Vị vong gia quốc
Ngày: 25/08/2023
Các nguồn khảo luận khẳng định, bao đời nay, Thái Bình từng được cả nước biết đến là một miền quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Với vị trí trọng yếu, Thái Bình cũng sớm phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm. Ngay từ buổi đầu dựng nước, vào năm 40 sau Công nguyên, hưởng ứng lời hịch cứu nước của Hai Bà Trưng, nhiều anh hùng hào kiệt ở Thái Bình đã nổi dậy phất cờ khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đông Hán. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Vũ Thị Thục ở Tiên La Trang (nay là xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà), dưới ngọn cờ “Phù Trưng phạt Hán”... Ngàn năm trôi qua, đất và người quê ta không ngừng bồi đắp ý chí kiên cường, bất khuất, lập nên bao kỳ tích trong đấu tranh để bảo vệ quê hương. Sử xanh còn lưu danh biết bao người con của Thái Bình đã xuất hiện như những dấu son trong những cuộc kháng chiến chống các đạo quân xâm lược, trong đó có cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đô hộ ngót thế kỷ để giành và giữ nền độc lập.

Các nguồn khảo luận khẳng định, bao đời nay, Thái Bình từng được cả nước biết đến là một miền quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Với vị trí trọng yếu, Thái Bình cũng sớm phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm. Ngay từ buổi đầu dựng nước, vào năm 40 sau Công nguyên, hưởng ứng lời hịch cứu nước của Hai Bà Trưng, nhiều anh hùng hào kiệt ở Thái Bình đã nổi dậy phất cờ khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đông Hán. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Vũ Thị Thục ở Tiên La Trang (nay là xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà), dưới ngọn cờ “Phù Trưng phạt Hán”... Ngàn năm trôi qua, đất và người quê ta không ngừng bồi đắp ý chí kiên cường, bất khuất, lập nên bao kỳ tích trong đấu tranh để bảo vệ quê hương. Sử xanh còn lưu danh biết bao người con của Thái Bình đã xuất hiện như những dấu son trong những cuộc kháng chiến chống các đạo quân xâm lược, trong đó có cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đô hộ ngót thế kỷ để giành và giữ nền độc lập.

Di tích lịch sử quốc gia đình Lạng, xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy - một trong những căn cứ cách mạng kháng Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX của huyện Thụy Anh, nay là huyện Thái Thụy.

Sử cũ còn ghi, từ giữa thế kỷ XIX đã có một số chí sĩ dâng điều trần, tấu sớ xin triều đình mở cửa, học tập nước ngoài để từng bước canh tân, đủ sức tranh cường với các nước Âu, Mỹ. Trong đó, nhiều sĩ phu yêu nước người tỉnh ta lúc bấy giờ đã tiên phong, nỗ lực canh tân đất nước. Trào lưu đòi canh tân của nhiều chính khách có tên tuổi như Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đều không được thực thi. 

Nguồn khảo luận cho rằng, các đề nghị canh tân của Bùi Viện tuy ít lý luận nhưng lại giàu thực tiễn và hiệu quả nhanh nên tuy không có bề rộng như Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch mà lại được vua Tự Đức cho thực hành. Sách Bùi Viện với chính phủ Mỹ cho biết, đích thân Tổng thống Hoa Kỳ tiếp đãi, muốn giúp đỡ ông nhưng vì không có quốc thư nên ông phải về nước lấy quốc thư. Bùi Viện ngoài công lao mở thương cảng Hải Phòng, còn chủ trương “lấy độc trị độc”, dùng “tư bản để đối trọng tư bản” (làm theo nước Xiêm La, tức Thái Lan) của ông được Tự Đức sớm chấp nhận. Vua bằng lòng cho Bùi Viện từ Thuận An đi Hương Cảng (vào tháng 8/1873), cấp đủ tiền để ông có thể từ Hương Cảng đi Hoa Thịnh Đốn (Washington). 

Phạm Văn Thụ, nguyên tri phủ Tiên Hưng năm 1892, tuần phủ Thái Bình năm 1900 đã viết trong sách Thái Bình phong vật chí: “Bùi Viện người xã Trình Phố, huyện Trực Định, đậu cử nhân khoa Mậu Thìn đời Tự Đức. Khi về kinh thi Hội, ông được vào chiêm bái vua Tự Đức, ông tâu lên vua về sự nên khai thông việc buôn bán (với người nước ngoài) và tình nguyện xin đi sứ giao thiệp với người Tây phương. Ông là người hiểu rộng về việc chính sự; khi đi sứ, ông mua nhiều sách của người Tây đem về. Tâu xin mở nha Tham cục thương chính. Nhân lúc ấy giặc bể ngang ngược quấy nhiễu, ông xin lập nha Tuần tải để tuần tiễu canh phòng trên mặt biển, bảo hộ cho các thuyền buôn. Sau đó một năm, ông mất ở kinh. Những thức giả đương thời coi ông là người rất có kiến thức”.

Sử cũ ghi: Tháng 1 năm 1860, đại thần Nguyễn Tri Phương, tham tán Phạm Thế Hiển và quân dân Quảng Nam đã đẩy lùi được liên quân Anh - Bồ Đào Nha khỏi Đà Nẵng. Phạm Thế Hiển được vua ban cho nhân sâm, quế quý về thăm mẫu thân ốm nặng. Văn thân Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình được tin đều cùng đến thăm thân mẫu Phạm Thế Hiển, vừa hỏi thăm quan kinh diên học sĩ Phạm Thế Húc (em trai Phạm Thế Hiển) và Tham tán Phạm Thế Hiển về việc trong kinh, về chiến sự vùng Gia Định. Phạm Thế Hiển, Phạm Thế Húc cũng đến đáp lễ các bạn đồng liêu là Phạm Văn Nghị ở Nam Định, Doãn Khuê ở Thư Trì, Bùi Huy Phan ở Tri Lai, vận động họ dâng sớ đánh Tây. Lĩnh hội tinh thần ấy, sĩ phu Nam Định gửi hàng chục bản sớ về kinh. Tinh thần phấn khích thúc đẩy Hoàng giáp Phạm Văn Nghị gặp gỡ Tiến sĩ Doãn Khuê ở Ngoại Lãng (nay thuộc xã Song Lãng, huyện Vũ Thư), Nguyễn Mậu Kiến ở Động Trung (Kiến Xương), Phạm Huy Quang ở Phù Lưu (Đông Hưng)... xướng xuất việc mộ nghĩa binh chi viện chiến trường. Các vị cử nhân Phạm Thế An ở Luyến Khuyết (em trai Phạm Thế Hiển, con trai cử nhân Phạm Thế Diệu quê làng Luyến Khuyết, nay thuộc xã Thụy Phong, huyện Thái Thụy, đỗ Tiến sĩ năm 1829 rồi ra làm quan, từ tri phủ thăng phó Đô ngự sử... Tham tán quân vụ...), tú tài Nguyễn Doãn Chi ở Ngoại Lãng cùng văn thân Nam Định là cựu án sát Phạm Văn Xướng, cử nhân Đặng Ngọc Cầu mộ Kiến Xương, Thiên Trường, Nghĩa Hưng, Trường Yên được 365 nghĩa sĩ, hầu hết là học trò của Doãn Khuê và Phạm Văn Nghị, họ tự sắm vũ khí, tự túc lương, biên chế thành cơ ngũ, tập võ nghệ, luyện súng ống, cung, tên... đặt tên là đoàn Nghĩa Dũng. Ngày 29 tháng 2 năm 1860, 365 chiến sĩ tập trung tại Nam Định. Các quan đầu tỉnh cùng đốc học Doãn Khuê, văn thân Nguyễn Mậu Kiến, Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển, kinh diên học sĩ Phạm Thế Húc đều trích quỹ lương để úy lạo Nghĩa Dũng đoàn, thân tiễn Phạm Văn Nghị dẫn con em vào chi viện kinh thành chống Pháp. Ngày 21 tháng 3, nghĩa đoàn vào đến Huế. Vua Tự Đức và đình thần đều hết sức cảm động. Phạm Văn Nghị được triệu vào triều kiến. 365 nghĩa dũng được tiếp đãi ân cần. Nhưng bấy giờ quân Pháp - Bồ đã rút khỏi Đà Nẵng, triều đình cấp lương cho đoàn, giao về củng cố thành Nam làm phên dậu cho Bắc thành. Tinh thần chi viện Nam Bộ kháng chiến của nghĩa dũng Nam Định, Ninh Bình đã khích lệ cả nước, nhất là quân dân Đà Nẵng, Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

Các tài liệu khảo cứu cũng khẳng định, chính đốc học Doãn Khuê là “người khởi xướng” phong trào “Bình Tây sát Tả” chống thực dân Pháp quyết liệt ở Nam Định, Thái Bình. Cử nhân Bùi Duy Kỳ (em Tiến sĩ Bùi Duy Phan, quê thành phố Thái Bình, bạn đồng khoa với Tiến sĩ Doãn Khuê) cùng cử nhân Võ Sỹ Huy, tú tài Phạm Đức Trạm, thiên hộ Võ Công Thứ vận động được 300 thân sĩ cùng đầu đơn xin triều đình nhà Nguyễn cho họ tự lo binh lương, mộ nghĩa sĩ để đi bắt các đối tượng phản động chia rẽ giáo lương, thẳng tay bình Tây sát Tả. Các tỉnh đều hưởng ứng theo gương Nam Định, sĩ phu các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa... đều đòi xét lại vụ án trường Nam Định. Ở các phủ Thái Bình, Kiến Xương (thời điểm này vẫn thuộc tỉnh Nam Định) tình hình rất lộn xộn, quan quân vào các họ giáo truy lùng giáo dân bắt bước qua thánh giá, tuyên bố ly khai đạo, một vài nơi có cả đổ máu, nhiều giáo dân phải dựa vào thân quyến bên lương đi lánh nạn các làng xa.

Vua Tự Đức và triều đình nhà Nguyễn một mặt yêu cầu người Pháp không được cho bọn “tà đạo” hoành hành, mặt khác giao cho khâm sai ra Bắc cùng tổng đốc Định An là Đào Trí tìm cách “xử lý cho khéo” để ổn định tình hình. Trên địa bàn tỉnh ta lúc bấy giờ, các họ đạo Phương Xá (Đông Hưng), Luật Trung, Luật Ngoại, Phụng Thượng (Kiến Xương), Bồng Tiên, Cổ Việt (Vũ Thư), Lạc Đạo (Trần Lãm, thành phố Thái Bình) đều có việc đụng độ. Ngày 10 tháng 12, thực dân Pháp dồn quân qua con đường Độc Bộ tấn công thành Nam Định, các ông Nguyễn Mậu Kiến, Doãn Khuê đều cử dân binh đến tham gia giữ thành, Hoàng giáp Phạm Văn Nghị lên thành chỉ huy tác chiến, song do lực lượng quá chênh lệch, giống như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên... giặc nhanh chóng chiếm thành. Phạm Văn Nghị lui về xây dựng căn cứ núi An Hòa (thuộc Nam Định), đốc học Doãn Khuê và vài trăm nghĩa dũng lui xuống hạ lưu, xây dựng căn cứ Đông Vinh (nay thuộc xã Vũ Ninh, Kiến Xương), Nguyễn Mậu Kiến cùng con em lui về xây dựng căn cứ Động Trung.

 

Quang Viện

Nguồn tin: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/52/181503/vi-vong-gia-quoc

Quang Viện