Sáng ngày 15/2, tại Thư viện tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX. Đồng chí Phạm Đồng Thụy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tới dự và đánh trống khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX.
NGÀY THƠ LẦN THỨ XX THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG HỨA HẸN
Sáng ngày 15/2, tại Thư viện tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX. Đồng chí Phạm Đồng Thụy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tới dự và đánh trống khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX.
Trong những năm qua, cùng với những loại hình nghệ thuật khác, phong trào sáng tác thơ ca trong tỉnh đã bám sát đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương, tô thắm thêm truyền thống văn học nghệ thuật của quê hương, góp phần đắc lực vào tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị và xây dựng đời sống tinh thần của nhân dân.
Kể từ ngày thơ Việt Nam lần thứ nhất đến nay, Ngày Thơ Việt Nam tại Thái Bình đã mang lại nguồn sinh khí thơ độc đáo, đã trở thành một sự kiện đặc biệt trong đời sống văn hoá tinh thần của đông đảo những người làm thơ và yêu thơ Thái Bình; là dịp để quảng bá, tôn vinh những giá trị thơ ca và thành tựu sáng tác được kết tinh từ quá trình miệt mài lao động sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình
phát biểu chào mừng Ngày thơ lần thứ XX
Với chủ đề “Hãy sống và hy vọng”, Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX do Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình tổ chức đã có nhiều đổi mới so với các kỳ trước, phong phú và đa dạng song cũng thật ấm cúng hội nhập và tôn vinh, quảng bá các giá trị thơ ca truyền thống, nhằm khơi gợi lại và phát huy nét đẹp truyền thống của quê hương văn hóa vốn có của một tỉnh không ngừng học hỏi, vươn lên trong mọi thời kỳ dựng nước và giữ nước.
Ngay đầu cổng vào là băng rôn khẩu hiệu, cờ chuối lấp lánh sắc màu đỏ tươi được phối với những ấm áp nụ đào phai dưới ánh xuân mượt mà non tơ. Chạy dọc sân trước cửa Thư viện tỉnh chạy dọc hai hàng tác phẩm nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân của các nghệ sĩ nhiếp ảnh và mĩ thuật, tất cả những tác phẩm tranh, ảnh đã tô thêm sắc thắm cho các tác phẩm thơ trưng.
Bên tay trái chạy dọc đường vào Thư viện là 30 cặp thơ của các thi nhân tên tuổi như Phật hoàng Trần Nhân Tông, nhà thơ Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Dần, Nguyễn Duy, Tố Hữu, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Thi…; tiếp đó là 12 tác giả, nhà văn Thái Bình được Ban tổ chức chọn mỗi nhà thơ bốn câu thơ hay nhất như: Nguyễn Long, Thu Nguyệt, Lương Hữu, Đỗ Trọng Khơi, Võ Bá Cường, Trần Chính, Phan Đức Chính, Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hồng Oanh, Đặng Thành Văn và cố nhà thơ Hoàng Tố Nguyên, Xuân Đam. Tiếp đó là 44 cặp thơ của các tác giả thơ Thái Bình người còn, người chuyển công tác, sinh sống ở tỉnh khác và người về với cao xanh nhưng vẫn được Ban tổ chức dày công tìm tòi, chọn lựa để in lên trên tấm Pano trang trọng dưới nền hoa đào rực rỡ sắc xuân.
Đúng 8h, Lễ hội thơ được khai mạc, phát biểu chào mừng Ngày thơ lần thứ XX, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình đã khái quát sự hình thành và phát triển chung của nền thi ca nước nhà và những thành tựu nổi bật của thơ văn Thái Bình. Đồng chí Phạm Đồng Thuỵ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đánh trống khai mạc Hội thơ. Sau hồi trống khai Hội vang lên giòn giã, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Huy Tầm đọc, ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” và bài thơ“Nguyên Tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua giọng đọc, ngâm của nghệ sĩ cả khán phòng thơ im lặng xúc động, tự hào, cháy lên trong những vần thơ thép, mà vẫn mênh mông bát ngát tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, đã tạo lên một không khí lễ hội thơ trang nghiêm, linh thiêng và sâu lắng.
Đồng chí Phạm Đồng Thụy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tới dự và đánh trống khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX.
Đồng chí Phạm Đồng Thụy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh trống khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX.
Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Huy Tầm đọc, ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” và bài thơ“Nguyên Tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phần hội thơ do Nghệ sĩ Lê Hữu Lượng, Giám đốc Nhà văn hoá trung tâm tỉnh và MC Nguyễn Thị Thu Hằng nghệ sĩ dẫn chương trình đã giới thiệu khái quát các thi phẩm của các nhà thơ,các tác giả, đã phần nào định hình được chỗ đứng của thi ca sản phẩm của trí tuệ của các tác giả và do chính các tác giả lấy cảm xúc từ đáy lòng mình để bày tỏ. Bạn yêu thơ được gặp gỡ và trực tiếp nghe họ giãi bày những tâm tư sâu lắng, cung dây tình cảm trầm bổng sâu kín qua những thi phẩm thơ ca của họ như: Nguyễn Tường Thuật, Nguyễn Ánh Tuyết, Lại Tây Dương, Đặng Hùng, Đặng Văn Toàn, Cao Bá Khoát, Phạm Hồng Oanh, Hà Phi Phượng, Đào Xuân Ánh, Đặng Toán…Có thể nói mỗi tác giả, mỗi thi phẩm của họ đưa khán giả đến với các cung bậc khác nhau về thiên nhiên, đất nước và con người. Song họ đã có điểm chung là yêu thơ, say thơ, cống hiến nghệ thuật thơ ca bằng trái tim nhiệt huyết. Và họ đã để lại trong lòng khán thính giả sự suy ngẫm, say thơ, say người và giá trị nhân văn, nghệ thuật của tác phẩm những dấu ấn, những khoảng lặng khó quên trong lòng công chúng.
Đến với sân thơ 2022, công chúng còn bị thu hút bởi các tác phẩm thơ ngâm của các nhà thơ Trần Chính, Võ Bá Cường, Lương Hữu, Nguyễn Long qua giọng ngâm của các nghệ sĩ, mỗi tứ thơ, mỗi hình ảnh đều được gửi trong câu từ con chữ, nghệ sĩ và tác giả như cùng đồng hành góp thêm hương sắc cho ngày thơ lần thứ XX tại Thái Bình thêm đặc sắc và độc đáo hơn.
Cùng với đó là các ca khúc của nghệ sĩ Mai Thuyên, Nghệ sĩ Ưu tú Đình Cương, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Đình Chiểu, nghệ sĩ nhí Quang Vinh đã tạo cho Ngày thơ một không khí đầy sắc xuân và niềm hy vọng vào một mùa xuân mới cả đất nước, dân tộc đồng hành chiến thắng đại dịch Covid 19.
Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Đình Chiểu
Nghệ sĩ Mai Thuyên
Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX tại Thái Bình đã khép lại, song những ai đã đến Ngày thơ sẽ còn đọng lại trong tâm khảm biết bao cảm xúc về một Lễ Hội thơ làm say đắm lòng người, là tín hiệu của sự khởi sắc và những hứa hẹn mới vì một nền văn học nghệ thuật đoàn kết và phát triển.
BBT