Chuyển đổi số sẽ thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội
Sáng ngày 13/4, Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh họp nghe Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo kết quả thực hiện quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2022; báo cáo dự thảo kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2022; báo cáo dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết, đề án về chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh.
Sáng ngày 13/4, Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh họp nghe Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo kết quả thực hiện quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2022; báo cáo dự thảo kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2022; báo cáo dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết, đề án về chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh phát biểu tại cuộc họp.
Play Video
Quý I/2022, tại Thái Bình lĩnh vực chính quyền số, số lượng thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 thực hiện đạt trên 72,6%. Về hoạt động kinh tế số, Thái Bình đẩy mạnh hoạt động giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh thông qua các sàn giao dịch của tỉnh và một số ngành. Trong phát triển xã hội số, phát triển mạnh trong lĩnh vực giáo dục và y tế, nhất là trong dạy và học trực tuyến cũng như triển khai sổ sức khỏe điện tử trong nhân dân.
Các đại biểu dự cuộc họp.
Các thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh tập trung thảo luận những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số thời gian qua, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục; đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp để Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số trong năm 2022 cũng như triển khai thực hiện Nghị quyết, đề án về chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh nhấn mạnh: Chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước, được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và là bước chuyển quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sẽ thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Nghị quyết, đề án và các văn bản triển khai hoạt động chuyển đổi số, bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét. Trong cải cách các thủ tục hành chính, chuyển đổi số đã tạo niềm tin cho người dân trong việc bảo đảm được tính khách quan, minh bạch. Đặc biệt, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chuyển đổi số đã thích ứng kịp thời trong dạy học, khám chữa bệnh, trong quản lý điều hành, thực thi công vụ, trong giải quyết thủ tục cho người dân. Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của công tác chuyển đổi số cần sớm khắc phục, đó là tỷ lệ văn bản ký số của một số sở, ngành, UBND cấp huyện, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 còn thấp; các sàn thương mại điện tử giao dịch chưa nhiều; tỷ lệ người dân sử dụng sổ sức khỏe điện tử còn ở mức thấp...
Để hoạt động chuyển đổi số có sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh yêu cầu ngay sau cuộc họp của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức họp và trực tiếp chỉ đạo thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, quyết tâm trong quý II/2022 phấn đấu tỷ lệ văn bản điện tử có ký số đạt từ 80% trở lên, trong đó lãnh đạo thực hiện chữ ký số 50% trở lên; người dân nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt từ 50% trở lên; các chỉ tiêu báo cáo của ngành, địa phương, lĩnh vực quản lý phải được triển khai thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh. Đồng chí đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu Tỉnh ủy vận hành có hiệu quả phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”; Sở Thông tin và Truyền thông ban hành các quy định về sử dụng hệ thống thông tin báo cáo; các sở, ngành, huyện, thành phố đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực của từng đơn vị mình, quyết tâm hướng đến mục tiêu tạo đột phá phát triển, đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, đưa Thái Bình bắt kịp, đi cùng, vượt lên phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn tin: https://baothaibinh.com.vn/news/1/148369/chuyen-doi-so-se-thay-doi-mot-cach-tong-the-va-toan-dien-tat-ca-cac-khia-canh-cua-doi-song-kinh-te-xa-hoi
Nguyễn Cường - Kiên Trung Ảnh: Thành Tâm