Năm 1943, trong cao trào “đánh Pháp, đuổi Nhật”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo ra đời như ngọn đuốc soi đường cho đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức đồng lòng, hợp sức đến với cách mạng, là những người lính đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Sau 80 năm, trên mặt trận không tiếng súng, cuộc đấu tranh vẫn bền bỉ và quyết liệt, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ. Qua đó đóng góp công sức, trí tuệ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Năm 1943, trong cao trào “đánh Pháp, đuổi Nhật”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo ra đời như ngọn đuốc soi đường cho đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức đồng lòng, hợp sức đến với cách mạng, là những người lính đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Sau 80 năm, trên mặt trận không tiếng súng, cuộc đấu tranh vẫn bền bỉ và quyết liệt, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ. Qua đó đóng góp công sức, trí tuệ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Hội thi xe tuyên truyền lưu động với những thông điệp góp phần phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ trẻ em.
Đồng lòng diệt giặc dốt, nâng cao dân trí
Ánh sáng cách mạng soi rọi vào quê lúa Thái Bình càng làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm. Trong giai đoạn gian khổ và ác liệt, nhiệm vụ chống giặc dốt được coi ngang với nhiệm vụ chống giặc đói và giặc ngoại xâm. Nhờ quyết tâm hướng tới nền văn hóa mới mà Đề cương về văn hóa Việt Nam đã đề ra, đồng thời thực hiện lời kêu gọi chống nạn thất học của Bác Hồ, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thái Bình đã ra sức học tập, diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ. Nhờ vậy, nhiều chiến công về diệt giặc dốt của Thái Bình đã được Bác Hồ biểu dương. Bác đã gửi thư khen 3 xã thanh toán nạn mù chữ đầu tiên là An Bài, Duyên Trang (Tiên Hưng), Nhâm Lang (Hưng Nhân). Tháng 8/1948, Bác gửi thư khen huyện Quỳnh Côi là huyện thanh toán nạn mù chữ đầu tiên trong toàn quốc. Ngày 20/3/1949, Thái Bình được công nhận là 1 trong 2 tỉnh thanh toán nạn mù chữ đầu tiên trong toàn quốc, được vinh dự nhận Sổ vàng của Bác tặng thưởng. Từ nền tảng bình dân học vụ, qua các giai đoạn xây dựng và phát triển, Thái Bình đã luôn vận dụng sáng tạo, hiệu quả phong trào học tập cộng đồng để nâng cao dân trí.
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, trong các giai đoạn chiến tranh ác liệt và xây dựng, kiến thiết đất nước, lần lượt các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp như cải lương, chèo, ca múa kịch, Hội Văn học Nghệ thuật, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật ra đời, đã trở thành những mái nhà chung - nơi tập hợp, định hướng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh. Bằng tài năng và sự sáng tạo của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật đã làm nổi bật lên những vấn đề của thời đại, làm lóe sáng những khát vọng lớn lao, vạch con đường xóa bỏ áp bức, bất công thông qua các hình tượng nghệ thuật đặc sắc, thôi thúc các tầng lớp nhân dân vươn tới lý tưởng cao đẹp, tiếp cận phương pháp hành động cách mạng. Hình tượng, ngôn từ, giai điệu, hình khối, màu sắc... từ các tác phẩm thơ, văn xuôi, hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc, sân khấu tác động vào tình cảm và cùng tạo nên niềm tin cách mạng trong quần chúng, thôi thúc các tầng lớp nhân dân ngưỡng mộ, học tập và làm theo những hình tượng cách mạng được xây dựng và diễn tả một cách sinh động.
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, với sự đồng lòng, góp sức của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã vận dụng sáng tạo, phù hợp đường lối chính trị đúng đắn, sáng suốt của Trung ương vào địa phương, từ đó đạt được nhiều thắng lợi to lớn trên các mặt trận chiến đấu và sản xuất, nỗ lực thực hiện lời dạy của Bác xây dựng Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt.
“Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, văn minh vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu cấp thiết của cách mạng. Ngay từ khi mới giành được độc lập năm 1945 và trong suốt giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cũng như thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, việc đấu tranh bài trừ những hủ tục lạc hậu, tệ nạn mê tín dị đoan, tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến trong xã hội đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng.
Những năm qua, với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, các cấp ủy đảng trong tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp ở địa phương, đơn vị; nâng cao năng lực nhận biết về các sản phẩm văn hóa độc hại cho các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại. Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đã tham gia vạch trần những tư tưởng, quan điểm sai trái, những thói hư, tật xấu trong xã hội. Với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông hiện đại như internet, mạng xã hội, văn học nghệ thuật càng có sức lan tỏa rộng rãi, tác động mạnh mẽ đến việc củng cố niềm tin, cổ vũ phong trào hành động cách mạng của quần chúng trong sự nghiệp đổi mới.
Nỗ lực xây dựng đời sống văn minh, các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin từ tỉnh tới cơ sở tăng cường phản ánh những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật trong việc chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại và công tác đấu tranh, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại. Kịp thời đăng tải các tin, bài đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các quan điểm sai trái trong văn học nghệ thuật, góp phần hình thành thế trận vững vàng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.
Sự nghiệp đổi mới với những thành tựu đạt được đan xen là những khó khăn, thách thức mới hiện nay đang rất cần sự dấn thân, đóng góp của giới văn nghệ sĩ, trí thức trong công tác tư tưởng, văn hóa. Khi có nhận thức đúng, quyết tâm cao và hành động, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, nhất định công tác tư tưởng, văn hóa sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Họa sĩ Đỗ Như Điềm với nhiều bức tranh cổ động được trưng bày, lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Thanh Hằng
Nguồn tin: Năm 1943, trong cao trào “đánh Pháp, đuổi Nhật”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo ra đời như ngọn đuốc soi đường cho đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức đồng lòng, hợp sức đến với cá
Thanh Hằng