Quốc hội thảo luận Tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước
Ngày: 26/05/2022
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng 25/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021… Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi thảo luận tại Tổ đại biểu số 19.

Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng 25/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021… Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi thảo luận tại Tổ đại biểu số 19.

Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi thảo luận.

Tham gia ý kiến thảo luận, có 5 lượt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình phát biểu bày tỏ tán thành với báo cáo bổ sung kết quả kết thực hiện phát triển kinh tế xã hội năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Thống nhất nhận định trong năm 2021, nền kinh tế nước ta đã chịu nhiều ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, sản xuất, kinh doanh đối mặt với rất nhiều khó khăn, chuỗi sản xuất, lao động đứt gãy. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được kết quả đáng ghi nhận: 7/12 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 1,84%, các cân đối vĩ mô cơ bản được đảm bảo. Đặc biệt, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành kịp thời nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phòng chống dịch, tăng cường tiêm chủng vắc xin, góp phần quan trọng để phục hồi kinh tế. Những tháng đầu năm 2022, Quốc hội đã đồng hành với Chính phủ, kịp thời tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ nhất, ban hành các quyết sách có nhiều quy định chưa có tiền lệ nhằm tiếp tục chia sẻ khó khăn với người dân, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, ổn định sản xuất, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trước mắt và cho cả mục tiêu phát triển nhanh và bền vững lâu dài; được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Các đại biểu cũng thẳng thắn, nhìn nhận đánh giá về những tồn tại, hạn chế như còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt, giải ngân vốn đầu tư công chậm, chưa đạt so với kế hoạch; Công tác phòng, chống dịch còn nhiều sai phạm liên quan đến đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng cần quan tâm, đánh giá kỹ lưỡng hơn về kinh tế vĩ mô; nguy cơ bùng phát dịch; việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội; tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng; phát sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn về an sinh xã hội;…

Các đại biểu biểu cho rằng cần phân tích kỹ hơn, làm nổi bật kết quả của việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thông tin và truyền thông để cụ thể hóa các yêu cầu, nhiệm vụ được giao tại các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Đề nghị cần phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững, phát triển xanh dựa trên đổi mới sáng tạo và thúc đẩy quá trình chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong các tháng còn lại của năm 2022, cần tăng cường hơn nữa trong việc triển khai các nhóm nhiệm vụ và giải pháp nhằm tạo động lực cho quá trình tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển bền vững.

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đồng thời tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật.

Nguồn tin: https://baothaibinh.com.vn/news/1/151016/quoc-hoi-thao-luan-to-ve-ket-qua-thuc-hien-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-va-ngan-sach-nha-nuoc

Vũ Sơn Tùng (Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh)