ này cảnh sát giao thông vẫn chưa rút hay sao? Chút lo lắng hiện trên khuôn mặt Phận, anh giảm ga, đạp mạnh phanh xe lắc lư một nhịp rồi dừng hẳn. Người cán bộ công an mang quân hàm Trung úy, mặt còn khá trẻ bước ra giơ tay chào, giới thiệu:
- Tôi là Đường – CSGT thành phố, yêu cầu anh dừng xe để chúng tôi kiểm tra giấy tờ!
- Báo cáo… báo cáo đồng chí CSGT, tôi có việc về quê, gấp quá nên không kịp mang theo giấy tờ gìạ.
- Chứng minh thư của anh đâu?
- Thưa! Tôi cũng quên mất. Những thứ đó tôi để tất ở nhà trọ. Vội quánên trong chỗ làmra, tôi phóng ngay mà không ghé nhà trọ lấy giấy tờ. Mong các anh thông cảm!
- Người tham gia giao thông bắt buộc phải có các giấy tờ kèm theo như quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008; Đằng này anh đã không có giấy tờ, còn chạy quá tốc độ đến 20 cây số, liền một lúc phạm mấy lỗi. Mời anh dẫn xe vào trong kia làm việc.
Theo chân người công an trẻ tuổi, đến chỗ có chiếc xe đậu, Phận đã thấy có mấy người mặc cảnh phục ngồi chờ sẵn. Anh vào, kéo chiếc ghế nhựa ngồi xuống. Người công an đi cùng anhtới gặp lãnh đạo Trạm, vắn tắt báo cáo sự việc vi phạm. Người ngồi bàn giữa mang quân hàm Trung tá nghe báo cáo thì nhíu đôi lông mày. Đăm chiêu một lát, anh ra hiệu cho người thấp bé ngồi bên cạnh lấy giấy bút, gọi Phận tới lập biên bản.
- Anh họ tên là gì? Quê quán, số điện thoại?
- Dạ! Tôi là Hoàng Danh Phận, quê:…. Số điện thoại….Phận thứ tự trả lời theo câu hỏi của người ghi biên bản. Xong phần khai báo, Phận một lần nữa trình bày hoàn cảnh gia đình và việc vì sao anh quên mang giấy tờ rồi xin được bỏ qua cho lần vi phạm đầu tiên.
- Một trăm người vi phạm, lý do khai đều cả một trăm như nhau. Ai cũng đổ lỗi cho hoàn cảnh vậy thì đâu là lỗi do chủ quan của người tham gia giao thông? Trường hợp của anh lỗi rất nghiêm trọng theo Nghị định 100 quy địnhvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chúng tôi lập biên bản, phạt anh số tiền 4 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày. Người cán bộ lập biên bản nói to, giọng dõng dạc và yêu cầu Phận đến ký biên bản.
- Thế này thì chết em các sếp ơi! Nhà em hoàn cảnh éo le, bố mẹ là F1 đi tập trung cách ly, vợ em làm trên thành phố, mang thai đến tuần 39 mới nghỉ về quê chờ sinh con. Không có phương tiện em lấy gì đi bây giờ? Các anh thông cảm, tiền phạt em xin nộp ngay. Còn xe máymong các anh đừng giữ, tha cho đểemvề quê. Đoạn đường còn xa lắm, tối rồi ạ.
- Nghe nói, đó còn là vùng xanh, chưa có dịch kia mà! Thế anh em, họ hàng đâu, lại chỉ có cô ấy một mình ở nhà?
Anh cán bộ công an ngồi chính giữa nghe Phận than thở thì lên tiếng.
- Thưa! Quê em đúng là vùng xanh. Nhưng mấy bữa trước có người bà con trong Nam ra đám cưới cháu, người này ép không nên bây giờ cả làng thành ép một. Em là con độc nhất, lấy vợ khác quê, cô ấy mới về làm dâu nên còn lạ nước lạ cái, chả quen ai. Mong các anh thông cảm lượng tình, tha thứ cho. Em vì lo quá nên mới…
- Ừ thế thì cũng gay thật. Nhưng lỗi của cậu rất nghiêm trọng nên trường hợp này chúng tôi không thể không xử lý. Cậu ký biên bản rồi mang tiền ra kho bạc nộp.
- Vậy thì chết em anh ơi! Tiền nộp phạt, em không dám từ chối nhưng các anh giữ xe, khó cho em quá.
- Chúng tôi đã báo về Phòng, chút nữa sẽ có ô tô ra chở xe máy về. Còn phương tiện đi thì cậu tự lo liệu.
Phận nghe người cán bộ giải thích, hai lỗ tai anh cứ lùng bùng, lùng bùngđâu đó như có tiếng sấm đánh. Sếp đã nói vậy, có nài nỉ chắc cũng khó được giải quyết. Thế nên anh đành ký biên bản rồi quay ra.
Đi được mấy bước Phận gặpĐường người kiểm tra anhlúc đầu tối, thấy Đường vẻ dễ dãi Phận năn nỉ nhờ anh nói giúp với Lãnh đạo cho mình một tiếng. Nhìn vẻ mặt buồn rười rượi của Phận, Đường ái ngại nhưng rồi anh cũng chấp nhận.
Để Phận đứng đó, Đường đi vào chỗ kê chiếc bàn nhỏ có mấy người đang ngồi, một lúc lâu sau anh đi ra, lắc đầu.
- Trường hợp của anh tôi đã đề xuất xin lãnh đạo nhưng không được xem xét. Anh có thể quay lại thành phố hoặc chờ ở đây nếu có xe thì bắt đi nhờ về quê.
- Trời tối, lại dịch dập thế này xe nào mà về? Anh làm ơn cố nói giúp tôi lần nữa xem sao.
Quá ái ngại cho Phận, Đường lại quay lưng đi ra. Phận ngồi đó buồn tê tái. Rõ nhanh lại hóa chậm người ta bảo dục tốc bất thành, đúng là như vậy. Cô ấy bụng chửa vượt mặt, dọa sắp sinh. Đêm nay ở một mình biết điều gì sẽ xảy ra? Càng nghĩ Phận lại càng thêm rầu rĩ, tự nhiên nước mắt anh rấn rấn. Anh lầm lũi đi ra phía mé bờ đường kiên trì ngồi đợi. Năm phút, mười phút rồi nửa tiếng đồng hồ trôi qua, chẳng ăn thua gì. Thỉnh thoảng cũng có một hai chiếc ô tô pha đèn chạy qua. Phận giơ tay, xe không dừng, thậm chí nó còn tăng tốc chạy vụt đi như thể để tránh cái Trạm này vậy.
Một lúc sau, Phận thấy Đường đi ra, mặt ỉu xìu. Mãi mới thấy anh lên tiếng:
- Gần đây ông có chỗ nào quen thân không?
- Không anh ạ! Mà có thân quen tôi cũng không tới nhờ vả đâu. Tôi màn trời chiếu đất, gian khổ quen rồi. Một đêm thức với tôi chẳng là gì. Tôi chỉ thương Vân, cô ấy đất khách quê người. Tiếng là cưới nhau đã mấy năm nay nhưng toàn đi làm ăn xa, có mấy khi về đâu. Họ hàng còn chưa thuộc hết mặt, chưa biết hết tên nói chi đến chuyện nhờ vả. Có chỗ dựa duy nhất là cha mẹ chồng thì cả hai lại đều đi cách ly xa nhà. Vân sắp đến ngày vượt cạn, biết nhờ cậy vào ai?
Nghe Phận than vãn, Đường càng thấy xót xa cho tình cảnh của Phận. Nhưng bây giờ lại gặp lãnh đạo để xin xỏ, Đường thấy ái ngại vô cùng. Biên bản lập rồi, người vi phạm đã ký tá đủ cả, xe cũng đã vào sổ tạm giữ… Làm sao có thể xoay chuyển được tình thế! Đường ngồi mặt thần ra, suy nghĩ mông lung. Mình là cấp dưới, trực tiếp kiểm tra trường hợp này giờ lại một hai xin cho anh ấy. Lãnh đạo có đánh giá gì không? Hoàn cảnh của anh ấy rất cần sự giúp đỡ. Nhưng, giúp kiểu gì để vừa được việc mà lại không ảnh hưởng đến bản thân, Đường nghĩ nát nước tìmchưa ra lời giải. Ngồi trầm ngâm một lúc, bỗng anh bật đứng dậy vỗ cái bốp vào vai Phận rồi nói nhỏ.
- Nếu tôi chở anh về, anh chịu không?
- Nhưng sếp nghĩ anh tư túi gì với tôi thì khổ cho anh!
- Không!Tôi không ngại! Cây ngay không sợ chết đứng. Tôi làm việc danh chính ngôn thuận chắc thủ trưởng cũng ủng hộ thôi!
- Nhưng mà…!
- Không nhưng nhị gì hết, anh chuẩn bị sẵn sàng, tôi vào báo cáo nếu được ra là đi ngay, không chần chừ gì nữa, cũng sắp đến giờ chốt phải rút chốt rồi.
Đường đi vào một lát, quay ra mặt hớn hở:
- Sếp ủng hộ phương án của tôi, anh ra đường chờ tôi vào lấy xe.
Chưa đầy hai phút sau đã nghe tiếng chiếc xe đặc chủng của CSGT hụ còi, nháy đèn rồi lao vút đi trong đêm.
- Anh bám chặt vào nhé, tôi tăng tốc độ đấy!
- Vâng! Tôi bám chặt, anh cứ đi đi.
---
Đêm đã khuya, trong căn nhà nhỏ ở một vùng quê yên tĩnh, Vân vẫn đang thức giấc. Cô đứng ngồi không yên, chốc chốc lại đi ra đi vào, chờ đợi. Đã gần 5 tiếng đồng hồ mà sao Phận, chồng cô vẫn chưa thấy mặt mũi đâu. Tan tầm lúc bốn rưỡi có rềnh rang,Phậncũng phải về nhà cách đây hai tiếng đồng hồ.Thế mà, đến giờ này anh ấy vẫn bặt vô âm tín là sao? Hay là đã có chuyện gì không hay xảy ra với Phận ? Cô hướng mắt về phía bàn thờ đặt ngay chính giữa ngôi nhà, miệng lầm rầm cầu khấn. Tối, trước khi ăn cơm cô đã thắp lên ba nén hương. Hương cháy hết, tàn tròn xoequấn xoăn tít nhiều vòng, cô tin nhà có lộc chứ không thể có chuyện xui xẻo. Vậy tại sao Phận vẫn chưa về? Anh ấy cũng lạ thật, không về được phải điện về lấy một cuộc, đằng này cứ im thin thít… khiến cô càng thêm lo lắng.
Cô lại chống tay đứng dậy đi ra, chợt nghe có tiếng còi xe hụ rõ to, xe cảnh sát. Thôi rồi Phận ơi! Anh làm gì đến mức để xe công an đến tận nhà vào đêm hôm như kiểu ở trên bản vùng cao, thỉnh thoảng xe kiểu này vẫn đi khám nhà bắt đám buôn, bán thuốc phiện vậy? Không! Chồng cô lành như đất, chăm chỉ chịu khó làm ăn chứ có hút hít, chơi bời trác táng bao giờ. Thế xe cảnh sát sao lại đến nhà mình vào lúc khuya khoắt như thế này. Vân tim đập thình thịch, không dám mở cửa. Se sẽ cô bước nhẹ đến bên khe cửa, hé mắt nhìn ra.
- Cộc… cộc… Em yêu đâu rồi! Có tiếng gõ cửa và tiếng của Phận.
Nhìn ra thấy đúng là chồng nhưng lại thấy có bóng người mặc cảnh phục, ngồi trên xe vừa đưa Phận về. Vân thấy khó hiểu quá! Sao ngồi trên xe do cảnh sát chở mà mặt anh ấy vẫn tươi hơn hớn, miệng còn em yêu nữa mới lạ. Đang lấn bấn chưa biết xử trí ra sao. BỗngVân nghe người cảnh sát lên tiếng:
- Bà chủ đâu, ra đón phu quân vào nhà! Để ông ấy bên ngoài, trời lạnh thế này ốm thì sao ?
Ôi tiếng ai nghe quen quen! Mà sao cảnh sát đi công việc giọng lại vui vui, chẳng giống như là đang đi bắt tội phạm vậy! Ai thế nhỉ, lại xuất hiện vào giờ này khó hiểu quá ?
- Anh Đường vào nhà, xơi chén nước cho ấm bụng rồi hãy về ! Phận lên tiếng.
- Đường! Ôi, anh Đường ở bản Mý đi công an giao thông Hà Nội phải không?
Bây giờ thì Vân đã nhận ra Đường người bạn cùng quê, học chung trường nội trú với cô trên vùng rẻo cao gần chục năm về trước. Vân vội vàng mở cánh cửa bước ra.
- Ơ ! Vân, cơn gió nào đưa em đến tít tận nơi này? Anh Đường bản Mý đây.
Không chỉ Vân mà rồi cả Đường cũng hết sức ngỡ ngàng. Họ không ngờ có cuộc gặp trong hoàn cảnh éo le thế này. Chẳng biết nên vui hay buồn nhưng rồi câu chuyện giữa những người bạn cũ cũng rộ lên ngay sau đó.
- Hồi ấy anh lên Hà Nội nhập học, rồi em đi đâu?
- Em thi vào Trường kinh tế quốc dân, Khoa kế toán doanh nghiệp. Học xong ra trường đi làm mấy chỗ trên Hà Nội. Sau, về cùng Công ty với anh Phận. Hai người quen nhau rồi em về làm dâu đây luôn.
- Sao không liên lạc với anh. Bạn cùng lớp anh em mình, năm nào cũng họp đồng môn trên này, vui lắm.
- Có số điện thoại của anh đâu. Mà năm nay, nếu họp lớp báo cho em đi cùng nhé.
- Chum sắp vỡ đến nơi đi thế nào được. Đường cười trêu.
Nhìn hai người tay bắt mặt mừng, trò chuyện vui vẻ Phận ngớ ra. Miệng lúng búng:
- Ơ ! Thế… Thế hai người quen nhau thật à?
- Quen! Không những quen mà còn là họ hàng thân thuộc cùng lớp, cùng bản với nhau nữa đấy!
- Vậy thì đúng là ông tổ nhà mình phù hộ cho con cháu thật rồi! Không có anh Đường chở về thì đêm nay, em ở nhà ngủ một mình.
- Xe anh đâu?
- Anh Đường giữ rồi!
- Anh bắt nạt chồng em phải không?
- Đâu có! Bọn anh làm đúng chức trách đấy chứ! Sau này, Vân phải giáo dục ông xã, khi tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ quy định nghe chưa!
Dặn dò Vân thêm mấy câu xong, Đường xin phép về luôn. Anh hẹn vợ chồng Phận ngày gặp lại.
Tiếng xe xa dần. Phận, Vân đứng nhìn theo ánh mắt đầy lưu luyến./.
Phùng Hồng Huyên