Đoàn văn nghệ sĩ Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình Đi thực tế sáng tác tại tỉnh Hà Giang, Cao Bằng
Ngày: 15/11/2023
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2023 của Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình về việc tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội, đại diện Văn phòng Hội, Tạp chí Văn nghệ Thái Bình, Ban kiểm tra Hội. Từ ngày 04 đến ngày 8 tháng 11 năm 2023 tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác năm 2023 tại tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.

Đoàn văn nghệ sĩ Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình

Đi thực tế sáng tác tại tỉnh Hà Giang, Cao Bằng

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2023 của Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình về việc tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội, đại diện Văn phòng Hội, Tạp chí Văn nghệ Thái Bình, Ban kiểm tra Hội. Từ ngày 04 đến ngày 8 tháng 11 năm 2023 tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác năm 2023 tại tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.

Trong khuôn khổ các hoạt động của chương trình thực tế sáng tác của Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình.  Chiều ngày 04/11/2023, tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên đã diễn ra Lễ dâng hương, viếng các anh hùng liệt sỹ. Lễ viếng do đồng chí Phạm Tấn Anh Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn.

Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của 1.760 liệt sỹ đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, giai đoạn từ 1979 – 1989. Trong đó, có 78 liệt sĩ là người con ưu tú Thái Bình. Đoàn đại biểu đã kính cẩn nghiêng mình, dâng vòng hoa, thắp nén tâm hương để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng liệt sĩ. Sự hy sinh của các anh thể hiện sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, vì độc lập tự do của đất nước, vì chủ nghĩa xã hội và toàn vẹn lãnh thổ.

Đứng trước đài tưởng niệm, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình nguyện hứa chung sức, đồng lòng tiếp tục truyền thống vinh quang của các anh, nguyện trung thành với lý tưởng của Đảng, Nhà nước, mãi mãi đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ và nhân dân lựa chọn, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn xây dựng, phát triển đất nước.

Rời nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên đoàn tiếp tục di chuyển đến những địa danh nổi tiếng của đất và người Hà Giang như Cổng Trời Quản Bạ. Quản Bạ được ví như là ranh giới giữa trời và đất. Từ Cổng Trời phóng tầm mắt ra xa, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của núi rừng bao la, những thửa ruộng bậc thang xanh ngắt và thung lũng hoa tam giác mạch đang mùa nở rộ.

Một trong những nơi để lại ấn tượng cho đoàn văn nghệ sĩ Thái Bình khi đến với mảnh đất Hà Giang là con dốc Thẩm Mã, 1 trong những cung đường huyền thoại đầy mạo hiểm nhưng vô cùng đẹp. Tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền 2 xã Lũng Cú – Đồng Văn khoảng 40 km đoàn văn nghệ sĩ lên thăm đỉnh Lũng Cú – điểm cực Bắc của Tổ Quốc, chạm tay vào lá cờ Tổ Quốc rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Dưới chân cột cờ Lũng Cú Đoàn văn nghệ sĩ đã chào cờ và hát Quốc ca, cảm xúc thiêng liêng tự hào mảnh đất đá nở hoa phên dậu vững chắc của Tổ quốc.

Tiếp theo, đoàn tiếp tục thăm quan Dinh thự Vua Mèo, tọa lạc trên quốc lộ 4C, xã Pả Vi và Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - đèo Mã Pí Lèng Hà Giang được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Đây cũng là một cung đường cheo leo và hiểm trở nhưng vô cùng nổi tiếng lại Hà Giang.

Đêm thứ ba Đoàn công tác dừng chân ở Mèo Vạc là huyện vùng cao núi đá cực Bắc của tỉnh Hà Giang, thuộc Công viên địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, địa đầu phía Bắc của Tổ quốc. Huyện có nền văn hóa lâu đời, với 17 dân tộc anh em cùng chung sống, dân số có trên 83.000 người, hơn 90% là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mông chiếm 78%. Đây cũng là nơi hội tụ nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những lễ hội sinh động như: Hội chơi "Vỗ Mông", Lễ hội Gầu Tào, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông; Lễ hội cầu mưa, cầu mùa của dân tộc Lô Lô; Hội múa trống của dân tộc Giáy; Hội Lồng tồng của dân tộc Tày, Lễ hội chợ tình khâu vai của người Mông và nhiều lễ hội tín ngưỡng độc đáo khác. Đoàn đã được giao lưu với một số văn nghệ sĩ lại Cao nguyên Mèo Vạc nhằm trao đổi và hieeurt hơn về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc.

Kết thúc chuyến thực tế đoàn dừng chân tại tỉnh Cao Bằng và tham quan quần thể khu di tích lịch sử Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Đây là nơi Bác Hồ chọn làm căn cứ địa lãnh đạo cách mạng và và nơi có dấu ấn quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Đoàn đã tham quan những địa danh lịch sử như Suối Lê Nin, núi Các Mác, Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, hang Pác Bó…

Chuyến đi thực tế lần này là cơ hội để các văn nghệ sĩ được giao lưu, thâm nhập, có sát và tìm hiểu sâu hơn về thiên nhiên, cảnh quan, phong tục tập quán, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Từ đó tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ trong đoàn tạo ra các tác phẩm nghệ thuật góp phần bảo tồn và quảng bá văn hóa du lịch Việt Nam ra thế giới.

 

PV