Ngày còn bé , tôi đã luôn mong mình cũng có một đứa em , giống như em của mấy đứa bạn học cùng. Lớn lên chút nữa, khi biết mẹ không thể sinh ra em được cho tôi, tôi lại mơ, tôi sẽ có một đứa trẻ của riêng mình cho thỏa nỗi lòng được bế bồng, ấp ủ. Và kỳ lạ thay, điều mơ ước ấy đã lại luôn song hành cùng với cuộc sống của tôi, nhiều lúc nó còn ám ảnh đến thôi thúc ở trong tôi. Có lẽ vì vậy mà sau này, khi trở thành cô sinh viên của trường đại học không lâu, tôi đã yêu và nhanh chóng được yêu, bởi sự khát khao ở trong tâm tưởng của tôi.
ĐỨA CON CỦA MONG ƯỚC
TRẦN VĂN THỦ
Ngày còn bé , tôi đã luôn mong mình cũng có một đứa em , giống như em của mấy đứa bạn học cùng. Lớn lên chút nữa, khi biết mẹ không thể sinh ra em được cho tôi, tôi lại mơ, tôi sẽ có một đứa trẻ của riêng mình cho thỏa nỗi lòng được bế bồng, ấp ủ. Và kỳ lạ thay, điều mơ ước ấy đã lại luôn song hành cùng với cuộc sống của tôi, nhiều lúc nó còn ám ảnh đến thôi thúc ở trong tôi. Có lẽ vì vậy mà sau này, khi trở thành cô sinh viên của trường đại học không lâu, tôi đã yêu và nhanh chóng được yêu, bởi sự khát khao ở trong tâm tưởng của tôi.
Biết chuyện, Dũng người yêu của tôi khi đó đã bảo:
Một đứa là thế nào, em phải sinh ra cho anh hai, ba, bốn, không em phải sinh ra cho anh đúng năm đứa con,trai hay gái gì cũng được, nhưng phải là đủ năm đứa.
Em đồng ý với anh, em sẽ sinh ra đủ năm đứa con cho anh. Tôi ngoắc tay với Dũng, cười và đầu cứ như gật gật với anh.
Nhớ đấy nhé, đúng năm đứa con đấy nhé. Dũng nói rồi đột ngột dịch người sát vào tôi, anh vòng hai cánh tay ôm ghì xiết lấy tôi, cùng lúc mặt anh cứ dụi dụi vào ngực của tôi. Sự dạn dĩ bất ngờ của Dũng làm tôi hoảng sợ, nhưng cái cảm giác ấy, nó đã qua đi thật nhanh, bởi cũng rất nhanh, tôi thấy mình đã như mê đi trong sự run rẩy thật lạlùng mà Dũng đem lại cho tôi. Dũng còn nói gì nữa sau đó,tôi đã thể chẳng nghe rõ, nhưng tôi vẫn cứ gật đầu, bởi lúc ấy tôi đâu còn có thời gian hay tâm trí để nghĩ gì đến việc khác nữa. Nhưng sau này thì tôi biết cái câu mà Dũng đã nói lúc đó, anh bảo : Em phải cẩn thận để không có bầu nhé. Tôi biết anh nói thế, bởi sau này những lúc chúng tôi bên nhau, khi nào anh cũng nói với tôi câu đó.
Tôi đã trở thành đàn bà như thế. Trở thành đàn bà cùng với câu thần chú: Phải cẩn thận để không có bầu nhé. Thật đơn giản mà lại hấp dẫn.
Tôi đã giữ để tránh khỏi có bầu suốt những năm tháng học đại học của tôi,cho dù lúc nào nỗi khát khao có được đứa trẻ cho mình cũng hiện hữu ở trong tôi. Còn bây giờ, chỉ vài tháng nữa là đến ngày ra trường, mỗi lần ở bên Dũng về, tôi lại nghe và mong sự khác lạ sẽ xẩy ra ở trong cơ thể của tôi, để rồi khi điều đó đến, tôi đã mừng đến cuống cuồng khi biết mình đã có thai và quyết định báo tin ngay cho Dũng. Thật lạ lùng, Dũng đã không chỉ không vui, mà hình như anh còn giật mình, khi nghe tôi báo tin thì phải, bởi cái giọng nói nồng ấm của anh mà tôi vẫn quen nghe hàng ngày, giờ đây đã bay biến đâu mất, nó bỗng trở lên giật cục và thảng thốt, lúc anh quay mặt lại phía tôi :
Có thai, em nói sao, chúng ta đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cơ mà.
Vâng, em biết là chúng ta đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và như vậy, ngày ra trường sẽ không còn xa nữa, khi đó chúng ta sẽ cưới nhau, em sẽ sinh con cho anh, anh chả bảo em phải sinh ra cho anh đủ năm đứa con là gì.
Thì anh đã bảo vậy, nhưng không phải là bây giờ, chúng ta không thể có con vào lúc này được , em hiểu không.
Sao chúng ta lại không thể có con vào lúc này , em không hiểu.
Vậy thì em phải nghe rồi cố mà hiểu. Dũng nói và anh ghé mặt vào sát mặt tôi: Hàng năm nước ta có đến hàng vạn sinh viên ngành y ra trường, số tốt nghiệp ra trường thì lớn thế , nhưng cái số có được việc làm ngay thì lại thật nhỏ, nhỏ lắm và chắc chắn là chúng ta không nằm trong cái con số thật nhỏ nhoi ấy. Vậy thì ra trường, công việc chưa có, cưới nhau, rồi sinh con. Khi đó em định sống bằng gì và lấy gì để nuôi con, lấy nước lã và không khí chăng. Không, điều này là không thể được đâu. Anh đã bảo em là phải cẩn thận khi chúng ta gần nhau rồi cơ mà. Phải bỏ thôi.
Bỏ là sao, là phá thai á. Tôi sửng sốt.
Ừ phải phá cái thai này đi em ạ. Dũng lạnh lùng.
Vì yêu Dũng và nghe lời anh, tôi đã phải kìm nén mình suốt từ bao lâu nay, giờ mới được thỏa nỗi khát khao là có được cho mình đứa bé. Vậy thì cho dù, nó mới chỉ còn đang là cái hình hài thật nhỏ bé,ở thật sâu trong bụng của tôi, thì nó cũng cần phải được bảo vệ, được trân quí và yêu thương đến tột cùng mới phải chứ. Vậy mà, chỉ một cái ôm thật chặt của Dũng, với bàn tay của anh vuốt ve sau lưngcùng với cái giọng nói nồng ấm mà tôi đã quen nghe khi anh nói về những việc cần làm cho tương lai sán lạn của chúng tôi. Nhưng để làm được những việc ấy, để bước vào cái tương lai sán lạn kia, thì bây giờ tôi phải phá bỏ cái thai này.
Chúng ta sẽ còn nhiều cơ hội để sinh con mà em, sau này em muốn sinh bao nhiêu đứa cũng được, chứ đừng nói là chúng ta chỉ sinh có năm đứa thôi đấy nhé. Dũng đã nói câu cuối cùng của buổi nói chuyện hôm ấy với tôi như thế. Còn tôi, tôi đã mê muội đến mức quên bẵng ngay đi nỗi khát khao của mình, ngoan ngoãn ngồi lên sau xe để anh chở đến phòng khám sản tư nhân để phá thai, vì anh bảo, vào bệnh viện,sợ lại gặp người quen ở đó.
Bước ra từ cái nơi khủng khiếp ấy, tôi khụy rũ xuống như một tàu lá héo úa, khi biết mình đã không chỉ mất đi đứa con của mơ ước, mà còn vĩnh viễn mất đi cái khả năng để có thể sinh ra được chúng. Đã những tưởng khi phải gánh chịu cái nỗi đau tột cùng ấy, thì Dũng sẽ cảm thông và yêu thương, chăm sóc tôi nhiều hơn mới phải chứ. Vậy mà có ai ngờ, chỉ ngay sau ngày lễ nhận bằng tốt nghiệp, anh đã đột ngột biến mất khỏi cuộc sống của tôi, cứ như thể là chưa bao giờ chúng tôi quen nhau, chứ đừng nói là chúng tôi đãtừng có những năm tháng dài, mặn nồng say đắm bên nhau. Sau này thì tôi cũng được biết, bỏ tôi, Dũng đã vào Nam ngay sau đó, rồi anh cũng lấy vợ và rất thăng tiến trong công việc, bởi bố vợ anh chính là ông giám đốc của cái bệnh viện nơi anh đang công tác,vợ chồng anh cũng đã có con, nhưng đứa con ấy lại bị khiếm khuyết ở nơi đôi mắt, thấy bảo người thân rồi anh em, bè bạn của anh, ai cũng mong vợ chồnganh sinh ra thêm một đứa con nữa, nhưng vì sao mà cho đến bây giờ, họvẫn chưa thể sinh ra được thêm một đứa con nữa, thì lại chẳng ai biết.
Dũng bỏ tôi, nỗi đau đớn giống như sự trĩu nặng của hòn đá tảng, nó nghiến đè xuống trái tim cô đơn và tâm trí đầy những hận tủi của tôi, khiến những bước chân sợ hãi của tôi cứ thất thểu đến siêu vẹo lúc trở bước về nhà. Mẹ đón tôi ở tận ngoài ngõ xa, bà ôm tôi vào lòngvà chẳng nói điều gì, nhưng tôi lại nhận rõ những giọt nước mắt của bà, nó nóng dãy và bỏng rát khi rớt xuống tóc của tôi, khi rớt xuống vai của tôi, rồi rớt cả xuống cổ của tôi. Mẹ đã nuôi tôi lớn lên rồi ăn học bằng cả những năm tháng của cuộc đời bà nhọc nhằn và thua thiệt và giờ bà lại đón tôi về, chăm lo cho tôi bằng chính sự nhẫn lại và cam chịu của bà.
Sau hai tháng sống trong vòng tay yêu thương đến vô bờ của mẹ, tôi được một người bác họ bên đằng nội, xin cho đi làmở bệnh viện tỉnh, công việc ở khoa nhi không chỉ đúng với nghành tôi đã được học ở trường, nó còn cho tôi ngày nào cũng được gặp những đứa bé mà bố mẹ chúng dẫn đến để thăm khám bệnh. Có thể tôi đã khiến chúng phải sợ hãi khi áp chiếc ống nghe giá lạnh lên lưng của chúng, lên bụng của chúng, hay khiến chúng phải khóc thét lên khi tôi chọc những mũi tiêm đau đớn vào tay. Nhưng đã chẳng phải vì thế mà chúng đã không cười với tôi khi tôi vỗ về chúng, hay khi tôi áp mặt mình vào má của chúng để dỗ dành. Tất cả chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng nó lại đủ sức khiến cho nỗi đau của sự bất lực khi vĩnh viễn không thể có được cho mình một đứa con trong tôi, trở thành những móng vuốt sắc nhọn ngày đêmcào xé tâm trí của tôi. Tôi đã hận Dũng, nhưng tôi cũng phải hận cả chính tôi, hận sự non nớt dại khờ của tôi nữa mới đúng. Và tất cả đã cứ như thế trôi qua cho đến cái ngày mà tôi gặp hai bố con người đàn ông ấy, khi anh đưa cháu đến khám ở cái phòng khám ngoài giờ xinh xắn của tôi. Con bé chừng bốn tuổi,đôi mắt của nó mở to và đen láy, nhưng môi và hai má thì hồng rực lên chứng tỏ con bé đang bị sốt rất cao. Thấy tôi vén áo của nó lên để đặt cái nhiệt kế đo độ vào lách, rồi áp chiếc ống nghe lên ngực của nó, con bé bỗng nắm lấy tay của tôi, giọng của nó trong veo và tỉnh táo như thể nó đang không hề bị sốt vậy:
Cô ơi, con không sao đâu, đầu của con chỉ hơi bị nóng một tý thôi, cô giáo con bảo vậy, mà con cũng thấy vậy, nhưng bố con thì cứ lo cuống lên cô ạ.
Lần đầu tiên kể từ lúc hai bố con bước vào phòng khám của tôi, giờ con bé mới lên tiếng, nhưng giọng của nó thì lại như thể cụ non vậy, đã khiến tôi không thể không bật cười với nó. Người đàn ông bảo:
Cháu nó giỏi chịu đựng lắm chị ạ, lần trước sốt đến bốn mươi độ, vậy mà nó cũng cứ bảo không sao, nó sợ tôi lo lắng ấy mà.
Tôi khám kỹ vùng ngực, vùng lưng của đứa bé, sau đó rút ra từ lách của nó cái nhiệt kế đo độ mà lúc nãy tôi đã đặt vào. Dưới ánh sáng điện,cái vệt trắng thủy ngân ở trong ruột của cái nhiệt kế lấp lánh ở mức vạch bốn mươi độ năm. Đúng là con bé này gan thật, tôi đã nghĩ vậy lúc tiêm cho nó rồi quay người , tôi với cái bình nước lọc, rót ra một cốc để mời người bố của cháu bé, trong lúc anh đã ngồi xuống bên cạnh con và không giấu được vẻ lo lắng khi hỏi tôi về bệnh tình của nó. Tôi cũng rót ra cho mình một cốc nước lọcrồi quay người lại đối diện với đứa bé:
Cháu sốt là do bị viêm đường hô hấp anh ạ, em đã tiêm cho cháu rồi, tý nữa sẽ uống thuốc. Được điều trị tích cực, thì chỉ vài ngày là cháu sẽ khỏe lại ngay.
Thật vậy hả chị, lúc bế cháu vào đây,thấy nó sốt cao, tôi lo quá, nhưng bây giờ thì yên tâm rồi.Tôi cám ơn chị nhiều lắm, chỉ có điều là, chị có thể bán thuốc, để về nhà tôi cho cháu uống được không, bố con tôi phải về, vì sắp đến giờ tôi phải đi công tác rồi chị ạ.
Anh đi công tác, thế còn cháu bé thì sao, nó đang bị sốt cơ mà. Tôi hỏi và tôi nhận rõ sự sửng sốt ở ngay trong giọng nói của mình.
Bố con đi công tác, con sẽ sang ở nhà bà Bình hàng sóm cô ạ, lần trước con bị sốt, bố con cũng đưa consang để ở nhờ nhà bà ấy đấy, cô đừng có lo. Đang nằm yên, con bé lại đột ngột lên tiếng, khiến tôi phải quay người lại. Chẳng lẽ điều tôi linh cảm về sự thiếu vắng của người phụ nữ trong cuộc sống của hai bố con người đàn ông này lại đúng. Tự nhiên tôi thấy xót thương đứa bé này vô cùng và cũng không muốn rời xa nó, ngồi xuống, tôi cầm tay nó lên rồi bảo:
Cháu bị bệnh không nhẹ đâu anh ạ, đúng ra là phải đưa vào bệnh viện, để ở đó, cùng với sự túc trực của các bác sĩ, còn là người nhà, phải luôn ở bên cạnh để thức canh cháu, vậy mà bây giờ anh lại phải đi công tác, tôi không biếtkhi anh đi, cháu bé để lại anh sẽ thu xếp thế nào, nhưng nếu anh đồng ý, xin hãy để cháu ở lại đây, hôm nay là thứ sáu rồi, tôi có trọn vẹn hai ngày nghỉ cuối tuần, tôi có thể trông và điều trị bệnh của cháu cho đến lúc anh trở về.
Thật vậy hả chị, nếu được thế thì may cho con tôi quá, nhưng như thế thì liệu có làm phiền chị quá không.
Anh không phải ngại, nếu phiền thì tôi đã không đặt ra vấn đề như vậy.
Vâng, thôi thì tôi nhờ cậy chị. Nói rồi anh quay sang với con, ôm chặt lấy nó, ấp lên mặt nó. Hình như đã có những giọt nước mắt của anh, chảy ra, rớt ở trên mặt của đứa con thì phải. Rồi anh lại quay sang phía tôi và chìa tay ra, anh nắm lấy tay của tôi thật chặt:
Tôi phải cám ơn chị nhiều lắm,nhưng lại tôi chẳng biết nói thế nào để chị hiểu được bây giờ, thôi, chào chị nhé, tôi phải đi đây. Anh nói rồi mở cửa và bước nhanh ra ngoài. Suốt đêm đó tôi đã thức để canh cho đứa bé, liều thuốc tiêm cộng với thuốc uống lúc tối, đã giúp con bé đỡ hẳn sốt, hai má của nó giờ không còn hồng rực lên nữa. Sáng ra khi thấy tôi bê lên bát cháo nóng, con bé cười rộn rảng: Cô ơi, mai kia đi công tác về, bố con sẽ về đây để ở cùng với con có phải không cô.
Ừ . Tôi cũng cười với nó. Nhưng cháu phải ăn hết bát cháo này thì bố mới nhanh về với cháu được. Con bé vậy mà ăn rất ngoan và hay chuyện. Nào là chuyện quê nội, quê ngoại của nó đang có dịch bệnh côvid nên bố đã không thể đưa được nó về quê, rồi chuyện về cái khu tập thể, nơi có căn phòng mà hai bố con nó đang ở, rồi cả chuyện về cô và bạn ở trường mầm non của nó nữa, thỉnh thoảng có chỗ nào đó trong câu chuyện thấy vui vui, nó lại cười trật hết cả mấy cái răng sún ra, trông thật ngộ nghĩnh và cứ như thế, chẳng mấy lúc nó đã ăn gần hết cả bát cháo nóng. Đúng lúc ấy người bố gọi điện về, anh nói chuyện với tôi rồi nói chuyện với con bé, giọng anh đã như reo lên khi thấy con mình bệnh tình thuyên giảm, cuối cùng anh lại cảm ơn tôi lần nữa và hẹn sẽ sớm gọi về cho hai cô cháu.
Gần trưa hôm đó, nhà tôi bỗng bất ngờ có khách, họ là đồng đội của bố đứa bé , đến thăm nó và tôi. Qua câu chuyện tôi biết được gia cảnh của hai bố con đứa bé. Đúng như tôiđã linh cảm về người phụ nữ trong gia đình của họ,mẹ của đứa bé này đã mất ngay sau khi nó sinh ra mới chỉ được có vài tháng, bố là sĩ quan công tác ở bộ chỉ huy biên phòng tỉnh, hoàn cảnh độc thân nuôi con nhỏ, nên đơn vị quan tâm ưu tiên, chỉ cử đi công tác ở những tuyến gần và có thời gian ngắn như chuyến công tác anh vừa mới nhận tối hôm qua. Nhưng do tình hình dịch bệnh Côvid diễn biến phức tạp, mấy ngày gần đây,bỗng bất ngờ bùng phát lên dữ dội ở các tỉnh phía Nam, nên vào lúc chín giờsáng nay, tổ công tác của anh đã được lệnh thay đổi lộ trình hành quân,di chuyểnngay vàotrong đó, để cùng với các cơ quan chức năng tham gia dập dịch, thời gian trở về chưa biết được cụ thể thế nào, vậy nên khi anh điện về, đơn vị đã cử người tới đây và bây giờ họ đang ngồi với tôi và con bé. Cuối cùng, một người có vẻ là chỉ huy cao nhất của đoàn khách đứng lên, anh quay nhìn tôi và bảo:
Tình hình là như vậy chị ạ, thay mặt cho bố cháu chúng tôi xin được cảm ơn chị thật nhiều, giờ bệnh tình của cháu đã tạm ổn, chúng tôi xin phép chị cho được đón cháu, chờ ngày bố nó hoàn thành nhiệm vụ trở về.
Tôi biết rõ việc chăm nuôi một đứa trẻ là thế nào, ngay cả với thiên chức của một người mẹ là nuôi con, mà nhiều khi người phụ nữ còn gặp phải vô số những khó khăn trong công việc này, thế mà hai bố con anh rồi cũng dần dần vượt qua, tôi nghĩ đến cái lúc anh bế cháu vào đây, khi anh đặt con nằm lên trên chiếc giường, lúc động tác của anh tém lại cái chăn để đắp kín cho nó,khéo léo và dịu dàng vô cùng để rồi tôi thấy rõ là tôi đã ước mong và đang ước mong cũng được làm những việc như anh. Tôi cũngđứng lên rồi nói với người chỉ huy và đoàn khách : Đúng là bệnh tình của cháu đã tạm ổn, nhưng vẫn còn cần phải theo dõi và điều trị tiếp các anh ạ. Hiện tại tôi đang ở một mình, tôi có chuyên môn để điều trị và chăm lo cho cháu, và nói thật là tôi rất mến đứa bé này, vậy nên, nếu các anh thấy tin tưởng xin hãy để cháu ở lại đây, để tôi trông nom, chăm sóc cho đến lúc bố cháu trở về. Còn đây là số điện thoại của tôi, cũng xin luôn cả số điện thoại của các anh nữa, để có gì chúng ta còn liên lạc. Người chỉ huy bỗng bước lên một bước, rồi nắm chặt tay tôi, giọng của anh lộ rõ sự vui mừng:
Chúng ta quyết định vậy đi nhé, nhưng phải nói là chúng tôi rất cám ơn chị đã đảm nhận giúp chúng tôi việc này.
Vậy là tôi đã có một một đứa nhỏ của riêng mình để chăm sóc,con bé khỏe lên rất nhanh rồi bình phục hoàn toàn,hàng ngày nói chuyện zalo với bố, nó cứ líu lo kể chuyện, mà lại toàn kể chuyện về tôi. Có lần con bé còn bảo, bố ơi nhanh nhanh lên về đi, về để đến đây ở với cô và con, rồi nócòn quay sang phía tôi và hỏi: Cô ơi, cô có mong bố con về nhanh không cô. Khiến tôi thấy nơi má mình tự nhiên nong nóng. Tôi không biết tôi có mong bố của đứa bé về không, nhưng tôi đã luôn mong mình có một đứa con và giờ đây tôi nghĩ, tôi đã có được đứa con mong ước ấy./.
TRẦN VĂN THỦ